meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nên đầu tư vào nhóm ngành nào trong bối cảnh thị trường biến động?

Thứ hai, 06/06/2022-23:06
SSI cho rằng biến động mạnh trên thị trường sẽ mang lại cơ hội ở các ngành đang hồi phục sau đại dịch và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát tăng cao.

Những rủi ro đã phần nào phản ánh vào giá

Theo Nhịp sống kinh tế, báo cáo chiến lược tháng 6 của SSI Research cho rằng, tháng 5/2022 tiếp tục là một tháng biến động mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam với việc chỉ số VN-Index có thời điểm đã chạm xuống mức 1.156,54 điểm vào phiên ngày 17/5. 

Bước sang tháng 6, thị trường chứng khoán trong ngắn hạn vẫn còn gặp nhiều thách thức. Thêm vào đó, bối cảnh hiện tại vẫn tồn tại nhiều thông tin tiêu cực khi việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, xung đột giữa Nga và ukraine kéo dài cùng chính sách "Không Covid" của Trung Quốc gián tiếp tác động lên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Dù vậy, vẫn có những thông tin tích cực như việc cả thị trường chứng khoán Mỹ và Việt Nam đều đã giảm gần 14% so với đầu năm cho thấy các thách thức này phần nào đã phản ánh vào giá.


 
 

Dòng vốn ETF tiếp đà mạnh mẽ, dẫn dắt khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Xét về dòng tiền, SSI Research nhận định dòng tiền vào các tài sản tài chính phần nào có sự cải thiện so với tháng 4, tuy nhiên nhìn chung vẫn tương đối thận trọng. Cụ thể, dòng vốn cổ phiếu quay lại bơm ròng nhẹ 8,4 tỷ USD trong tháng 5 khi diễn biến trên thị trường cổ phiếu được cải thiện.

Mặt khác, dòng vốn vào thị trường đảo chiều sang bơm ròng (+13,4 tỷ USD) nhờ lực hút từ thị trường Mỹ trong khi dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi rút ròng (-5,6 tỷ USD), chủ yếu đến từ việc rút ròng ra khỏi thị trường Trung Quốc, trong khi dòng vốn vào các thị trường khác phân hóa.

Theo đó, SSI duy trì quan điểm trung lập về việc phân bổ dòng vốn vào các tài sản chính, đặc biệt là tới các quỹ cổ phiếu khi các rủi ro vẫn được duy trì như xung đột Nga - Ukraine kéo dài, hay như việc các Ngân hàng Trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ và suy thoái kinh tế.

"Về dòng tiền đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dòng tiền ETF tiếp tục đà mạnh mẽ trong tháng 5 và ghi nhận mức bơm ròng theo tháng cao nhất kể từ tháng 4/2021", SSI Research đánh giá.

Việc thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sâu, giúp định giá trở nên hấp dẫn hơn về đầu tư dài hạn đã kích hoạt dòng tiền từ khối ngoại. Nhiều quỹ ETF ghi nhận bơm ròng trong tháng, đáng chú ý nhất là VFM VNDiamond và Fubon với giá trị lần lượt là +3.010 tỷ đồng và +1.861 tỷ đồng. Trong tháng 5, tổng dòng vốn ETF bơm ròng gần 4.900 tỷ đồng, nâng tổng giá trị dòng vốn lũy kế từ đầu năm lên 6.700 tỷ đồng, mức cao thứ 2 của giai đoạn 5 tháng đầu năm trong các năm quá khứ (chỉ sau giá trị 13.100 tỷ đồng trong năm 2021). Lực mua chủ yếu trong 5 tháng đầu năm vẫn đến từ Quỹ Fubon và VFM VNDiamond. 


 
 

Các quỹ chủ động bơm ròng +272 tỷ đồng trong tháng 5 vừa qua, đây là tháng bơm ròng đầu tiên sau 3 tháng liên tục rút dòng. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng ghi nhận mua ròng trên thị trường trong tháng 5, với tổng giá trị là 3.489 tỷ đồng. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, khối ngoại đã đảo chiều mua ròng gần 1 nghìn tỷ đồng, chủ yếu tập trung giải ngân ở các nhóm ngân hàng, bất động sản và bán lẻ.

SSI Research đánh giá, dòng vốn dẫn dắt khối ngoại trên thị trường trong thời gian qua chủ yếu đến từ các quỹ ETF. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng bản chất của dòng vốn này là dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân tại các quốc gia như Thái Lan, Đài Loan và rất có thể nhanh chóng đảo chiều nếu trong thời gian tới thị trường diễn biến không có nhiều khởi sắc. Trong khi đó, dòng vốn vào thị trường mới nổi trong khu vực đã chậm lại rõ rệt trong 2 tháng qua, dưới áp lực của việc Fed tăng lãi suất và đồng USD mạnh lên. 

Trong tháng tới, điểm tích cực đối với dòng vốn đó là sự xuất hiện của quỹ mới DCVFMVNMIDCAP tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa. Được biết, quỹ này đang trong quá trình chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.

Cơ hội tại các nhóm ngành phục hồi sau đại dịch và ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát

Xét về các yếu tố trong nước, SSI cho rằng, thị trường bất động sản dự kiến cũng sẽ có những khó khăn nhất định trong thời gian tới do mặt bằng giá đã ở mức quá cao trong bối cảnh lãi suất đảo chiều. Có thể thấy, thị trường bất động sản là nơi có dòng tiền lớn lưu chuyển. Vì vậy, "sức khỏe" của thị trường này sẽ liên quan đến thị trường tài chính nói chung, trong đó bao gồm thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường.

Đặc biệt, động thái mua ròng của khối ngoại thời gian qua đã giúp nâng đỡ thị trường hồi phục từ mức thấp trong tháng 5. Tổng dòng vốn ETF trong tháng 5 đã bơm ròng gần 4.900 tỷ đồng, nâng tổng giá trị dòng vốn lũy kế từ đầu năm lên 6.700 tỷ đồng. Ngoài ra, các quỹ chủ động đảo chiều bơm ròng +272 tỷ đồng trong tháng 5. Tuy nhiên, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đang có xu hướng quay lại mức cao do thu hẹp giao dịch từ khối nhà đầu tư cá nhân có thể khiến động lực hồi phục của thị trường suy yếu trong trường hợp dòng vốn từ khối ngoại đảo chiều. Ngoài ra, lạm phát dự kiến cũng chịu áp lực cao dần trong các quý tới.


 
 

Dù có phần thận trọng hơn về triển vọng của thị trường trong bối cảnh nhiều thách thức như hiện tại, song SSI Research vẫn chỉ ra những yếu tố đáng để kỳ vọng. Cụ thể, nửa cuối năm 2022, dự kiến mức tăng trưởng của những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trước đó sẽ ở mức tích cực so với cùng kỳ thấp năm ngoái. Thêm vào đó, giải ngân đầu tư công cũng được kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh hơn. Đặc biệt, gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng là một động lực giúp tăng trưởng nếu sớm được triển khai đúng định hướng.

SSI Research cho rằng động lực cho thị trường chứng khoán đi lên mạnh mẽ trong giai đoạn này chưa rõ ràng. Nhưng đơn vị này tin rằng biến động mạnh trên thị trường sẽ mang lại cơ hội đầu tư ở các ngành đang hồi phục sau đại dịch và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát tăng cao như Công nghệ thông tin, Dầu khí, Hóa chất, Cảng & Vận tải biển, Tiêu dùng không thiết yếu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

5 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

5 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

5 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

5 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

5 giờ trước