Ngành thép Trung Quốc tiếp tục bước vào thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm
Cú sốc kép ập tới ngành thép Trung Quốc
Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, Nikkei Asia đưa tin, mùa đông năm nay có thể tới sớm và rất khắc nghiệt với ngành thép Trung Quốc khi phải đối diện với cú sốc kép. Đó chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn cùng cuộc khủng hoảng từ thị trường bất động sản khiến cho nhu cầu cũng như lợi nhuận của ngành thép dần biến mất.
Vào cuối năm 2021, việc Trung Quốc siết chặt hơn thị trường bất động sản vốn là lĩnh vực chiếm hơn 1/3 mức tiêu thụ thép của toàn quốc đã khiến thanh khoản và doanh số bán thép giảm mạnh. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn người mua nhà từ chối trả các khoản vay thế chấp vì bất bình với những dự án địa ốc bị đình trệ dài hạn.
Số liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc cho hay, trong 7 tháng đầu năm, doanh số bán nhà đã giảm 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, việc đầu tư vào bất động sản cũng giảm đi 6,4%.
Giám đốc điều hành cấp cao Công ty thép Hebei Xinda Iron and Steel - Ông Wu Xiuqing cho biết: “Không có cách nào khác để giúp ngành thép phục hồi trong khi thị trường bất động sản thì suy yếu. Khoảng nửa năm nay, sản lượng thép cây sử dụng chủ yếu cho xây dựng nhà ở đã giảm đi 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Không đủ nguồn cung phế liệu tái chế pin xe điện, thị trường Trung Quốc trở thành “bá chủ”
Nguồn nguồn cung vật liệu ngành công nghiệp tái chế pin xe điện, thường là pin đã hết hạn sử dụng hay như phế thải được lấy từ các nhà máy sản xuất pin hiện tại đang ở mức cực thấp.Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo thơm Việt Nam nhưng lại giảm mua gạo nếp
Nhu cầu tiêu thụ gạo nếp Việt Nam tại Trung Quốc đã bị ảnh hưởng đáng kể do biện pháp phong tỏa của nước này để chống dịch Covid-19. Thế nhưng, quốc gia tỷ dân lại tăng cường nhập khẩu các loại gạo thơm như ST21, ST24…Trung Quốc đau đầu với bài toán lao động, chuyên gia chỉ ra làn sóng đổ về thành thị có thể lời giải
Trung Quốc có thể giải phóng thêm 20% lao động sang mảng phi nông nghiệp nhờ đô thị hoá. Điều này góp phần mở ra triển vọng phát triển kinh tế trong tình hình tiêu dùng giảm và già hoá dân số.Ông Wu Xiuqing cũng dự báo về lượng tiêu thụ thép của ngành bất động sản sẽ giảm khoảng 5% trong năm 2022. Kể cả khi nhu cầu từ lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất ô tô có tăng cũng khó mà bù đắp lại sự sụt giảm này.
Bên cạnh đó, đại dịch Covid - 19 có diễn biến phức tạp đã gây gián đoạn hoạt động kinh doanh và làm xáo trộn chuỗi cung ứng nội địa Trung Quốc. Chưa kể, nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu cũng suy yếu vì chiến tranh giữa Nga – Ukraine làm cho kinh tế phục hồi chậm chạp. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, thị trường thép của Trung Quốc phải đối diện với một “cơn bão hoàn hảo”.
Dữ liệu từ Mysteel vào ngày 27/7 cho thấy, hơn 80% trong số 500 nhà máy thép của Trung Quốc đang hoạt động trong thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận bình quân của 247 công ty được khảo sát bị giảm xuống còn 9,96%. Nhiều dự kiến có thể xuống mức thấp kỷ lục là 4,29% vào tháng 12/2015 vì tình trạng dư cung.
Tập đoàn Baowu - nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc cũng phải đưa ra cảnh báo về các thách thức mà ngành thép phải đối diện. Cụ thể là doanh số giả, giá cả, lợi nhuận đều sẽ tuột đốc.
“Đã tới thời điểm mà ngành thép cần chuẩn bị cho một mùa đông dài” - Chủ tịch Baowu - Ông Chen Derong cho biết. Theo báo cáo của Baowu đã cho thấy thị trường thép có thể suy thoái mạnh hơn cả năm 2015 và không thấy dấu hiệu kết thúc.
Không chỉ có khủng hoảng dư cung, mà việc lạm phát tăng mạnh trên toàn cầu và rủi ro địa chính trị đã đẩy ngành thép của Trung Quốc xuống vực thẳm. Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) cho hay, hiện nay năng lực sản xuất thép Trung Quốc đạt khoảng 1,2 tỷ tấn/ năm trong khi mức tiêu thụ là 1 tỷ tấn và 95% sản lượng thép được tiêu thụ trong nước.
Theo chủ tịch điều hành của CISA - Ông He Wenbo, sự cân bằng về cung - cầu trong lĩnh vực thép tại Trung Quốc là vấn đề đã tồn tại rất lâu. Ngành công nghiệp thép của quốc gia này đã mở rộng nhanh chóng trong suốt 2 thập kỷ nay khi nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số.
Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu kể từ năm 1996 khi đạt kỷ lục 1,07 tỷ tấn vào năm 2020. Quốc gia này cũng tiêu thụ thép số 1 thế giới, chiếm trên 50% tổng sản lượng toàn cầu. Ông He Wenbo lại cho rằng, giai đoạn đật đỉnh của ngành thép Trung Quốc đã qua, nhu cầu hiện tại đang có xu hướng giảm, buộc ngành phải điều chỉnh lại.
Lợi nhuận doanh nghiệp tụt giảm theo chiều xoắn ốc
Cú sốc kép đã gây ra tình trạng suy giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép theo chiều xoắn ốc và kéo dài kể từ giữa tháng 3/2022. Thống kê từ Mysteel cho thấy, lợi nhuận ngành thép hiện nay giảm rất mạnh. Vào tháng 3 năm nay vẫn đạt 80% doanh nghiệp báo lãi, nhưng tới tháng 7 thì chỉ còn 20%. Sang tháng 8, con số này phục hồi lên hơn 50%. Ngoài ra, chỉ có 5 trong tổng 25 công ty thép niêm yết trong nước ước tính lợi nhuận tăng trong 6 tháng đầu năm.
Tình trạng tương tự diễn ra với các nhà máy luyện và cán kim loại đen (thép thô). Lợi nhuận của các nhà máy này giảm từ 23,7 tỷ nhân dân tệ vào tháng 4 xuống còn 2,4 tỷ nhân dân tệ vào tháng 6, tức giảm 94%. Trong khi lượng hàng tồn kho tăng 50% so với đợt đầu năm, lên 16,95 triệu tấn vào cuối tháng 6.
Các nhà sản xuất thép cho rằng họ đang bị mắc kẹt với chi phí nguyên liệu tăng nhanh cùng việc giá bán sản phẩm giảm. Cụ thể trong nửa đầu năm nay, giá nhập khẩu quặng sắt dao động mức khá cao từ 100 - 109 USD/ tấn. Trong khi đó, giá than luyện cốc và than cốc đều tăng, lần lượt là 68% và 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá thép cây trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã giảm từ 5.190 nhân dân tệ/tấn vào hồi tháng 4 xuống còn 3.683 nhân dân tệ/tấn tính đến ngày 2/9. Các doanh nghiệp trong ngành khá lo ngại về việc thị trường thép Trung Quốc vào nửa cuối năm nay sẽ càng thêm bất ổn vì chính sách kiểm soát Covid - 19 trong nước và sự suy thoái trên toàn cầu.
Trong bản tin triển vọng kinh tế thế giới trong tháng 7/2022, tổ chức IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng chậm hơn, từ 6,1% năm 2021 xuống 3,2% vào năm 2022, thấp hơn 0,4% so với đợt dự báo tháng 4.
Trong tháng 8, Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đang hạ mức dự báo GDP trong năm nay của Trung Quốc từ mức 3,3% xuống còn 3%. Trong khi Tập đoàn Nomura đã giảm triển vọng từ 3,3% xuống chỉ còn 2,8%.
“Điều quan trọng lúc này là cần sống sót. Chúng tôi không thể cứ mù quáng đặt cược sự sống doanh nghiệp vào sự phục hồi vì cơ hội quá thấp” - Một nhà kinh doanh thép nhận định.
Những nhà sản xuất thép tư nhân đã từng tất tay để mở rộng công suất khi ngành thép bùng nổ, nhưng nay đã phải gánh áp lực lớn. Chủ tịch doanh nghiệp thép Hebei Jingye Group - Li Ganbo cho biết: “Chúng tôi cần nhanh chóng chuẩn bị cho kịch bản thua lỗ trong vòng 5 năm tới”.
Nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thép
Nhằm chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn tới đây, không ít doanh nghiệp trong ngành đã đề xuất Chính phủ nước này đẩy nhanh quá trình cải tổ, xóa bỏ những công nghệ lạc hậu, cải tiến công nghệ và tiêu chuẩn về môi trường.
Trong những năm qua, Bắc Kinh đã nỗ lực để thực hiện từng bước quan trọng trong việc tăng cường kiểm soát đối với nguyên liệu đầu nguồn. Với hy vọng sẽ tăng cường khả năng thương lượng của ngành thép Trung Quốc trên thị trường quặng sắt thế giới.
Động thái quan trọng nhất hiện tại đang được quốc gia này thực hiện là thành lập tập đoàn quặng sắt thuộc sở hữu của chính phủ là Tập đoàn Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc, vào cuối tháng 7 vừa qua. Để tăng cường những khoản đầu tư và khai thác khổng lồ của Trung Quốc nhằm tăng cường đầu tư và khai thác số lượng thép khổng lồ của Trung Quốc, điều phối mua nguyên liệu sản xuất thép trên thế giới cho các nhà máy nội địa.
Việc thành lập Tập đoàn Tài nguyên Khoáng sản với giá trị 20 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3 tỷ USD) là một phần quan trọng trong mục tiêu theo đuổi bấy lâu nay của Trung Quốc. Với mục tiêu nâng cao vị thế trên thị trường trong bối cảnh ngành quặng sắt trên thế giới đã ghi nhanh cho 4 gã khổng lồ là BHP Group, Fortescue Metals Group, Rio Tinto Group, và Vale.
Mới đây, lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc vừa được thành lập đang rất bận rộn với việc thăm các nhà máy thép cũng như những sàn giao dịch hàng nhằm xây dựng các mối quan hệ.
“Hiện nay vẫn chưa rõ Tập đoàn Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc sẽ hoạt động như thế nào, nhưng chúng tôi rất kỳ vọng vào các cuộc thảo luận với họ trong thời gian thích hợp” - Một quản lý cấp cao của công ty khai thác quặng sắt Brazil Vale cho hay.
Theo vài nguồn thông tin cho thấy, Tập đoàn Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc sẽ được nắm quyền kiểm soát các tài sản khai thác tại nước ngoài như dự án quặng sắt Simandou khổng lồ ở Guinea nhằm đảm bảo cho khả năng tiếp cận tốt hơn với nguồn nguyên liệu thô.