Trung Quốc đau đầu với bài toán lao động, chuyên gia chỉ ra làn sóng đổ về thành thị có thể lời giải
Bài toán khó
Theo VietnamBiz, SCMP cho biết dân số Trung Quốc sẽ sụt giảm trong năm tới.
Theo Ông Cai Fang, nhà kinh tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Hoa, quá trình đô thị hoá cần được đẩy nhanh để tăng số lượng lao động và người tiêu dùng.
Trung Quốc ghi nhận tỷ suất sinh gần như bằng 0 và sắp về âm vào năm tới, theo ông Cai. Ông cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng bị kìm hãm do thách thức nhân khẩu học.
Lý do dẫn đến điều này là người già không sẵn sàng chi tiêu. Theo ông, việc tiêu dùng chậm sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế quốc gia tỷ dân.
Tại Trung Quốc, người gia đang chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng dân số. Những người hơn 65 tuổi đại diện cho khoảng 14,2% tổng dân số trong khi những người già hơn 60 tuổi chiếm ⅕ dân số.
Thống kê cho thấy tỷ suất sinh của Trung Quốc năm 2020 chỉ đạt 1,3 trẻ/phụ nữ. Con số này thấp hơn nhiều so với ngưỡng thay thế 2,1 trẻ/ phụ nữ nhằm ổn định dân số. Chỉ có 10,62 triệu em bé được sinh ra trong năm ngoái, đã giảm 11,5% so với năm 2020.
Tỷ suất sinh vào năm 2021 tiếp tục giảm còn 1,15, theo nhóm nhà nhân khẩu học có cả ông Liang Jianzhang, Ren Zeping và He Yafu. Trong tổng GDP của Trung Quốc, tiêu dùng chiếm một nửa, và góp 65,4% vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Bắc Kinh đã ủng hộ chính sách kinh tế tập trung khai thác thị trường trong nước trong bối cảnh quan hệ với phương Tây không tốt trong những năm qua.
Thế nhưng, chính sách Zero Covid đang khiến các nhà chức trách gặp khó khăn lớn vì tiêu dùng yếu và khả năng hồi phục mong manh của nền kinh tế.
Tiềm năng lớn
Các tổ chức lớn cũng đã hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Ngoài ra họ cũng cảnh báo về thách thức nhân khẩu học, có giá hoá dân số và tỷ suất sinh thấp.
Thế nhưng những tổ chức này được cho là sai lầm khi nêu ra những đánh giá đó, theo chuyên gia Cai Fang. Ông Cai đề cập đến tiềm năng lớn của những người dân từ nông thôn tới thành thị, đó là nguồn lao động khác mà các tổ chức không biết.
Theo nhà kinh tế này, nhóm người làm cho mảng nông nghiệp chiếm 23% tổng lao động, so với chỉ 3% tại các nước phát triển. Do đó, cơ hội chuyển 20% lượng lao động sang khu vực phi nông nghiệp là rất lớn đối với Trung Quốc.
Tốc độ bổ sung lực lượng lao động và chi tiêu có thể gia tăng nhờ quá trình đô thị hoá.
Đề cập tới nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ông Cai cho biết nếu lực lượng lao động chuyển từ vùng nông thôn tới thành thị, tiêu dùng sẽ tăng 30%, và thậm chí tăng thêm 30% nữa nếu những người đó có hộ khẩu tại thành thị.
Ông Cai nhận định rằng đô thị hoá có thể tạo ra nhiều tầng lớp trung lưu và làm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Ông nói: “Trung Quốc đã đưa 160 triệu người ra khỏi nhóm có thu nhập thấp và 100 triệu người thoát nghèo đói. Do đó Bắc Kinh cần đẩy mạnh họ lên thành tầng lớp trung lưu nếu không muốn những người này trở lại với cảnh nghèo trên diện rộng”.