Nga có thể sẽ chấp nhận Bitcoin cho các giao dịch xuất khẩu dầu và khí đốt
Mới đây, người đứng đầu Uỷ ban Quốc hội Nga về năng lượng Pavel Zavalny cho biết Nga đang xem xét việc chấp nhận thanh toán bằng đồng Bitcoin cùng với tiền tệ fiat để thanh toán cho xuất khẩu dầu và khí đốt của mình.
Ủy ban Duma Nga về năng lượng cho biết đồng Ruble và Bitcoin được là những phương thức thay thế để thanh toán cho xuất khẩu năng lượng của Nga. Hãng tin CNBC đưa tin Zavalny nói rằng Nga sẵn sàng với các quốc gia “thân thiện” hơn như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga có thể sẽ áp dụng hình thức thanh toán linh hoạt hơn.
Dẫn lời Zavalny, “Chúng tôi đề xuất với Trung Quốc để chuyển sang cách thanh toán khác bằng tiền tệ quốc gia như đồng Ruble và Nhân dân tệ. Với Thổ Nhĩ Kỳ, đó sẽ là Lira và Ruble”. Ông phát biểu thêm, các quốc gia này cũng có thể giao dịch Bitcoin nếu muốn”.
Sau thông báo này, giá Bitcoin đã tăng vọt trong 24 giờ qua lên 4%, leo lên mức 44.000 đô la và giá của nó đã tăng vọt vào khoảng thời gian các báo cáo về thông báo của ông Zavalny xuất hiện.
Ủy ban Duma cũng nhắc lại mong muốn của Tổng thống Nga Vladimir Putin là khiến các quốc gia cấm vận Nga (“không thân thiện” với Nga) sẽ phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng tiền Ruble của Nga. Sau tuyên bố của Putin vào thứ 4, giá dầu tăng vọt trên khắp châu Âu, điều này gây thêm bất ổn trong một thị trường năng lượng vốn đã rất căng thẳng.
Liên minh châu Âu (EU) không chắc liệu họ có ngừng nhập khẩu dầu của Nga để phản đối xâm lược của Nga tại Ukraine hay không. Phần lớn Tây Âu phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng của Nga, đặc biệt là trong mùa đông do quá lạnh. Theo hãng tin CNBC, không giống như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu có thể không cấm nhập khẩu dầu của Nga.
Chia sẻ với CNBC, Nic Carter, đối tác sáng lập của Castle Island Ventures, một công ty giai đoạn đầu tập trung vào tiền điện tử và người đồng sáng lập Coin Metrics nói rằng Nga có vẻ nghiêm túc rời xa đồng đô la và họ đang chuẩn bị cho điều đó. “Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, họ có thứ mà cả thế giới cần”. Ông nói thêm: “Tuy vậy, Nga vẫn chưa sẵn sàng cho việc tài sản ngoại hối bị đóng băng”.
Trong một lần nói chuyện với CNBC vào năm ngoái, ông Putin từng nói không tin rằng Bitcoin có thể thay thế đồng đô la Mỹ trong việc giải quyết các giao dịch dầu mỏ. Thế nhưng, Điện Kremlin hiện đang coi đây là một hình thức thanh toán cho các mặt hàng xuất khẩu lớn.
Theo CNBC, có thể Nga sẽ chuyển đổi năng lượng dự trữ thành tài sản hữu hình sử dụng bên ngoài hệ thống đồng đô la. So với quan điểm vào năm ngoái, ông Putin đã thay đổi định kiến với đồng Bitcoin. Giờ đây, Putin đã xem xét Bitcoin như một cách thanh toán cho các hoạt động mua bán xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ việc thanh khoản kém của Bitcoin có thể giúp ích cho giao dịch thương mại quốc tế không.