Nasdaq sụt 4%, Dow Jones rớt mốc quan trọng 30.000 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Lịch sử cho thấy chứng khoán Mỹ bị "gấu vả" có thể kéo dài khá lâuChứng khoán Mỹ trải qua một tuần tồi tệ, lạm phát tăng nhanh khiến tâm lý người dùng xuống mức đáyChứng khoán Mỹ lại chìm trong sắc đỏ, Nasdaq quay đầu giảm 2,3% trong phiên 24/5Thị trường chứng khoán đã khởi sắc vào ngày thứ 4 (ngày 15/6) sau khi Fed thông báo nâng mức lãi suất mạnh nhất kể từ năm 1994, tuy nhiên đã xóa sạch mức tăng và đảo chiều giảm vào ngày thứ năm.
Và kết thúc phiên giao dịch ngày thứ năm, chỉ số Dow Jones đã rớt 741,46 điểm (tương đương 2.42%) xuống 29,927.07 điểm và chỉ số S&P 500 lùi 3,25% xuống mức 3,666.77 điểm. Bên cạnh đó, Nasdaq Composite đã mất 4.08% còn 10,646.10 điểm và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020. Trong tuần này, các chỉ số chính đã giảm sâu. Cụ thể, S&P 500 sụt 6.1%, còn Nasdaq Composite giảm 6.1%. Cũng trong tuần này, Dow Jones mất 4.7% và hướng đến việc ghi nhận tuần sụt giảm thứ 11 và 12 tuần qua. Hơn thế, S&P 500 và Nasdaq Composite đều rơi sâu vào vùng thị trường giá xuống, khép phiên lần lượt giảm 24% và 34% so với mức cao mọi thời đại khi lạm phát và lo ngại tăng trưởng kinh tế giảm tốc và gây áp lực lên nhà đầu tư. Trong khi đó, Dow Jones đã rớt 19% so với mức cao mọi thời đại ghi nhận vào ngày 5/1/2022.
Trong phiên ngày thứ Năm đã đánh dấu lần tiên Dow Jones rớt mốc 30.000 điểm kể từ tháng 1/2021. Chỉ số này lần đầu tiên vượt mốc đó vào tháng 11/2020 khi các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ khổng lồ đã thúc đẩy đã leo dốc của thị trường chung - dẫn đầu là nhóm cổ phiếu công nghệ đồng thời đưa các chỉ số chính lên mức cao kỷ lục. Và việc bứt phá trên mốc 30.000 điểm đã đưa Dow Jones vọt hơn 60% so với mức đóng cửa thấp nhất trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Dù mốc 30.000 điểm không nhất thiết xem là một mức kỹ thuật đối với Dow Jones nhưng mỗi ngưỡng 1.000 điểm được nhiều người trên Phố Wall xem là mức tâm lý chính đối với thị trường. Theo dữ liệu công bố vào ngày thứ Năm tiếp tục cho thấy hoạt động kinh tế chậm lại đáng kể. Xây dựng nhà ở mới giảm 14% trong tháng 5 - mức này cao hơn rất nhiều so với dự báo giảm 2,6% của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Cùng với đó, chỉ số kinh doanh của Fed khu vực Philadelphia (Philadelphia Fed Business Index) trong tháng 6 đạt mức -3,3, đây là mức giảm đầu tiên từ tháng 5/2020.
Không những thế, các cổ phiếu du lịch cũng chìm trong sắc đỏ vào ngày thứ Năm. Cổ phiếu United và Delta lần lượt sụt giảm ghi nhận 8.2% và 7.5%. Còn cổ phiếu Carnival, Norwegian Cruise Line và Royal Caribbean đều ghi nhận lao dốc 11%. Hơn thế, tất cả các lĩnh vực chính đều đỏ lửa vào ngày thứ Năm - dẫn đầu là lĩnh vực năng lượng và tiêu dùng không thiết yếu, đều giảm 5%. Chỉ có 4 mã cổ phiếu Dow Jones đều ghi nhận sắc xanh vào ngày thứ Năm. Có thể thấy, tâm lý thị trường dường như trở nên tiêu cực lần nữa vào ngày thứ Năm khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã bắt đầu áp dụng những lập trường chính sách quyết liệt hơn và nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ liệu rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể hạ cánh an toàn hay không. Còn Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) vào đêm qua đã nâng lãi suất đầu tiên trong 15 năm. Ngân hàng Trung ương Anh Quốc (BoE) vào ngày thứ Năm đã ấn định lãi suất lần thứ 5 liên tiếp. Khi chứng khoán Mỹ đỏ lửa thì lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng ghi nhận giảm vào ngày thứ 5 và dao động ở mức 3,24%. Lợi suất trái phiếu cũng ghi nhận mức đỉnh 11 năm trên 3,48% vào đầu tuần này.