Nằm lòng 4 nỗi khổ lớn nhất của đời người qua lời Phật dạy: Cuộc đời là “biển khổ” mênh mông không có ngày dứt
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về chữ "Tâm" giúp thức tỉnh đời người: Nghe một lần thấm một đờiThấm thía lời Đức Phật dạy về việc "kinh doanh thành công": Phước báo được tô bồi, vun đắp bởi nhiều đời và làm nhiều điều thiệnĐức Phật dạy về "giá trị" của đồng tiền: Dùng đúng sẽ đem lại lợi ích còn sai thì hậu quả khó lườngTheo Nhịp sống kinh tế, khổ được biểu hiện qua phần thân và tâm. Cơ thể đau nhức là nỗi khổ ở thân thể ví dụ như cảm giác đau đớn do bệnh tật, tai nạn mang lại hay cảm thấy khó chịu do nóng lạnh đói khát. Tâm đau khổ do cảm giác bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi vì những thứ không được hài lòng, vừa ý. Dưới đây là 4 nỗi khổ lớn nhất đời người theo lời dạy của Đức Phật và ai cũng nên biết để có thể sống an nhiên, tự tại cả đời.
Nỗi khổ đầu tiên: Không nhìn thấu chính mình
Khi không nhìn thấy được bản thân mình đang lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy được vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị thì đó chính là nỗi khổ lớn nhất của đời người. Người ta cứ tưởng bản thân mình hiểu mình rất rõ nhưng thực ra là hoàn toàn trái lại. Vậy nên, nhìn thấu phần sâu thẳm nhất của sinh mệnh cá nhân vốn là điều khó khăn nhất. Và trong những bão giông cuộc đời, có nhiều điều sẽ khiến cho bạn không thể nhìn thấy được hoàn cảnh của chính mình. Bạn cũng không nhìn thấy được bản thân đang lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương sau mỗi lần tranh đấu và không thấy được nơi yên bình sau sự phồn hoa, tấp nập. Bạn cũng không thể nhìn thấy đường về sau một kiếp nhân sinh mòn mỏi, mệt mỏi và không thấy được niềm vui đằng sau những nỗi buồn, không thấy được tấm chân tình giữa biển người xa lạ bao la.
Đức Phật dạy rằng: Trong hàng ngàn tội, tội "bất hiếu" là nặng nhất, nghiệp báo lớn nhất
Bên cạnh đó, Đức Phật cũng đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được gọi là hiếu đạo thì phải hội tụ được đủ cả hai mặt đó là lý và sự.Đức Phật dạy về sức khỏe và bệnh tật: Tu dưỡng và thực hành Phật pháp chính là phương thức giữ sức khỏe tốt nhất
Trong cuộc sống này, phàm là thứ mà người ta sẵn sàng có thì họ sẽ rất ít khi nghĩ đến. Và sức khỏe và hạnh phúc là một trong những thứ như vậy.Nỗi khổ thứ hai: Tiếc nuối về quá khứ
Con người nếu như cứ mải miết sống trong những tiếc nuối, luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm hay luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ đắc thắng, .... thì cả đời này sẽ dằn vặt không yên. Người ta thường dễ bị quá khứ đeo đuổi, nhất là khi nhìn lại những ngày tươi đẹp từng có. Nếu ta luyến tiếc kỷ niệm dù đó chỉ còn như sương khói, luyến tiếc những điều chưa thể làm dù chẳng có cơ hội nào. Chúng ta luyến tiếc danh tiếng, những tiếng vỗ tay đắc thắng dù cho nó chỉ là hư vinh. Nếu chỉ mãi sống trong luyến tiếc, cả đời sẽ không yên. Ngày hôm qua chỉ là một cơn mưa, mưa mãi rồi cũng tạnh. Còn ngày hôm qua cũng chỉ là cuốn phim, xem qua rồi cũng hết. Còn nếu như luyến lưu nghĩa là còn một ngày day dứt.
Rất nhiều khi bạn phải chấp nhận rằng có những thứ không thể vãn hồi, có những chuyện không thể thay đổi hay có những lời nói ra rồi không thể thu lại. Nếu chỉ mãi luyến tiếc quá khứ chính là phủ một lớp mây mù ảm đạm lên chính hiện tại và tương lai của bạn.
Nỗi khổ thứ ba: Không vượt qua được thất bại
Trong cuộc sống ai mà chưa từng thất bại nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể nào đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi. Thất bại là chuyện thường trong đời mỗi người. Ai dám nói bản thân chưa gục ngã. Những người thành đạt nhất thì đó lại chính là những người đã vấp ngã nhiều nhất. Điều quan trọng là bạn phải biết cách đứng dậy sau cú vấp ngã ra sao, đừng cứ nằm mãi ở đó than thân trách phận. Bạn đang đợi ai đến dang tay cứu giúp vậy? Trên thực tế, cuộc đời là do chính bạn quyết định, con đường là do chính bạn đi. Nếu như không biết đứng dậy thì cũng đừng bao giờ hy vọng đi nốt quãng đường phí trước vốn đầy hứa hẹn.
Nỗi khổ 4: Không biết buông bỏ
Không biết buông bỏ được người và sự việc đã đi xa hay không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy. Lúc này bạn sẽ cảm thấy thật khổ và thật mệt. Buông bỏ ở đây không phải là về vật chất, tiền bạc mà là cái tâm sầu não, muộn phiền. Nếu như bạn không thể buông bỏ được chúng, những loại nghi tâm ấy dần dần sẽ đầu độc tâm hồn bạn khiến cho bạn chẳng có ngày nào yên bình. Buông bỏ chính là cách mà Phật gia giảng dạy để con người có thể rũ sạch trần ai, trở về với bản tính thuần hậu, lương thiện nhất của mình. Không thể buông xả cũng giống như người lữ hành đi đường vạn dặm mà trên lưng vẫn cõng theo cả một tảng đá nặng. Vậy, làm sao bạn có thể đi đến đích cuộc đời nếu như chấp nhất, cứ đem những ràng buộc trói bản thân. Buông bỏ không phải là từ bỏ, bản chất của hai từ này không giống nhau và kết quả cũng khác nhau.
Chọn buông bỏ hay từ bỏ chính là cách mà bạn quyết định cuộc đời mình hạnh phúc hay lụi tàn. Buông bỏ chính là cách con người trưởng thành, để kiếm tìm những điều tốt đẹp còn từ bỏ chúng là khi người ta nhút nhát tìm chỗ để trốn tránh. Buông bỏ là khi chúng ta đứng trên bờ sự việc còn từ bỏ chính là bản thân chúng ta không thực sự buông bỏ được mà phải tìm đến sự trốn tránh. Người khôn sẽ biết buông bỏ còn người dại chỉ biết từ bỏ. Sống trên đời, khi nhắc đến chuyện buông hay không buông, tất thảy đều xuất phát từ những dục vọng, ham muốn chiếm dụng điều gì đó ở trong cuộc sống mà đa phần là tình cảm và hạnh phúc. Con người sống ở trên đời không cần đòi hỏi quá nhiều, làm việc không cần hoàn hảo, hưởng lạc không được hưởng hết. Làm người phải biết dừng lại đúng lúc, đối với người khác là một sự khoan dung còn đối với chính mình thì đó là một con đường lui.