meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nếu thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, 25% doanh nghiệp chỉ có thể trụ được đến hết quý 3/2023

Chủ nhật, 03/09/2023-06:09
Nếu thị trường bất động sản tiếp tục duy trì tình hình khó khăn đến hết năm nay, sẽ có tới 25% doanh nghiệp chỉ có thể trụ được đến hết quý 3 năm nay, số lượng doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cũng tiếp tục tăng cao.

Theo Nhịp sống thị trường, đánh giá về thị trường bất động sản hiện nay, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản còn gặp nhiều hạn chế do một số khó khăn, vướng mắc đã tổn tại từ lâu, sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản đã suy yếu, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến việc đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định của cán bộ tại một số địa phương.

Tuy nhiên, nhiều địa phương đã đạt được những kết quả hết sức tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, chỉ riêng tại Hà Nội và TP. Hồ CHí Minh đã có gần 500 dự án được chỉ đạo vào giải quyết tháo gỡ vướng mắc.


Thị trường đã có những tín hiệu tích cực hơn nhờ sự chung tay của các bộ, ngành và các doanh nghiệp bất động sản
Thị trường đã có những tín hiệu tích cực hơn nhờ sự chung tay của các bộ, ngành và các doanh nghiệp bất động sản

Thị trường bất động sản đã ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn nhờ sự chung tay của các bộ, ngành và các doanh nghiệp bất động sản. Đặc biệt phải kể đến công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ thông qua những chính sách then chốt, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của thị trường bất động sản.

Trong đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP được xem như “kim chỉ nam”, thể hiện khá rõ ràng quan điểm cũng như quyết tâm phục hồi thị trường bất động sản từ phía Chính phủ và các bộ ngành. Bên cạnh đó, Nghị định số 08/NĐ-CP cũng đang cho thấy các kết quả tương đối khả quan. Quyết định số 388/QĐ-TTg vẫn là một thách thức lớn với các doanh nghiệp bất động sản cũng như cơ quan, sở ngành. Nghị định số 10/NĐ-CP được chờ đợi sẽ có thêm những quy định, hướng dẫn chi tiết, góp phần tạo cú huých lớn cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới.

Từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là vấn đề nan giải

Để đảm bảo các cơ chế, chính sách đạt được tính thực tiễn, trong các buổi Hội nghị trực tuyến hay các buổi họp cấp cao của Nhà nước đều có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản. Tuy nhiên, từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là một vấn đề nan giải.

Trong khảo sát đánh giá về mức độ tác động của các cơ chế, chính sách của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) với hơn 500 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản. Trong đó bao gồm 11% doanh nghiệp phát triển dự án, 60% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và 29% doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, qua cuộc khảo sát, cho thấy:

Về nguồn cung, có tới 43% doanh nghiệp được khảo sát cho biết các cơ chế, chính sách mới được ban hành từ đầu năm 2023 đã tác động tích cực, rất tích cực đến nguồn cung bất động sản. Trong khi, 57% doanh nghiệp đánh giá các cơ chế, chính sách mới chỉ tác động ở mức độ bình thường.

Về tâm lý của nhà đầu tư, dữ liệu khảo sát chỉ ra rằng, chỉ có 21% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá các cơ chế, chính sách mới được ban hành từ đầu năm đến nay thực sự có tác động tích cực và rất tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư. Còn lại, các doanh nghiệp khác đều cho rằng, sau một thời gian quan sát và theo dõi, không nhận thấy được sự chuyển biến thực sự và rõ rệt của thị trường nên khách hàng và nhà đầu tư sau khi ổn định tâm lý, vẫn vô cùng thận trọng, xác định “chậm mà chắc” trước các quyết định của mình.


Từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là vấn đề rất nan giải
Từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là vấn đề rất nan giải

Về mặt tiếp cận nguồn vốn, hơn 70% doanh nghiệp cho biết, các cơ chế, chính sách mới được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy được tác động tới doanh nghiệp. Đồng thời, 30% còn lại ghi nhận tác động tích cực của những chính sách này nằm trong nhóm có nhu cầu, cần giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu. Sau khi Nghị định số 08/NĐ-CP được ban hành cùng một số động thái từ phía Ngân hàng Nhà nước, việc huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu đã có dấu hiệu phục hồi.

25% doanh nghiệp bất động sản chỉ trụ được đến hết quý III/2023

Đánh giá về động thái của chính quyền địa phương trong việc thực thi các cơ chế, chính sách mới được ban hành, có 50% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, cơ quan quản lý tại địa phương đã bắt đầu thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, 14% doanh nghiệp cho biết các hoạt động này đã mang lại những kết quả cụ thể, các dự án cơ bản đã xác định được hướng giải quyết. Điển hình trong đó phải kể đến các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội,...

Đánh giá về hoạt động điều hành, hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương nơi các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh/phân phối/phát triển dự án,  có 2/3 doanh nghiệp cho biết, chính quyền địa phương nơi họ hoạt động kinh doanh đã có động thái tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách. Tuy nhiên, chỉ có gần 15% doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai, bao gồm cả công tác giải phóng mặt bằng, quyền sử dụng đất,... đạt mức độ hiệu quả và rất hiệu quả. 28% đánh giá việc thực hiện các chương trình tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, các chương trình hỗ trợ xúc tiến, kết nối không hiệu quả, rất không hiệu quả. Trong đó, những địa phương có hoạt động điều hành, hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá cao như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương, Nghệ An,...

Bên cạnh đó, khảo sát cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, 50% doanh nghiệp cho biết khó khăn lớn nhất họ phải đối mặt là về giao dịch, tiếp đến là khó khăn về pháp lý; vốn, thị trường trái phiếu, tín dụng với lần lượt 21% và 225 doanh nghiệp được khảo sát lựa chọn.

Minh chứng rõ nhất về việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn là số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tiếp tục có xu hướng tăng.


25% doanh nghiệp chỉ trụ được tới hết quý III nếu thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn
25% doanh nghiệp chỉ trụ được tới hết quý III nếu thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn

Cụ thể, dữ liệu từ Khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) với các hội viên VARS là sàn giao dịch bất động sản cho thấy, có đến 20% sàn giao dịch phải đối diện với nguy cơ giải thể, phá sản, 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để có thể duy trì và chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt. Số còn lại có khả năng chống đỡ, nhưng sức chống chịu không cao. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp bất động sản hoạt động trở lại, tuyển dụng ghi nhận tăng ở một số địa phương có thị trường bất động sản hồi phục tốt, nhưng không nhiều.

Nếu tình hình khó khăn vẫn tiếp tục duy trì trên thị trường bất động sản đến hết năm nay, sẽ có tới 25% doanh nghiệp chỉ có thể trụ được tới hết quý 3/2023, số lượng doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cũng tiếp tục tăng cao.

Không chỉ vậy, các sàn giao dịch bất động sản cũng đang phải đối diện với những rủi ro không nhận được hoa hồng đúng hẹn. Đồng thời, các sàn giao dịch cũng có khả năng bị phạt, bị xử lý vì đến hạn mà không có tiền nộp thuế, hay không có tiền nộp bảo hiểm xã hội,... do không có nguồn thu. Hoặc có thể bị chủ cho thuê mặt bằng đòi mặt bằng trước hạn, cắt điện, cắt nước,... do chậm hay không có tiền thanh toán.

Thị trường bất động sản “nhóm lửa”

Sau hàng loạt các động thái tháo gỡ của Chính phủ, lãi suất cho vay bất động sản đã hạ nhiệt, hàng loạt dự án được cởi trói về vấn đề pháp lý. Đặc biệt là niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp địa ốc đã tăng trở lại.

Theo đó, dấu hiệu phục hồi của thị trường địa ốc đã xuất hiện ngày càng rõ nét. Cụ thể như nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu các chiến dịch mở bán sản phẩm. Theo báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản, nguồn cung trong quý III/2023, đặc biệt trong tháng 8 đã cải thiện đáng kể. Báo cáo này cũng cho biết, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm khả quan, thậm chí có dự án còn ghi nhận tình trạng “hết hàng” trong lần mở bán. Bên cạnh đó, hiện tượng tan băng trên thị trường thứ cấp cũng bắt đầu xuất hiện với lượng quan tâm đến bất động sản và thanh khoản tăng tỷ lệ thuận.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho rằng, những nỗ lực và sự sát sao của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là lực đẩy quan trọng giúp thị trường hồi phục. 

GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cảm thấy ấn tượng với sự chỉ đạo quyết liệt cũng như giải quyết công việc cụ thể của Chính phủ. Vị đại biểu Quốc hội này cho biết, nếu như ở thời điểm tháng 2/2023, khi Hội nghị toàn quốc về bất động sản diễn ra, thị trường còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp bất động sản chật vật. Đến nay, các chỉ đạo nhanh chóng của Chính phủ với những nghị quyết đã nhanh chóng góp phần làm thay đổi diện mạo của thị trường địa ốc.

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia đánh giá động thái của Chính phủ là cú huých cho thị trường hồi phục nhanh, an toàn và bền vững. Vị chuyên gia nhận định, thị trường địa ốc đã qua giai đoạn khó khăn và đang dần phục hồi kể từ tháng 5 đến nay.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và thị trường Bất động sản đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ trong việc vào cuộc tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản trong giai đoạn vừa qua. Điều này sẽ lấy lại niềm tin cho các chủ đầu tư cũng như các nhà đầu tư, tạo ra tâm lý tích cực cho thị trường bất động sản.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Tin mới cập nhật

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

11 giờ trước

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

11 giờ trước

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

2 ngày trước

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

2 ngày trước

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

2 ngày trước