meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năm 2023, ngành nào ở Việt Nam sẽ là tâm điểm M&A?

Thứ hai, 20/02/2023-09:02
Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam, các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến các doanh nghiệp ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe, logistics, giáo dục đang muốn mở rộng cơ sở sản xuất, mở rộng thị phần cũng như khai thác lực lượng lao động có trình độ, phát triển các tệp khách hàng”. 6 tháng cuối năm 2023, hoạt động M&A toàn cầu sẽ sôi động nhất.

Dù các giao dịch toàn cầu đang phải chịu tác động từ kinh tế vĩ mô ví dụ như lo ngại suy thoái kinh tế, lãi suất tăng và giá cổ phiếu giảm mạnh, căng thẳng địa chính trị - chiến tranh tại Ukraine cũng như gián đoạn chuỗi cung ứng, 60% CEO toàn cầu cho biết họ không có ý định trì hoãn các giao dịch vào năm 2023. 

Cũng trong năm 2021, ghi nhận số giao dịch ở mức cao kỷ lục (65.000 giao dịch), thị trường M&A toàn cầu đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Còn trong năm 2022, khối lượng giao dịch giảm 17% và giá trị thương vụ giảm 37%, mặc dù vậy thì vẫn duy trì cao hơn năm 2020 và mức trước đại dịch. 


Masan chính là một trong những doanh nghiệp tích cực với M&A nhất tại Việt Nam
Masan chính là một trong những doanh nghiệp tích cực với M&A nhất tại Việt Nam

Và trong nửa cuối năm 2022, giao dịch tiếp tục suy yếu hơn so với năm 2021 - ghi nhận giảm 25% khối lượng, 51% giá trị. Mặc dù vậy thì tình hình kinh tế vĩ mô cùng các yếu tố địa chính trị có tác động không đồng đều đến thị trường M&A. Ấn Độ chính là một ví dụ ngoại lệ của năm 2022 khi sở hữu số lượng giao dịch tăng 16% và khối lượng ghi nhận tăng 35% - đạt mức cao kỷ lục so với mức giảm hai con số ở Mỹ - Trung Quốc cùng nhiều vùng lãnh thổ khác. 

Trong báo cáo cho thấy, hoạt động M&A - đặc biệt là tối ưu hóa danh mục đầu tư đã tiếp tục là cơ hội chiến lược dành cho các nhà đầu tư trên thị trường, bất chấp những thách thức đến từ kinh tế vĩ mô và địa chính trị. Đây vẫn là công cụ giúp cho các CEO có thể tái định vị doanh nghiệp của họ, thúc đẩy tăng trưởng cũng như đạt được kết quả bền vững trong thời gian dài hạn. 

Năm 2022, hoạt động M&A có sự khác nhau giữa các khu vực

Trong năm 2022, hoạt động M&A toàn cầu khác nhau giữa các khu vực. Cũng trong năm 2022, châu Âu, Trung Đông, châu Phi (EMEA) ghi nhận được số lượng giao dịch nhiều hơn châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương bất chấp chi phí năng lượng cao hơn cùng những bất ổn trong khu vực. Điều này cũng cho thấy, sự dịch chuyển của các nhà đầu tư khi tìm kiếm cơ hội và tăng trưởng tại các thị trường nước ngoài. 

Ở Trung Đông và châu Phi, khối lượng và giao dịch giảm lần lượt là 12% và 37% từ năm 2021 đến năm 2022. Và với khoảng 20.000 giao dịch trong năm 2022, hoạt động trong khu vực này vẫn cao hơn 17% so với mức trước đại dịch năm 2019. 

Còn ở châu Mỹ, khối lượng cũng như giá trị giao dịch ((khoảng 18.000 giao dịch) cũng đã giảm lần lượt 17% và 40% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022. Còn giá trị giao dịch đặc biệt cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề. Số lượng giao dịch quy mô lớn tại Hoa Kỳ có giá trị vượt quá 5 tỷ USD Mỹ và gần như là giảm một nửa từ mức 81 xuống còn 42 từ năm 2021 đến năm 2022. Mức sụt giảm cũng trở nên đáng kể hơn trong nửa cuối năm,  chỉ có 16 giao dịch quy mô lớn so với 26 giao dịch trong thời gian 6 tháng đầu năm 2022. 


Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam - ông Tiong Hooi
Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam - ông Tiong Hooi

Ở thị trường châu Á - Thái Bình Dương (khoảng 16.000 giao dịch), khối lượng cũng như giá trị giao dịch giảm lần lượt 23% và 33% trong giai đoạn năm 2021 - 2022. Trung Quốc cũng ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất với khối lượng cũng như giá trị giao dịch lần lượt giảm 46% và 35% bởi ảnh hưởng của COVID-19 cũng như nhu cầu xuất khẩu giảm.

Những công ty muốn tiếp cận với thị trường châu Á cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ngoài Trung Quốc - ví dụ như Ấn Độ, Nhật Bản cùng các quốc gia khác ở trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Ấn Độ cũng đã nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn, vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc về giá trị thương vụ và xếp thứ hai trong khu vực chỉ sau Trung Quốc. 

Năm 2022, hoạt động M&A tại châu Á - Thái Bình Dương trở lại mức trước dịch bệnh

Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam - ông Tiong Hooi nhận định: “Nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với nhiều áp lực như lạm phát và suy thoái kinh tế, trong đó thị trường M&A Việt Nam cũng không là ngoại lệ”. 

Mặc dù vậy, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điểm tốt nhất cho tăng trưởng toàn cầu bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự chuyển giao tài sản giữa các thế hệ và đẩy mạnh hiện đại hóa nội ngành, dòng chảy thương mại giữa các quốc gia châu Á đang ngày càng tăng cũng như  mối quan tâm đối với Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG).

Còn trong những tháng gần đây, chúng ta đang chứng kiến nhiều thương vụ tập hợp trong các thị trường phân mảnh để mở rộng quy mô, thoái vốn chiến lược khỏi một số doanh nghiệp Việt Nam để có thể cân đối dòng tiền với mục đích đối phó với áp lực đáo hạn trái phiếu. 


Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch

Chúng ta cũng thấy rằng, xu hướng chia tách công ty đối với các công ty gia đình có quy mô lớn có liên quan đến các sự kiện chuyển giao tài sản và tiến hành thương vụ để có thể thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. Đồng thời bán một phần doanh nghiệp hay cổ phần để có vốn tài trợ cho hoạt động mở rộng chiến lược - đáng chú ý là trong khu vực Đông Nam Á với mục đích quản lý căng thẳng chính trị cũng như chuỗi cung ứng trong khu vực. 

Năm 2023, xu hướng đầu tư tại Việt Nam như thế nào?

Có thể thấy, biến động kinh tế vĩ mô cũng như xung đột chính trị có ảnh hưởng khác nhau lên các ngành. Và những ngành sau đây được dự đoán sẽ tạo ra cơ hội cho hoạt động M&A trong năm 2023. 

Công nghệ, Truyền thông, Viễn thông: Hiện nay, số hóa vẫn đang là mối quan tâm chính đối với nhiều doanh nghiệp. Cũng tương tự năm 2022, các giao dịch phần mềm sẽ tiếp tục chiếm phần lớn: 2/3 (tương đương 71%) hoạt động giao dịch công nghệ và 3/4 (tương đương 74%) giá trị giao dịch. Còn viễn thông, metaverse và trò chơi điện tử cũng sẽ là các lĩnh vực nóng thu hút hoạt động M&A trong năm 2023.


 
 

Sản xuất Công nghiệp, Ô tô: Và việc tối ưu hóa danh mục đầu tư cũng sẽ thúc đẩy việc thoái vốn cũng như mua lại, đặc biệt là những hoạt động chú trọng vào tính bền vững cũng như đẩy nhanh quá trình số hóa. 

Dịch vụ tài chính: Chính sự gián đoạn từ các nền tảng giao dịch và fintech cũng đã tạo ra những biến đổi nhanh chóng về công nghệ ở trên toàn ngành, đồng thời cũng thúc đẩy hoạt động M&A trong khi các nhà giao dịch đang tìm cách thu hút năng lực số. 

Năng lượng, tiện ích, khai thác: Cũng theo đó, chuyển đổi năng lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư cũng như đội ngũ quản lý, hướng khối lượng vốn lớn vào hoạt động M&A cùng các dự án phát triển vốn. 

Thị trường tiêu dùng: Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức với người tiêu dùng trong năm 2023, việc đánh giá danh mục đầu tư cũng như chú trọng vào các giao dịch chuyển đổi sẽ tạo ra cơ hội cho việc M&A. 

Y tế, sức khỏe: Có thể thấy, nhu cầu đổi mới sáng tạo hướng đến tăng trưởng cũng sẽ thúc đẩy hoạt động M&A trong năm 2023. Công nghệ  sinh học và Nghiên cứu phát triển sản phẩm y tế (CRO/CDMO) hay Công nghệ Y tế (Medtech) cho đến các giải pháp chăm sóc sức khỏe hướng đến người tiêu dùng và số hóa y tế dự kiến sẽ thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, biến động kinh tế vĩ mô cũng như địa chính trị cũng có thể sẽ tạo ra lợi thế, thách thức cho các bên khác nhau. 

Doanh nghiệp: Trong bối cảnh thắt chặt tài chính như hiện nay, những doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán mạnh mẽ sẽ có nhiều cơ hội hơn. 

Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity - PE): Những quỹ đầu tư tư nhân nên xem xét các giao dịch mới, tập trung vào việc tạo ra giá trị cho các công ty trong danh mục đầu tư. Hoạt động này cũng sẽ đi cùng với việc tối ưu hoạt động vận hành và xây dựng công ty, thoái vốn.

Các quỹ tín dụng, thị trường tư nhân: Việc những quỹ này cho vay sẽ giành được thị phần M&A từ các ngân hàng, trở thành chìa khóa để cung cấp thanh khoản cần thiết, đặc biệt là trong những giao dịch thương vụ cỡ trung.


Trong báo cáo cho thấy, hoạt động M&A - đặc biệt là tối ưu hóa danh mục đầu tư đã tiếp tục là cơ hội chiến lược dành cho các nhà đầu tư trên thị trường, bất chấp những thách thức đến từ kinh tế vĩ mô và địa chính trị
Trong báo cáo cho thấy, hoạt động M&A - đặc biệt là tối ưu hóa danh mục đầu tư đã tiếp tục là cơ hội chiến lược dành cho các nhà đầu tư trên thị trường, bất chấp những thách thức đến từ kinh tế vĩ mô và địa chính trị

Đầu tư mạo hiểm: Các nhà đầu tư mạo hiểm cũng có thể rút lui một số khoản đầu tư rủi ro. Mặc dù vậy, đầu tư vào công nghệ khí hậu vẫn là một điểm sáng với hơn một phần tư tổng số vốn đầu tư mạo hiểm hiện nay đang dành cho danh mục này, đáng chú ý là những công nghệ chú trọng vào việc cắt giảm. 

Ông Ong Tiong Hooi cho biết thêm: “Năm 2023 được kỳ vọng sẽ là một năm hứa hẹn đối với thị trường M&A khi mà các CEO chú trọng tạo ra giá trị thông qua việc đổi mới doanh nghiệp và các hoạt động giao dịch. Ở thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư đang quan tâm đến các doanh nghiệp ở lĩnh vực năng lượng tái tạo và chăm sóc sức khỏe, logistics, giáo dục đang muốn mở rộng cơ sở sản xuất, mở rộng thị phần cũng như khai thác lực lượng lao động có trình độ và phát triển các tệp khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần bắt đầu tích hợp ESG vào kế hoạch kinh doanh khi mà các nhà đầu tư bắt đầu ưu tiên các yếu tố này trong kế hoạch đầu tư của họ”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

2 ngày trước