Ngành kĩ thuật xét nghiệm y học và những điều cần lưu ý
BÀI LIÊN QUAN
Hướng dẫn chi tiết cách viết kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong 3 năm tớiInterior Design là gì? Cơ hội nghề nghiệp cho Interior designerCGI là gì? Cơ hội nghề nghiệp liên quan đến CGI bạn có biết?Kĩ thuật xét nghiệm y học là gì?
Kỹ thuật xét nghiệm y học là một ngành chuyên đào tạo các kỹ thuật kiểm tra, giám sát quy trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khi dùng hóa chất, sinh phẩm áp dụng vào quy chế vô khuẩn. Thông qua những xét nghiệm y học sẽ đưa ra được những chẩn đoán lâm sàng về bệnh tình qua đó đưa ra những pháp đồ điều trị bệnh.
Đây là một ngành học có tính ứng dụng cao của công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào ngành y tế để chăm sóc sức khỏe của mọi người. Hiện nay, việc khám chữa bệnh không chỉ thông thường là chữa khỏi bệnh của một người mà đã dần đẩy mạnh qua phòng chống bệnh tật. Vì thế, kỹ thuật xét nghiệm y học ngày càng được được ưu tiên phát triển hơn bao giờ hết.
Ngành xét nghiệm học những gì?
Ngành xét nghiệm y học cũng là một ngành phải học rất nhiều kiến thức và trong quá trình theo học sinh viên sẽ được dạy 6 chuyên ngành chính gồm: xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm ký sinh trùng, xét nghiệm huyết học, sinh học phân tử và giải phẫu bệnh. Ngoài những khối kiến thức đại cương phải học giống như sinh viên các trường khác thì sinh viên theo học ngành này sẽ được học thêm cả các cơ sở ngành như toán xác suất – thống kê, sinh học, hóa học, vật lý, giải phẫu, dược lý chuyên ngành, dịch tễ...
Các bạn bắt buộc phải học những môn này để làm nền tảng tiếp thu kiến thức tốt hơn về các môn học chuyên ngành với kiến thức nâng cao như: xét nghiệm cơ bản, huyết học đông máu, huyết học tế bào, huyết học truyền máu, xét nghiệm huyết học nâng cao, vi sinh, hoá sinh, kiểm tra chất lượng xét nghiệm, Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm Hoá sinh, Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh - Ký sinh trùng...
Ngoài các kiến thức chuyên sâu về môn học thì sinh viên sẽ được đào tạo thêm các kĩ năng với các hoạt động ngoại khóa, các buổi tập huấn thực tiễn tại bệnh viện, phòng xét nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng sống, giao tiếp, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian...
Qua đó, khi sinh viên ra trường sẽ có đầy đủ các kiến thức kĩ năng để hoàn thành tốt công việc được giao, đồng thời sẽ sắp xếp công việc một cách hiệu quả tránh trường hợp bị áp lực mà không thể làm được việc. Bên cạnh đó, các sinh viên cũng sẽ sẵn sàng vận dụng những kĩ năng của bản thân để áp dụng vào công việc một cách hiệu quả.
Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học thi khối nào?
Hiện nay, ngành kĩ thuật xét nghiệm y học đã mở rộng những tổ hợp xét tuyển các môn học để thí sinh có thể lựa chọn một cách hợp lý phù hợp với khả năng của bản thân. Một số tổ hợp xét tuyển của ngành kĩ thuật xét nghiệm y học như:
- Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- Khối B01: Toán, Ngữ văn, Sinh học
- Khối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
- Khối D07: Toán, Hóa học,Tiếng Anh
- Khối D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
Các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học
Với sự phát triển của ngành y học như hiện nay và nhu cầu việc làm đang ngày càng cao thì có nhiều trường đã đào tạo chuyên sâu về ngành kĩ thuật xét nghiệm y học phải kể đến như:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Y Hà Nội
- Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Y tế Công cộng
- Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Khu vực miền Trung
- Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
- Đại học Y Dược – Đại học Huế
- Đại học Y khoa Vinh
- Đại học Phenikaa
- Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
- Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
- Đại học Tây Nguyên
Khu vực miền Nam
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Dân lập Cửu Long
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Y Dược TP HCM
- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Lang
- Đại học Y Dược Cần Thơ
Thực trạng về ngành xét nghiệm y khoa hiện nay
Trong khi con người đang ngày càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân thì đồng nghĩa với việc ngành xét nghiệm y học lại càng không thể thiếu. Hiện nay, ngành này không chỉ là chữa bệnh mà còn là một cách để phòng bệnh cho tất cả mọi người. Vì dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra một pháp đồ điều trị đúng đắn hoặc phát hiện sớm ra những bệnh nan ý để có thể giúp mọi người tìm được cách phòng tránh. Vì thế, trong tương lai thì ngành này sẽ càng quan trọng hơn đối với con người để giúp giữ gìn sức khỏe.
Ngành xét nghiệm y khoa cũng đang mở ra một cơ hội rộng lớn cho các sinh viên khi việc xin việc cũng trở nên dễ hơn. Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một cao, nhiều cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và tư nhân được thành lập nên rất cần nguồn nhân lực làm công tác xét nghiệm y học. Do đó, sinh viên sau khi ra trường hoàn toàn có thể xin việc ở các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, mức lương của ngành này khá ổn định tuy không phải mức thu nhập cao “ngất ngưởng” như các bác sĩ, song kỹ thuật viên xét nghiệm y học là một trong những ngành thuộc top những người có thu nhập đáng mơ ước. Hơn nữa. Môi trường làm việc cũng rất chuyên nghiệp và ít sự cạnh tranh vì thông thường đây là ngành khá đặc thù, cần có sự đào tạo chuyên sâu ở các trường, khoa chuyên về xét nghiệm nên những người học ngành khác cũng không thể làm được công việc này.
Nếu như các bác sĩ hay y tá là những người phải chịu rất nhiều áp lực công việc thì một kỹ thuật viên xét nghiệm y học sẽ không phải chịu nhiều vất vả mà công việc nhẹ nhàng hơn hẳn. Công việc chính của họ là tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm theo sự chỉ định của bác sĩ và sử dụng máy móc để phân tích kết quả của các mẫu bệnh phẩm từ đó sẽ đưa ra kết luận cho từng người.
Tuy nhiên, trên thực tế nước ta đang có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh nhưng lại không đủ nguồn nhân lực chuyên về xét nghiệm y học. Do đó, nếu sinh viên học ngành này ra sẽ có vai trò rất quan trọng đóng góp vào ngành y khoa nước nhà. Bên cạnh đó, các sinh viên còn được nhận những chế độ đãi ngộ tốt nhất.
Cơ hội việc làm của sinh viên học ngành Xét nghiệm y học khi ra trường
Hiện nay, cơ hội việc làm của sinh viên học ngành Xét nghiệm y học có rất nhiều cơ hội việc làm khi ra trường, ngoài vị trí chuyên môn thì họ cũng có thể đảm nhận những vị trí khác liên quan đến ngành của mình, một số công việc mà họ phải đảm nhận như:
- Hướng dẫn, giúp đỡ bệnh nhân chuẩn bị các thủ tục trước khi tiến hành lấy bệnh phẩm (ví dụ: máu, nước tiểu, đàm, ...) để làm xét nghiệm.
- Chuẩn bị các dụng cụ để thực hiện được các kỹ thuật xét nghiệm và chuẩn bị các hóa chất cần thiết để pha.
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn trong phòng xét nghiệm để xác định vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, phân tích các thành phần trong máu và tỷ lệ của các thành phần đó.
- Sử dụng thành thạo những trang thiết bị tự động hoá để tiến hành xét nghiệm.
- Lấy kết quả phân tích và nhận định kết quả trợ giúp cho các bác sỹ lâm sàng.
- Thiết lập, điều chỉnh và kiểm tra các quy trình kỹ thuật trong phòng xét nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn được quy định.
Sau khi ra trường thì các sinh viên ngành xét nghiệm y khoa có thể làm việc trong các khoa xét nghiệm của bệnh viện từ TW đến cơ sở, các phòng vệ sinh dịch tễ, trung tâm dự phòng cấp tỉnh, huyện, các trung tâm xét nghiệm khác, các tổ chức xét nghiệm về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Mức lương trung bình của cử nhân ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học
Đối với những sinh viên theo học ngành kỹ thuật xét nghiệm y học sẽ có một mức lương ổn định khi ra trường.Thông thường mức lương trung bình của ngành này đối với sinh viên mới ra trường là khoảng 8 – 10 triệu/ tháng. Nếu có nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương này sẽ dao động ở mức cao hơn khoảng 15 – 20 triệu/tháng.
Với môi trường làm việc và mức lương đãi ngộ hấp dẫn như vậy thì đương nhiên ngành xét nghiệm y học đã trở thành niềm ao ước đối với nhiều sinh viên, đây cũng là một ngành ổn định có cơ hội phát triển bản thân trong tương lai.