meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năm 2022, Gạo Trung An (TAR) dự kiến chào bán gần 80 triệu cổ phiếu, giữ lại đất tại Cần Thơ để làm dự án

Thứ ba, 28/06/2022-00:06
Theo đó, doanh nghiệp huy động vốn cho kế hoạch phát triển nguyên liệu lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu vùng tứ giác Long Xuyên trong giai đoạn năm 2021 - 2025.

Gạo Trung An chào bán gần 80 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 1.575 tỷ đồng

Vào sáng ngày 27/6, Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (HNX:TAR) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 để thông qua kế hoạch phát hành 39,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%. Giá chào bán là 15.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền huy động 587 tỷ đồng. Thời điểm thực hiện là sau khi chia cổ tức cổ phiếu 2021 với tỷ lệ 10%. Tiếp đến là doanh nghiệp tiến hành phát hành riêng lẻ 40 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 56,18% trên vốn điều lệ khi thực hiện xong phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu. Giá chào bán 20.000 đồng/cổ phiếu, giá trị thu về dự kiến là 800 tỷ đồng. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng trong thời gian 1 năm. Như thế, sau các đợt phát hành thì Gạo Trung An sẽ tiến hành tăng vốn điều lệ từ 712 tỷ đồng lên 1.575 tỷ đồng. Doanh nghiệp huy động vốn cho 2 mục tiêu chính, đó là: 

Đầu tiên là nâng cao năng lực vốn, đáp ứng vai trò là đối tác được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao nhằm phục vụ xuất khẩu vùng tứ giác Long Xuyên trong giai đoạn năm 2021 - 2025. 



Vào sáng ngày 27/6, Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (HNX:TAR) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 để thông qua kế hoạch phát hành 39,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%
Vào sáng ngày 27/6, Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (HNX:TAR) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 để thông qua kế hoạch phát hành 39,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%

Thứ hai chính là đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu chất lượng cao vùng tứ giác Long Xuyên nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu, mục tiêu là xuất khẩu 1 triệu tấn gạo chất lượng có hướng hữu cơ vào các thị trường như Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Hàn Quốc với kim ngạch tối thiểu 800 triệu USD/năm. 

Bên cạnh đó, Gạo Trung An có kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 0% lên 49% và chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu theo giới hạn tỷ lệ sở hữu tối đa. Ban lãnh đạo cũng muốn tận dụng tốt nguồn vốn, kinh nghiệm cũng như năng lực quản trị, mạng lưới của khối ngoại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và hướng đến mô hình quản trị hiện đại, thị trường thế giới. Cuối cùng thì HĐQT đề xuất việc huy động 500 tỷ đồng để đầu tư M&A các doanh nghiệp và dự án có tiềm năng về ngành nông - lâm - ngư nghiệp hoặc ngành y tế. Địa điểm thực hiện dự án là khu vực Phía Nam, miền Đông và Tây Nam Bộ. 

Đặt mục tiêu lãi 110 tỷ đồng

Trong năm 2022, doanh nghiệp đã lên kế hoạch gồm doanh thu 3.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 110 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước lần lượt tăng 12% và 13,7% và tỷ lệ cổ tức là 10%. So với kế hoạch mà HĐQT công bố vào thời điểm đầu năm, doanh thu giữ nguyên nhưng lợi nhuận giảm mạnh từ mức 600 tỷ đồng về mức 110 tỷ đồng. Trong năm 2021, doanh thu đạt 3.120,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 96,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng lần lượt 15% và 15,7%. Và để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển cánh đồng lúa hữu cơ ở Kiên Giang nên không trích các quỹ. Còn về mục tiêu phát triển tại thị trường nội địa, Trung An đã đặt mục tiêu định hướng người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm chất lượng an toàn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và organic với sản phẩm chính chính là gạo sạch Trung An và Gạo hữu cơ Trung An. Còn đối với thị trường xuất khẩu thì Trung An sẽ phát triển đẩy mạnh từ việc bán lẻ xuất khẩu tại các nước phát triển như Đức, Australia, Mỹ, Malaysia, UAE,... 



Trong năm 2022, doanh nghiệp đã lên kế hoạch gồm doanh thu 3.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 110 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước lần lượt tăng 12% và 13,7% và tỷ lệ cổ tức là 10%
Trong năm 2022, doanh nghiệp đã lên kế hoạch gồm doanh thu 3.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 110 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước lần lượt tăng 12% và 13,7% và tỷ lệ cổ tức là 10%

Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng gạo của Trung An sẽ chiếm 50% kim ngạch và xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo thương hiệu. Trong năm 2021, nguồn thu từ thị trường nội địa chiếm đến 81,2% cơ cấu doanh thu. Tuy nhiên, về thị trường xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu năm 2021 tăng trưởng về kim ngạch so với năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Hàn Quốc chiếm đến 47,4% trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu

Không những thế, cổ đông năm nay cũng sẽ tiến hành miễn nhiệm đối với chức vụ Thành viên Ban kiểm soát đối với bà Phạm Trần Thùy An theo thư từ nhiệm ngày 1/6 và sẽ bầu thay thế một người mới. 

Gạo Trung An quyết giữ lại đất Cần Thơ để làm dự án và du lịch nông nghiệp

Chia sẻ về quyết định giữ lại đất Cần Thơ để làm dự án, làm du lịch công nghiệp, ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc của Gạo Trung An cho biết: "Bản thân tôi là người đam mê làm nông nghiệp. Với cánh đồng này, ban đầu doanh nghiệp chỉ phát triển trồng lúa hữu cơ, việc có đàn chim về cánh đồng là may mắn. Tính đến hiện nay, việc phát triển vùng để đàn chim ở sinh sôi đã đạt 26 ha". 

Hơn thế, từ hai năm trước công ty cũng đã có ý định phát triển du lịch nông nghiệp. Gạo Trung An cũng đang cung cấp gạo sạch cho các trường Đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Các trường cũng đã ngỏ ý hỏi doanh nghiệp có tổ chức tour du lịch cho học sinh, sinh viên để có được trải nghiệm thực tế không. Phía lãnh đạo công ty cũng cho biết, chắc chắn sẽ làm du lịch nhưng phải có lộ trình, cuối năm 2020 thực hiện do du lịch kèm theo những vấn đề về môi trường cũng như sinh thái. Nhìn chung thì gạo Trung An chắc chắn sẽ dùng cánh đồng cốt lõi tại tứ giác Long An để tiến hành làm du lịch để có thêm nguồn thu nhưng làm lớn thì chưa có kế hoạch mà sẽ làm từ từ có lộ trình. 

Nói về thông tin bán lô đất tại Cần Thơ thu về 500 tỷ đồng, ban lãnh đạo của Gạo Trung An thông tin, đầu năm công ty thấy đất Cần Thơ tăng mạnh về giá trị. Hội đồng quản trị cũng có ý định bán để lấy vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên thì năm nay đã có nhiều cơ chế chính sách phát triển cho riêng đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó, TP. Cần Thơ là trung tâm. Và miếng đất của công ty là khá lớn, nằm ở trung tâm thành phố và sở hữu vị trí đắc địa nên ban lãnh đạo đã muốn để lại hợp tác với đối tác làm dự án đem lại điểm nhấn, lợi nhuận mang về dự kiến là 500 tỷ thu được khi bán đi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận kế hoạch năm 2022 giảm so với kế hoạch đưa ra vào hồi đầu năm. 


Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng gạo của Trung An sẽ chiếm 50% kim ngạch và xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo thương hiệu
Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng gạo của Trung An sẽ chiếm 50% kim ngạch và xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo thương hiệu

Khi chi phí vật tư tăng cao như hiện nay, ban lãnh đạo của Gạo Trung An cho biết từ năm ngoái đến nay chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp như phân bón, xăng dầu đã tăng rất cao. Bộ Nông nghiệp cũng đã có nhiều giải pháp như hạn chế tình trạng xuất khẩu phân bón đồng thời kêu gọi nông dân tăng cường sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp để thay thế. Và việc xăng dầu tăng cao thì phải chấp nhận. Hơn thế, công ty cũng đang hợp tác với nông dân để có đầu ra cũng như các giải pháp cụ thể như khuyến cáo nông dân giảm giống, giảm phân trong khi đó vẫn đảm bảo năng suất. Thời điểm trước đây, mỗi ha dùng 200kg giống thì hiện nay phải giảm phân nửa và phân cũng tương tự. Một giải đáp khác chính là công ty đang tiến hành lắp đặt nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ ngay tại vùng trồng. Gạo Trung An cũng đang tiến hành tăng giá mua lúa tươi cho nông dân. 

Về dự án nhà máy điện trấu tại Sóc Trăng, ban lãnh đạo của Gạo Trung An cho hay: "Đây là dự án nhà máy điện sử dụng rác thải sinh hoạt, nguyên liệu là rác thải rắn chứ không phải trấu. Công ty có 2 dự án được 2 tỉnh (ở đồng bằng Sông Cửu Long và miền Trung) chọn làm chủ đầu tư qua đấu thầu, tuy nhiên còn vướng quy hoạch điện VIII. Ban lãnh đạo dự kiến trong năm nay có thể được khởi công do quy hoạch điện VIII hiện rất được quan tâm và kỳ vọng tháng 7 phê duyệt". Và việc tồn kho lớn để đón đầu xu hướng tăng giá gạo do thiếu lương thực trên toàn cầu.

Trong 6 tháng cuối năm 2022, Gạo Trung An cho biết tình hình xuất khẩu gạo của công ty nói riêng và cả Việt Nam nói chung là rất khả quan. Theo thống kê, sản lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm của công ty tăng 68% và kim ngạch ghi nhận tăng 17%. Diễn biến này là lo tình hình khan hiếm lương thực ở trên toàn thế giới. Ban lãnh đạo Gạo Trung An cho hay: "Tôi cho rằng tình hình lương thực vẫn thiếu hụt trên thế giới cho đến 2023 nên xuất khẩu gạo vẫn tăng trưởng. Công ty đang phát triển gạo hữu cơ để hướng đến thị trường cao cấp ở Châu Âu, gạo và sản phẩm sau gạo như bún, phở ở Châu Âu đặt hàng nhiều đơn vị làm không kịp".

Mặc dù vậy, gạo của Việt Nam vẫn tăng rất chậm bất chấp chi phí đầu vào ghi nhận tăng cao. Tuy nhiên thì ban lãnh đạo của Gạo Trung An vẫn đánh giá lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Có thể thấy, đặc thù của Gạo Trung An chính là đi theo phân khúc chất lượng cao. Công ty đã tiến hành tăng mạnh hàng tồn kho bởi đi theo phân khúc chất lượng cao, có những sản phẩm chỉ làm 1 vụ không có sẵn trên thị trường nên phải tồn kho để có thể đảm bảo được cung ứng. Và với tình hình thiếu lương thực trên thế giới hiện nay thì Gạo Trung An tự tin sẽ có thể xuất hết và không đáng ngại. Cũng theo đó, các khoản phải thu tăng cao phát sinh bình thường và cũng tự tin sẽ thu được.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước