meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu gạo tăng trưởng cao nhất 10 năm, cổ phiếu ngành gạo bứt phá

Thứ ba, 25/07/2023-19:07
Trong 6 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu chính thức vượt 4,2 triệu tấn, với giá trị 2,26 tỷ USD, lần lượt tăng mạnh 21% về khối lượng và 31% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng trưởng nửa năm cao nhất trong giai đoạn 10 năm trở lại đây.

Theo Nhịp sống thị trường, thị trường chứng khoán phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến sự bùng nổ của nhóm cổ phiếu đang trở thành hiện tượng gần đây đó là cổ phiếu nhóm gạo. Một số cái tên có thể kể đến như BLT, LTG, PAN, AFX,… đều ghi nhận mức tăng mạnh từ hơn 6% đến trên 11,4%. Thậm chí, VSF, TAR, AGM  còn nhuộm sắc tím khi đồng loạt “tăng trần”. Đáng chú ý, giao dịch tại cổ phiếu TAR của Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An khá sôi động khi khớp lệnh kỷ lục hơn 7 triệu cổ phiếu.

Xét rộng hơn từ vùng đáy tháng 11 năm ngoái đến nay, hầu hết các mã cổ phiếu gạo đều tăng trưởng mạnh về giá với mức tăng hàng chục phần trăm, thậm chí tăng bằng lần như PAN tăng tới 80%, hay LTG, TAR còn tăng gấp đôi vùng đáy, VSF gây ấn tượng khi tăng gấp 3 lần,... Nhờ vậy các cổ phiếu gạo kể trên đã nhanh chóng chạm mức giá cao nhất trong vòng hơn 10 tháng, thậm chí lên vùng cao nhất gần 2 năm. Nổi bật hơn như BLT của Lương thực Bình Định phá đỉnh lịch sử kỷ lục cũ từng thiết lập gần đây.


 
 

Xuất khẩu gạo ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm

Việc xuất khẩu gạo trung bình liên tục tăng từ đầu năm đến nay cũng là lý do khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam rục rịch “nổi sóng”. Tính riêng trong tháng 6, giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta đạt gần 552 USD/tấn, tăng xấp xỉ 9% so với đầu năm và cũng là mức giá xuất khẩu gạo bình quân cao nhất trong lịch sử.

Hơn thế, trong bối cảnh khó khăn chung khi nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng âm, gạo là một mặt hàng hiếm hoi có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm chính thức vượt mức 4,2 triệu tấn, đạt giá trị 2,26 tỷ USD, lần lượt tăng mạnh 21% về khối lượng và 31% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng trưởng nửa năm cao nhất trong giai đoạn 10 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, diễn biến khởi sắc của nhóm cổ phiếu gạo trong thời gian gần đây cũng xuất phát từ thông tin nước cung ứng gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này.


 
 

Cụ thể, mới đây Chính phủ Ấn Độ đã áp lệnh dừng xuất khẩu gạo trắng không thuộc dòng basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á) để giảm giá gạo nội địa. Trước đó, giá gạo bán lẻ trong nước tại Ấn Độ ghi nhận tăng 3% trong vòng 1 tháng, lên mức cao nhất trong nhiều năm do tình trạng mưa gió kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực cũng như thiệt hại đáng kể cho hoạt động sản xuất.

Các loại gạo nằm trong danh mục cấm xuất khẩu của Ấn Độ vốn chiếm tới 40% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của nước này. Một số nhà nhập khẩu tại khu vực cho biết, lượng gạo của nước này hiện không dư dả gì. Tuy nhiên, cũng cần thấy là các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang không ngừng gây sức ép để Chính phủ nước này nới lỏng các lệnh cấm xuất khẩu. 

Nguồn cung gạo của Ấn Độ hiện được cho là không thiếu để đáp ứng nhu cầu của 1,4 tỷ dân. Chính phủ Ấn Độ nhận thấy giá gạo cao, họ không muốn thấy lạm phát trước thềm bầu cử, nên đã chủ động mạnh tay kiểm soát thị trường. Nhưng điều này cũng sẽ gây ra không ít thiệt hại cho các nhà xuất khẩu gạo cũng như nguồn thu ngoại tệ của Ấn Độ.

Các lloaij gạo bị ảnh hưởng nặng nền do lệnh cấm chiếm 10 triệu tấn trong tổng số 22 triệu tấn gạo mà Ấn Độ xuất khẩu năm ngoái. Áp lực đối với gạo, một thực phẩm thay thế khẩn cấp cho lúa mì, vốn đã tăng sau khi Nga hủy bỏ thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đan. Tất cả diễn biến trên đang thổi bùng lo ngại về an ninh lương thực và giá cả, có thể khiến tình trạng lạm phát tại nhiều nước kéo dài hơn.

Ngành gạo đón nhận nhiều thuận lợi

Mới đây, trong báo cáo cập nhật của mình, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đã đưa ra đánh giá về ngành lương thực đang phải đối mặt với thách thức về nguồn cung do các yếu tố chính như: Ấn Độ và Pakistan giảm sản lượng xuất khẩu do chính sách và thời tiết bất lợi, hiện tượng El-Nino xuất hiện vào tháng 6 vừa qua sẽ gây tác động lên sản lượng canh tác trên quy mô toàn cầu, Nga chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen,... Công ty chứng khoán này nhận định Việt Nam sẽ đón nhận những xu hướng tích cực từ chu kỳ thắt chặt nguồn cung lương thực này.


 
 

Bên cạnh đó, nhóm phân tích đến từ TPS cũng dự báo chỉ số lương thực toàn cầu sẽ thiết lập nền giá mới do sự bất đối xứng cung cầu đang mở rộng mạnh trong năm 2023 và giá gạo cũng thiết lập nền giá mới.

Trên cơ sở Việt Nam nắm giữ thị phần xuất khẩu gạo đáng kể trong các năm trước cùng trữ lượng lúa gạo lớn, TPS kỳ vọng mẩng xuất khẩu gạo tiếp tục được hưởng lợi từ mức gia tăng nhập khẩu của các đối tác quốc tế. Đặc biệt đến từ các quốc gia ghi nhận mức nhập khẩu từ Việt Nam tăng đột biến trong năm 2023 như Philippines và Trung Quốc.

Như vậy, ngành gạo Việt Nam đang đứng trước nhiều thuận lợi có thể kể đến như: nguồn cung lương thực thế giới đang thiếu hụt, diện tích trồng lúa gạo tại nhiều nước bị thiệt hại và hạn hán do sự xuất hiện của El Nino đã đẩy giá gạo lên cao. Giá xuất khẩu gạo trong nửa cuối năm 2023 tiếp tục tăng được kỳ vọng trở thành thông tin tích cực đối với các doanh nghiệp ngành gạo.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng giá gạo tăng không phải vui đối với tất cả các doanh nghiệp có liên quan đến mặt hàng này. Chẳng hạn như Safoco (mã chứng khoán SAF), giá gạo tăng cao khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ gạo như nui, bánh tráng, hủ tiếu, mì khô,.... tăng mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Số phận long đong của Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong khi bị Vinahud “gả bán” để trả nợ

TP. HCM lên kế hoạch triển khai hai siêu dự án quy mô gần 14 tỷ USD tại Cần Giờ

Hải Phòng: Chuẩn bị khởi công dự án NOXH hơn 3.000 tỷ, cung cấp chỗ ở cho 12.000 người

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

TP. HCM: Sẽ phê duyệt phương án bồi thường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2 trước 30/4/2025

Tin mới cập nhật

TP. HCM: Đã có phương án “giải cứu” gần 9.000 hồ sơ đất đai “ách tắc”

17 giờ trước

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

17 giờ trước

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

17 giờ trước

Làn sóng trả mặt cho thuê: Không hoàn toàn đến từ xu hướng mua sắm online

17 giờ trước

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Hết cảnh một dự án cả chục năm chưa xong?

17 giờ trước