meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành gạo lội ngược dòng trong làn sóng giảm giá của thị trường chứng khoán, doanh nghiệp nào đang được hưởng lợi?

Thứ tư, 28/09/2022-22:09
Lội ngược dòng ấn tượng, nhóm doanh nghiệp gạo trở thành tâm điểm hút dòng tiền, đặc biệt ở một số mã như LTG (Lộc Trời), TAR (Trung An), AFX (XNK An Giang) và PAN (PAN Food) đều duy trì đà tăng trưởng tốt, bất chấp thị trường chung.

Giá gạo sẽ còn tiếp tục tăng

Theo Nhịp sống thị trường, thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu gạo được quan tâm trong bối cảnh "thiên thời địa lợi". Trong đó, giá gạo tăng cao do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo. Được biết, Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia đồng thời đóng góp khoảng 36,7% thương mại gạo toàn cầu. Do đó, bất kỳ sự sụt giảm nào về khối lượng xuất khẩu cũng gây áp lực lên giá gạo.

Theo ghi nhận tại báo cáo mới nhất của Chứng khoán VNDirect (VND), nguồn cung gạo toàn cầu còn đang phải đối mặt rủi ro do tình trạng thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn. 

Cụ thể, thời tiết khắc nghiệt thời gian gần đây tại các nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á - nơi chiếm khoảng 90% sản lượng gạo thế giới, có thể sẽ làm giảm năng suất và sản lượng trong năm nay.

Riêng tại Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới đang phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng tại 7 tỉnh, qua đó khiến sản lượng gạo của quốc gia này có thể bị giảm và dự kiến sẽ phải tăng lượng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục khoảng 6 triệu tấn vào niên vụ 2022/2023.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, tồn kho toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm khi dự báo tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ của giai đoạn 2022-2023 chỉ ở mức 34,4% so với mức trung bình 36,6% của giai đoạn 2018-2022.

Trong khi đó, VND nhận thất nhu cầu đang tăng lên. Trong năm 2022/2023, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục là 6 triệu tấn do giảm năng suất. Chưa kể, lệnh cấm xuất khẩu lương thực gồm lúa mì và đường của Ấn Độ, dầu cọ từ phía Indonesia cùng các nước nhập khẩu thực phẩm như Philippines đang cố gắng tăng lượng tồn kho dự trữ.

Do đó, VND tin rằng gạo có thể sẽ chịu áp lực tăng giá trong thời gian tới. Và Việt nam là quốc gia có vị thế tốt để đón đầu xu hướng tăng giá của gao. Được biết, phía chính phủ Thái Lan cũng đang tìm kiếm các giải pháp để hỗ trợ nông dân trong bối cảnh giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, như chiến lược bắt tay với các nước xuất khẩu gạo lớn (bao gồm cả Việt Nam) để nâng giá bán.


Nguồn: VND tổng hợp.
Nguồn: VND tổng hợp.

Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, với 7,8% giao dịch thương mại toàn cầu, đồng thời là nước xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc với 24,5% thị phần. Việc giá gạo của Ấn Độ đang có vị thế cạnh tranh yếu hơn do chịu mức thuế cao hơn đã thúc đẩy người mua chuyển hướng sang gạo của Thái Lan và Việt Nam.

Tính trong 8 tháng đầu năm nay, giá trị và sản lượng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đã đạt lần lượt 2,3 tỷ USD – tăng 9,9% so với cùng kỳ và 4,8 triệu tấn – tăng 20,7%. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Philipine và chiếm 12% tổng xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm 2022.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xây dựng Đề án sản xuất bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao và giảm phát thải khí nhà kính tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế, Dự án Chuỗi giá trị lúa gạo cho nông hộ nhỏ theo định hướng thị trường (MSVC) đã ra đời dưới sự hợp tác công tư giữa Công ty Olam Agri, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.


Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022. Nguồn: VND tổng hợp.
Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022. Nguồn: VND tổng hợp.

Doanh nghiệp có xuất khẩu lớn sẽ được hưởng lợi

Với những phân tích trên, doanh nghiệp đang được hưởng lợi cơ hội chung của ngành, đặc biệt là nhóm công ty có tỷ trọng xuất khẩu gạo lớn như TAR, LTG, PAN.

Trong đó, LTG được hưởng lợi trực tiếp từ việc xuất khẩu gạo nhờ là một trong những nhà phân phối gạo đến cả 2 thị phần trọng yếu tại thời điểm này là châu Âu và Trung Quốc. Với định hướng phát triển tập trung chủ yếu vào mảng lương thực, tỷ trọng doanh thu của mảng gạo trong năm 2021 đạt 39% (2020 là 28%) và 57% trong 6 tháng đầu năm 2022. Mặc dù biên lợi nhuận gộp chỉ ở mức thấp khoảng 2-3%, nhưng VND cho rằng điều này sẽ được cải thiện nhờ giá xuất khẩu gạo tăng. Theo đó, đội ngũ phân tích kỳ vọng sản lượng xuất khẩu gạo tăng sẽ kéo theo những hợp đồng với người nông dân và mở rộng vùng nguyên liệu. Từ đó thúc đẩy doanh thu của mảng thuốc bảo vệ thực vật cũng như mảng giống cây trồng của LTG.

Với TAR, công ty này được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ việc Trung Quốc giảm sản lượng và Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo do hạn hán. Kinh doanh gạo là một lĩnh vực chủ yếu của TAR với tỷ trọng xuất khẩu chiếm gần 15% tổng doanh thu. Trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo chính của doanh nghiệp này. Do đó, VND kỳ vọng việc Trung Quốc gia tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam sẽ là động lực giúp TAR tăng sản lượng xuất khẩu. Hơn thế, việc giá gạo xuất khẩu được kỳ vọng tăng sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận gộp vào thị trường vốn được coi là có biên lợi nhuận thấp hơn so với thị trường châu Âu.

Còn với PAN, doanh nghiệp này cũng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc châu Âu giảm sản lượng và Ấn Độ hạn chế xuất khẩu. Khi mảng nông nghiệp gần như đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn của PAN khi đóng góp 19% vào tổng doanh thu và 39% vào tổng lợi nhuận gộp. Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất lúa gạo của châu Âu giảm cũng là yếu tố thúc đẩy sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra, việc giá xuất khẩu gạo được kỳ vọng tăng sẽ giúp biên lợi nhuận gộp của mảng lúa gạo gia tăng. 


Tỷ trọng xuất khẩu của TAR, LTG và PAN năm 2021. Nguồn: VND tổng hợp.
Tỷ trọng xuất khẩu của TAR, LTG và PAN năm 2021. Nguồn: VND tổng hợp.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước