meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đà giảm xuất khẩu thủy sản vẫn chưa dừng lại

Thứ sáu, 23/06/2023-17:06
Tác động tiêu cực của thị trường đã phản ánh một cách rõ nét tại kết quả kinh doanh của nhiều “ông lớn” thủy sản trong quý đầu năm nay. Theo đại diện VASEP, xuất khẩu thủy sản nhiều khả năng sẽ hồi phục dần từ quý 2/2023 sau khi những chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và châu  u diễn ra, sau đó khởi sắc từ quý 3 khi thị trường tiêu thụ tốt hơn.

Doanhnhan.vn thông tin, hàng loạt doanh nghiệp thủy sản ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc trong quý đầu năm nay, thể hiện rõ nét tác động tiêu cực của thị trường nói chung. Cụ thể, CTCP Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần trong quý 1/2023 giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.222 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi sau thuế là 226 tỷ đồng, giảm 59%. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do chi phí tài chính tăng đột biến do lãi vay tăng cao, cộng thêm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá.

Trong khi đó, CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) cũng mới ghi nhận quý lỗ đầu tiên kể từ khi niêm yết khi lỗ 97 tỷ đồng trong quý 1/2023 trong khi cùng kỳ năm trước lãi 90 tỷ đồng. So với cùng kỳ, doanh thu hợp nhất của Minh Phú trong quý 1/2023 đã giảm 50%. Phía Thủy sản Minh Phú giải trình cho biết, kết quả kinh doanh giảm là do loạt công ty nuôi tôm thương phẩm là Minh Phú Lộc An, Minh Phú Kiên Giang và cả công ty sản xuất tôm giống Minh Phú Ninh Thuận đều hoạt động không hiệu quả. Đồng thời, trong kỳ này Thủy sản Minh Phú còn phải trích lập hơn 76 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 


Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc trong quý đầu năm nay, thể hiện rõ nét tác động tiêu cực của thị trường nói chung
Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc trong quý đầu năm nay, thể hiện rõ nét tác động tiêu cực của thị trường nói chung

Liên quan đến vấn đề này, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư Ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) nhận định, ngành thủy sản giảm sút nằm trong sự báo của VASEP nhưng các doanh nghiệp vẫn khá sốc. Cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đang rất khó khăn trong tình hình hiện tại. Có doanh nghiệp còn chưa ký kết bất kỳ đơn hàng nào cho quý 2 năm nay. 

Cũng theo phân tích của bà Lan, lạm phát cùng khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ - thị trường thủy sản lớn nhất của Việt Nam - đã tác động đáng kể tới đơn hàng của các doanh nghiệp. Cuộc khủng hoảng này khiến cho ngân hàng buộc phải thắt chặt tín dụng với những nhà nhập khẩu. Do đó, họ không đủ tiền để nhập các đơn hàng lớn và tình trạng này còn diễn ra ở cả EU và Canada. 

Đồng thời, đây cũng là thời điểm các nhà nhập khẩu đang tiến hành tái cơ cấu kho hàng, giảm giá để xả kho và chuẩn bị cho những đợt hàng mới. Các nhà nhập khẩu mua hàng nhiều vào năm ngoái bởi lo sợ nguồn cung có thể bị đứt gãy. Thế nhưng, ảnh hưởng lạm phát đẩy hàng tồn kho tăng cao nên tình hình tiêu thụ hàng hóa cũng không được như kỳ vọng.

Chưa kể, thị trường Mỹ ngày càng “khốc liệt” bởi giá thực phẩm tăng cao trong khi tiêu thụ giảm. Người Mỹ hiện tại còn tính đến cả việc cắt giảm chi tiêu đối với những mặt hàng giá trị thấp, có người còn sẵn sàng mua và ăn ít hơn. Trong khoảng thời gian này, người tiêu dùng đang tìm biện pháp để chỉ có thể chi tiêu cho những hàng hóa thực sự cần thiết.

Vì thế, việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong tháng 4/2023 đã giảm sâu 51%. Điều này cũng khiến Mỹ bị tụt xuống thứ 3 sau Nhật Bản và Trung Quốc trong số những thị trường nhập khẩu thủy sản. Sau khi lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ ước đạt mức 412 triệu USD, so với cùng kỳ đã giảm trên 57%. Mỹ cũng không còn là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chưa thể phục hồi

Khác với những kỳ vọng sau khi thị trường Trung Quốc mở cửa, đà giảm của xuất khẩu thủy sản vẫn chưa dứt. Theo số liệu của VASEP, trong tháng 4 vừa qua xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 810 triệu USD. Tính đến hết tháng 4, xuất khẩu thủy sản giảm 31% so với cùng kỳ, đạt hơn 2,6 tỷ USD. 


Theo số liệu của VASEP, trong tháng 4 vừa qua xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 810 triệu USD
Theo số liệu của VASEP, trong tháng 4 vừa qua xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 810 triệu USD

Đồng thời, các doanh nghiệp thủy sản vẫn phải chịu áp lực nặng nề do thị trường tiêu thụ lao dốc và giá xuất khẩu giảm mạnh; trong khi đó quá trình sản xuất và chế biến trong nước lại đang bị áp lực nặng nề do chi phí sản xuất tăng cao, đặc biệt là thức ăn, con giống cùng với những chi phí cơ bản khác. Đặc biệt, Trung Quốc vốn là thị trường được đặt nhiều kỳ vọng sẽ cứu ngành thủy sản khỏi sự sụt giảm lại khiến nhiều doanh nghiệp thất vọng. Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tính đến hết tháng 4 ước đạt 363 triệu USD, tương đương với mức giảm 31%. 

Nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu cá tra sang thị trường này vẫn chưa thể hồi phục do giá trung bình xuất khẩu giảm xuống. Chưa kể, nhu cầu tiêu thụ của thị trường này cũng đang hồi phục chậm hơn so với dự đoán. Trung Quốc mở cửa trở lại hậu Covid-19 cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là tình trạng giảm phát - hoàn toàn trái ngược với xu hướng chung của thế giới - do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm mạnh. Chính vì thế, điều này đã kéo giá thủy sản xuất khẩu sang thị trường này giảm theo. Thậm chí, sản xuất nội địa của Trung Quốc cũng đang gặp nhiều khó khăn vì khách hàng chi tiêu yếu ớt hơn nhiều so với dự kiến. 

Bên cạnh đó, 2 mặt hàng thủy sản lớn của Việt Nam là tôm cùng với cá tra cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ. Đối với mặt hàng tôm, Việt nam đang phải chịu cạnh tranh từ tôm nguyên liệu giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ, đặc biệt là trong bối cảnh 2 quốc gia này không thể xuất khẩu nhiều sang EU và Mỹ bởi nhu cầu yếu. Do đó, họ chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc giống như một biện pháp thay thế.  


Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tính đến hết tháng 4 ước đạt 363 triệu USD, tương đương với mức giảm 31%
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tính đến hết tháng 4 ước đạt 363 triệu USD, tương đương với mức giảm 31%

Theo ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Thủy sản Minh phú chia sẻ, giá thành tôm nguyên liệu hiện nay của Việt Nam đang cao hơn Ấn Độ 30%, đồng thời cao gấp đôi Ecuador. Điều này đã khiến cho con tôm của Việt Nam mất đi sự cạnh tranh so với tôm của các quốc gia khác. Số liệu Hải quan Trung Quốc cũng cho thấy, lượng tôm nước này nhập khẩu từ Việt Nam trong quý 1/2023 đã giảm 1 nửa so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1.905 tấn. Ngược lại, lượng tôm Ecuador xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng 43%, lên mức 179.094 tấn; tiếp theo là Ấn Độ với 25.796 tấn, tăng 16%.

Tính đến tháng 3 năm nay, thị phần tôm của Ecuador cùng với Ấn Độ tại Trung Quốc vẫn đang ở thế áp đảo, lần lượt ở mức 79% và 8%; trong khi Việt Nam là 1%, thu hẹp đáng kể so với con số 3% của cùng kỳ năm trước. Đối với mặt hàng cá tra đang chiếm 55% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này chưa được như mong đợi do áp lực cạnh tranh đến từ mặt hàng cá minh thái.


Số liệu Hải quan Trung Quốc cũng cho thấy, lượng tôm nước này nhập khẩu từ Việt Nam trong quý 1/2023 đã giảm 1 nửa so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1.905 tấn
Số liệu Hải quan Trung Quốc cũng cho thấy, lượng tôm nước này nhập khẩu từ Việt Nam trong quý 1/2023 đã giảm 1 nửa so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1.905 tấn

Trong quý 1/2023, Trung Quốc đã nhập khẩu số lượng gần 200.000 tấn, tiếp đến là mực với gần 94.000 tấn nhưng lượng cá tra nhập khẩu chỉ đạt 45.000 tấn so với giá trung bình 2,18 USD/kg, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 7%.

Từ quý 2/2023, xuất khẩu thủy sản nhiều khả năng sẽ phục hồi 

Nhận định xu hướng thị trường đối với một số sản phẩm thủy sản chủ lực trong nửa đầu năm nay, bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông VASEP nhận định, thị trường thế giới vẫn đang chịu tác động nặng nề do lạm phát. Do đó, xuất khẩu tôm sẽ phục hồi chậm do phải cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia. Trong bối cảnh lạm phát đang giảm nhiệt ở nhiều quốc gia và Trung Quốc mở cửa hoàn toàn, xuất khẩu cá tra sẽ có phần khả quan hơn.

Theo dự báo, nhu cầu về cá tra ở các thị trường xuất khẩu chính sẽ phục hồi sau thời gian xả hàng tồn kho. Để phục vụ cho nhu cầu cuối năm, các doanh nghiệp sẽ tăng cường nhập hàng trở lại. Với tình hình này, bà Lan Phó Tổng Thư ký VASEP khuyến cáo, các doanh nghiệp không nên vội vàng bán sản phẩm với giá rẻ, nên chờ đợi đến quý 3 và quý 4 năm nay để có giá tốt hơn nữa. 

Cũng theo VASEP, xuất khẩu cá tra cũng được kỳ vọng sẽ hồi phục vào quý 3 năm nay nhờ các chương trình giao thương và xúc tiến thương mại, chủ yếu kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc và một số nước EU khác… Tuy nhiên, dự báo của VASEP cũng cho thấy, thị trường cá tra còn đang đứng trước khả năng bị thiếu hụt nguồn cung. Đây là một trong những yếu tố đẩy giá cá tra tăng cao.  

Tính đến đầu tháng 4 năm nay, giá cá tra nguyên liệu là khoảng 27.000 đồng/kg sau khi đạt đỉnh gần 31.000 đồng/kg tháng 2 nhờ kỳ vọng từ việc thị trường Trung Quốc mở cửa sẽ thúc đẩy nhu cầu mặt hàng này. Kết quả khảo sát loạt doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cũng cho thấy, 2 quý cuối năm nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu cục bộ vì giá cá giống quá cao, trong khi chất lượng lại không tốt và tỷ lệ chết quá nhiều. Trước đó, nhiều doanh nghiệp đã xả hàng, giảm bớt lượng hàng tồn kho giá cao nhằm đảm bảo dòng tiền. Thời điểm hiện tại, hàng chỉ còn đủ sử dụng đến quý 2 năm nay. 

Theo đại diện VASEP, xuất khẩu thủy sản nhiều khả năng sẽ sớm hồi phục từ quý 2 năm nay sau khi những chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và châu  u diễn ra, sau đó khởi sắc từ quý 3 khi thị trường tiêu thụ tốt hơn. Thị trường Trung Quốc cũng được kỳ vọng sẽ sớm hồi phục dựa trên dự đoán tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc sẽ bùng nổ trong năm nay. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Số phận long đong của Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong khi bị Vinahud “gả bán” để trả nợ

TP. HCM lên kế hoạch triển khai hai siêu dự án quy mô gần 14 tỷ USD tại Cần Giờ

Hải Phòng: Chuẩn bị khởi công dự án NOXH hơn 3.000 tỷ, cung cấp chỗ ở cho 12.000 người

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

TP. HCM: Sẽ phê duyệt phương án bồi thường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2 trước 30/4/2025

Tin mới cập nhật

TP. HCM: Đã có phương án “giải cứu” gần 9.000 hồ sơ đất đai “ách tắc”

17 giờ trước

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

17 giờ trước

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

17 giờ trước

Làn sóng trả mặt cho thuê: Không hoàn toàn đến từ xu hướng mua sắm online

17 giờ trước

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Hết cảnh một dự án cả chục năm chưa xong?

17 giờ trước