meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngân hàng nào có lợi thế được nới room tín dụng đợt tới?

Thứ sáu, 23/12/2022-15:12
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng room tín dụng từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống, tuy nhiên theo đại diện cơ quan này sẽ ưu tiên room tín dụng cho các ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản cao, đặc biệt là các ngân hàng thực hiện chính sách giảm lãi suất. 

Ưu tiên ngân hàng có thanh khoản tốt 

Ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tương đương 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Như vậy, tăng trưởng tín dụng trong năm nay có thể lên tới 15,5 - 16%. Có nghĩa là quy mô tín dụng cuối năm dự kiến khoảng 12,063 - 12,115 triệu tỷ đồng, cao hơn khoảng 156.000 – 209.000 tỷ so với chỉ tiêu cũ.

Tỷ lệ phân bổ room tín dụng về từng ngân hàng hiện chưa được công bố, nhưng ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi trả lời với báo chí đã nhiều lần khẳng định ưu tiên cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản cao, đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất. Theo ông Tú, việc phân bổ tín dụng trước hết là để tạo điều kiện có thêm dư địa để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết. Cùng với đó, khuyến khích các ngân hàng thương mại bằng mọi cách giảm chi phí hoạt động để tạo điều kiện hạ lãi suất cho các doanh nghiệp, dự án, lĩnh vực cần thiết lúc này. 


Trong đợt nới room tín dụng sắp tới, Ngân hàng Nhà nước ưu tiên cho các ngân hàng thương mại có thanh khoản tốt, đặc biệt là các ngân hàng thực hiện giảm lãi suất.
Trong đợt nới room tín dụng sắp tới, Ngân hàng Nhà nước ưu tiên cho các ngân hàng thương mại có thanh khoản tốt, đặc biệt là các ngân hàng thực hiện giảm lãi suất.

Đối với những ngân hàng vẫn còn room tín dụng được phân bổ từ đầu năm thì không cần thiết phải nới room tín dụng trong lần này hoặc ngân hàng nào đang tăng lãi suất ở mức cao thì Ngân hàng Nhà nước cho rằng cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng… 

''Chính vì thế, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các NHTM tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế'', ông Tú cho biết.

Ngân hàng nào có ưu thế?

Khả năng thanh khoản của các ngân hàng được đánh giá thông qua tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR). Do đó, tỷ lệ này càng thấp càng thể hiện khả năng thanh khoản vững chắc của ngân hàng. 

Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo tỷ lệ LDR này không quá 85%. Trong đó, tổng tiền gửi bao gồm huy động trên thị trường 1 và một phần trên thị trường 2. 

Theo phân tích của Chứng khoán MB (MBS), thời điểm cuối tháng 9, TPBank có tỷ lệ LDR thấp nhất trong nhóm 19 ngân hàng đang niêm yết tại HSX và HNX, mức 63,8%. Tiếp theo là MSB (70,8%), HDBank (71,9%), NCB (71,6%), OCB (72,7%), VIB (75,9%), SeABank (77,7%),…


Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của các ngân hàng năm 2021 và cuối quý III/2022.
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của các ngân hàng năm 2021 và cuối quý III/2022.

Báo cáo mới công bố của VNDirect cũng đưa ra bảng so sánh đánh giá khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng niêm yết dựa trên một số tiêu chí về thanh khoản “L - liquidity” trong mô hình CAMELS. Để giảm bớt ảnh hưởng của yếu tố thời điểm, nhóm phân tích lấy trung bình số liệu trên BCTC của các ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2021 và cuối quý 3/2022.

Theo VNDirect, các mức xếp hạng thấp không có nghĩa là ngân hàng có rủi ro về thanh khoản. Những ngân hàng có xếp hạng càng cao thì khi áp lực thanh toán ngắn hạn gia tăng đột biến, rủi ro thanh khoản sẽ được giảm thiểu. 

Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Huy động khách hàng (Liquid asset/Customer deposits): Tỷ lệ này ở ngân hàng nào càng cao thì ngân hàng đó sẽ có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đủ đáp ứng nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn. Theo đó, HDBank, MSB, TPBank đang là những ngân hàng được VNDirect đánh giá là dẫn đầu về tiêu chí này. 


6 tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.
6 tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.

Tỷ lệ Cho vay khách hàng/Huy động khách hàng (Gross LDR ): Tỷ lệ dùng để đo lường mức độ dồi dào của thanh khoản, tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng đó đã tối ưu được nguồn huy động vốn của mình. Do đó, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Các ngân hàng có xếp hạng tốt nhất ở tiêu chí này là TPBank, MSB, HDBank. 

Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (Liquid asset/Total asset): Giống với tiêu chí về tỷ lệ tài sản thanh khoản/Huy động khách hàng nêu trên, tỷ lệ này càng cao sẽ cho phép ngân hàng càng nhanh chóng đáp ứng đủ nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn. VNDirect đánh giá TPBank, Vietcombank, ABBank là những ngân hàng có xếp hạng tốt nhất. 

Tỷ lệ Cho vay ngắn hạn/Dư nợ cho vay (Short-term loans/Net loans): theo đánh giá của VNDirect các ngân hàng gồm BIDV, Eximbank, ACB là những ngân hàng có tỷ lệ này cao nhất, có xếp hạng tốt nhất. 


Bảng so sánh tương quan về các tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng thanh khoản của một số ngân hàng niêm yết.
Bảng so sánh tương quan về các tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng thanh khoản của một số ngân hàng niêm yết.

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/Tổng huy động khách hàng (CASA - Demand deposit/Customer deposits): Ngân hàng nào có tỷ lệ ngày càng cao thì càng ít chịu áp lực huy động vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay. Techcombank hiện là ngân hàng có xếp hạng cao nhất, tiếp theo là MB, MSB, Vietcombank.

Tỷ lệ Huy động tiền gửi từ tổ chức/Tổng huy động khách hàng (Non- individuals/Customer deposits): Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng tổ chức càng cao thì nguồn vốn huy động của ngân hàng càng ổn định. Do đó, tỷ lệ này càng cao thì khả năng đáp ứng thanh toán của ngân hàng sẽ càng tốt. Theo đó, TPBank hiện là ngân hàng có xếp hạng cao nhất, tiếp theo là VPBank, MSB, VietinBank. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

3 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

3 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

3 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

3 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

3 giờ trước