meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành xuất khẩu gạo đón cơ hội vàng, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro phía trước

Thứ năm, 03/08/2023-16:08
Thị trường lúa gạo toàn cầu càng trở nên chao đảo sau khi các quốc gia Ấn Độ, Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) lần lượt cấm xuất khẩu gạo. Thế nhưng, đây lại được xem là cơ hội vàng cho gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy vậy, các doanh nghiệp nhận định rằng Nhà nước cần tung ra chính sách kịp thời, và phù hợp để đảm bảo ổn định tình hình cũng như tận dụng thời cơ hiệu quả…

Làm thế nào để có gạo bán

Theo Tiền Phong, lãnh đạo một doanh nghiệp có thâm niên hàng chục năm trong ngành lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhận định rằng thị trường thế giới đã đảo lộn vì động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Tình hình xuất khẩu gạo nói chung sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới tiếp tục duy trì chính sách này lâu dài. Mới đây, các quốc gia Nga, UAE cũng cấm xuất khẩu gạo nhằm phục vụ thị trường trong nước tốt dù những nước này không phải đi đầu về xuất khẩu gạo, tuy nhiên cũng khiến tình hình thị trường trở nên căng thẳng hơn.

Vị này cho rằng các tổ chức quốc tế dự báo rằng các nước tiêu thụ nhiều gạo sẽ tranh thủ mua tích trữ vì tình hình nguồn cung thế giới hạn hẹp và thiếu hụt sản lượng. Điều đó mang đến cơ hội tốt cho Việt Nam, khi nông dân có lợi nhuận cao bởi bán lúa được giá, còn doanh nghiệp mua lúa trực tiếp về xay xát cũng được hưởng lợi. Thế nhưng, những doanh nghiệp xuất khẩu lớn thì chưa chắc đã hưởng lợi vì họ đã có hợp đồng từ trước, do vậy vẫn phải bán theo mức giá hợp đồng đã ký, trong khi mức giá này lại thấp hơn đáng kể so với mức hiện tại.


Xuất khẩu gạo đứng trước cơ hội lớn 
Xuất khẩu gạo đứng trước cơ hội lớn 

Đại diện DN này đã nhắc đến câu chuyện đảm bảo an ninh lương thực trong nước và cho biết bản thân đồng tình với Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT rằng Việt Nam không hề thiếu gạo, do đó không nên áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo. Bởi lẽ, việc cấm sẽ khiến tình hình càng trở nên rối loạn thêm. Hiện tại cần tính toán cách để có gạo bán, mà không phải lo thị trường. Doanh nghiệp hiện tại có thể bị lỗ, nhưng rồi sẽ hồi phục và điều quan trọng là tiếp tục duy trì ổn định và đem lại lợi ích cho người trồng lúa.

Ông Nguyễn Văn Nhựt - Tổng Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật cho biết doanh nghiệp cần vay tiền nếu muốn thu mua lúa. Chính ngân hàng cũng muốn cho vay, tuy nhiên họ phải đánh giá doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả hay không. Chắc chắn ngân hàng sẽ không cho vay khi họ thấy khả năng thu hồi vốn không có. Trong khi, doanh nghiệp nào có phương án tốt, hiệu quả và có khả năng trả nợ cao thì các ngân hàng sẽ thi nhau chủ động mời gọi.

Thế nhưng, sức ép lãi suất vay cũng khiến các doanh nghiệp không khỏi e ngại, bởi vậy cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp qua việc các nhà băng có thể cân nhắc điều kiện được vay tín chấp. Trong thời điểm này, điều quan trọng là có giải pháp an toàn hơn vừa có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rộng rãi, vừa đảm bảo được quyền lợi của ngân hàng. Đó là nút thắt cần được tháo gỡ để giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình…

Tình trạng “toang kèo”

Một doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu gạo đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Theo đó, doanh nghiệp cho biết giá gạo xuất khẩu thế giới (trong đó có Việt Nam) đã tăng thêm hơn 100 USD/tấn sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, thậm chí có thể tăng thêm 200 USD/ tấn nếu lệnh cấm này của Ấn Độ tiếp tục kéo dài.

Ngành xuất khẩu gạo đón cơ hội vàng, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro phía trước - ảnh 2

Tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra khiến việc bể kèo, và không tôn trọng các hợp đồng đã xuất hiện. Điều đó khiến các doanh nghiệp và nhà máy gạo không có được lượng hàng hóa đã chốt. Mặt khác, cũng xuất hiện tình trạng thương lái, nông dân bỏ cọc để bán ngoài với giá tốt hơn.

Đại diện doanh nghiệp này cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu thường không có đủ tài chính nhằm chuẩn bị đủ lượng hàng (áp ứng 50-60% lượng đơn hàng ký kết) vì ngành gạo nói riêng và nông sản nói chung có đặc thù là phải bán trước mùa vụ. 

Mặt khác, gạo lại là mặt hàng cần nhiều công sức và thời gian để sấy, xay xát và lưu kho. Vì vậy, các doanh nghiệp thường gặp tình trạng mua vào không kịp khi giá tăng mỗi ngày.

Các nhà máy cung ứng thường phải chịu lỗ để giao các đơn hàng đã chốt hay hủy hợp đồng khi giá biến động quá nhanh như hiện nay. Doanh nghiệp trên nhận định ngay từ khâu đầu tiên, chuỗi cung ứng của ngành gạo đã bị đứt gãy, khiến cả ngành phát triển không ổn định, ảnh hưởng đến uy tín vì các doanh nghiệp không có khả năng thực hiện hợp đồng, có thể xảy ra kiện cáo và tranh chấp về sau.

Ngành xuất khẩu gạo đón cơ hội vàng, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro phía trước - ảnh 3

Các doanh nghiệp cho rằng nhà nước nên xem xét điều tiết sản lượng xuất khẩu cân bằng cho từng tháng, từng quý bởi nhu cầu về gạo cao. Lãnh đạo một DN XK gạo ở Cần Thơ đề xuất xuất xuất khẩu từ nay đến cuối năm 2 triệu tấn gạo thì mỗi tháng là 400 nghìn tấn, nếu có hợp đồng mới thì dồn sang tháng sau và phải công khai số liệu. Chính sách này sẽ vừa có lợi cho nông dân, doanh nghiệp, lại vừa có lợi đối với an ninh lương thực trong nước.

Thế nhưng, vị này cho rằng cần có kiểm soát tình hình để giá không bị đẩy lên quá cao vì điều đó sẽ khiến lạm phát tăng, ảnh hưởng tới người nghèo. Do đó, Nhà nước cần có chính sách đối phó thích ứng, vừa có lợi cho người trồng lúa vừa để doanh nghiệp nắm bắt cơ hội. Sản lượng từ đó cũng được duy trì và đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Ngọc Huấn - Giám đốc Hợp tác xã Khiết Tâm (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ), Hợp tác xã gồm 40 thành viên và tổng diện tích lúa đạt 340ha. Sau khi trừ chi phí vụ hè thu năm nay, bà con lãi được khoảng 40 triệu đồng/ ha, cao hơn 10 triệu đồng so với cùng kỳ và đây cũng là mức cao nhất trong nhiều năm trước. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

7 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

7 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

7 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

7 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước