Mua đất Ba Vì từ 10 năm trước, nhà đầu tư tay ngang bỗng hốt bạc nhờ “sốt đất” trở lại
BÀI LIÊN QUAN
Từng bị chê đắt khi mua nhà phố 6 tỷ đồng, 3 năm sau căn nhà được định giá hơn 18 tỷ đồngTừ căn biệt thự triệu đô của Hyun Bin, soi xem việc mua nhà ở Hàn Quốc dễ hay khóĐánh liều vay 500 triệu để mua nhà, người đàn ông trả hết nợ, thu lời khủng sau 3 nămNhiều nhà đầu tư đã tưởng rằng hàng tỷ đồng sẽ mãi chôn vốn ở nơi từng rơi vào cảnh người mua và người bán không cần nhìn đất và giá. Thì đến hiện tại, không ít nhà đầu tư tay ngang cách đây hơn 10 năm đã có thể ung dung chuyển nhượng, chốt lời từ 50 - 100%.
Từng lãng quên mảnh đất mua từ 10 năm trước, bất ngờ vì môi giới gọi điện liên tục
Những người hàng xóm lâu năm xung quanh nhà bà Nguyễn Thị O. (Hà Nội) vẫn thường kháo nhau rằng: "Nhà bà O giàu lắm ăn ba đời cũng không hết đất". Theo đó, nhiều người nghĩ bà O là dân buôn đất chuyên nghiệp vì thời điểm 10 năm về trước, bà từng sở hữu cả tệp đầy những quyển sổ đỏ.
Bà O cười bảo rằng: "Hồi ấy tôi chỉ có chừng 20 sổ đỏ, không có nhiều nhặn gì. Bây giờ tiêu hoang, bán bớt nên còn một ít để phòng thân và chia cho con cái".
Tuy nhiên, khi nhắc đến kinh nghiệm đầu tư thì bà O thừa nhận rằng: "Tôi không phải là nhà đầu tư. Tôi có biết đầu tư như thế nào đâu mà chỉ là nhà tôi có tiền thì cứ mua đất để trữ và cũng chẳng nghĩ ngợi gì hay mong nó tăng ra sao. Thế nên có không ít lô đất tôi mua đúng vào thời điểm sốt đất hơn 10 năm trước tại Xuân Mai, Ba Vì, Hoài Đức sau đó đã tụt dốc không phanh. Tôi từng tưởng cứ chôn vốn mãi ở nơi này".
Bà O cũng tâm sự, năm 2009 sốt đất đã bùng lên mạnh mẽ tại Hà Nội. Thời điểm đó nhiều người đi mua đất, đổ xô lên Xuân Mai, Ba Vì, những nơi được quy hoạch là trung tâm Hà Nội mới. Theo đó, người ta còn mua đất mà không cần nhìn sổ đỏ, cứ thế mà xuống tiền. Thậm chí những lô đất xung quanh giữa đồng không mông quạnh nhưng vẫn có người mua.
Bà O cũng chia sẻ thêm: "Tôi mua mảnh đất 500m2 giá hơn 3 tỷ đồng tại Xuân Mai. Ngoài ra, tôi có vài mảnh nhỏ ở khi vực xung quanh. Nói thật lúc tôi mua là đắt. Sau đó mới biết là giá đất lao dốc. Chẳng có ai hỏi thăm mà gia đình cũng không có nhu cầu bán. Nên tôi cũng quên đi. Đến năm 2019 thì tôi mới thấy có một số nhà môi giới gọi điện hỏi thăm. Tôi bận cũng nên không để ý. Mãi đến giữa năm 2021 thì môi giới khác gọi điện hỏi thăm quá nên tôi mới tính bán".
Theo bà O thì lô đất 500m2 là đẹp nhất, xung quanh đã có dân cư nên bà bán được nhỉnh 4 tỷ đồng, lời khoảng 30%. Còn các lô đất nhỏ bà bán bớt cũng lãi khoảng 300 triệu đến 1 tỷ đồng so với thời điểm khi mua.
Nhà đầu tư "than" lỗ sau khi bán đất chênh 1 tỷ đồng
Là một trong những nhà đầu tư tay ngang xuống tiền vào đất Ba Vì, vào năm 2010 ông T.T đã theo bạn bè về nơi đây để đầu tư. Ông T kể rằng, thời điểm đó người ta đồn về đất Ba Vì rất xôn xao. Theo đó, nhà đầu tư, môi giới đẩy thông tin Khu du lịch quốc gia Ba Vì - Suối Hai đã được Chính Phủ định hướng về việc phát triển du lịch. Năm 2010, khi có thông tin về việc Trung tâm hành chính Quốc Gia sau này sẽ chuyển về Ba Vì càng khiến đất sốt.
Ông T tâm sự: "Hôm đó, tôi nhớ đang đi làm thì bạn cơ quan rủ đi xem đất. Khi xuống tới nơi tôi mới thấy người ta mua bán tấp nập. Nghĩ chắc bán có lời nên tôi cũng quyết mua lô đất hơn 1 tỷ đồng theo bạn. Khi cọc xong thì rồi mới về kể với gia đình. Vợ tôi gàn lắm nhưng sợ mất cọc nên cũng vay tiền thêm để chồng đủ tiền sang nhượng. Nhưng sau đó, đất Ba Vì dần dần mất giá. Bởi vì mảnh đất này mà vợ tôi nhắc liên tục nên gia đình cũng vì mảnh đất mà thi thoảng cãi nhau".
Cũng theo ông T, vào năm 2021, nhờ xu hướng bỏ phố về rừng mà lượng nhà đầu tư đổ ra ven đô săn lùng đất. Theo đó, lô đất mà ông mua thời kỳ đỉnh điểm năm 2010 đã nhanh chóng được chốt với mức giá gấp đôi.
Nhà đầu tư này cũng nói rằng: "May là thời ấy tôi còn mua đất có sổ đỏ dù chưa hiểu rõ về pháp lý hay nên mua đất như thế nào. Bạn tôi mua vài lô đất không có sổ đỏ nên khi bán lại khó khăn và chật vật, cắt lỗ mới bán được". Khi nói về khoản tiền lời sau khi bán đất, ông T chia sẻ rằng, nếu như để hơn 10 năm thì khoản lời 1 tỷ đồng tưởng lớn nhưng nếu đã trừ đi các chi phí như lãi vay ngân hàng, chi phí đi lại, chi phí cơ hội thì chắc ông lỗ. Nhưng dù sao ông vẫn cảm thấy mình may mắn vì sốt đất trở lại mới có thể bán nhanh được lô đất. Ông T bộc bạch :"Trước đó, lô đất ở Ba Vì của tôi chẳng có ai hỏi mua. Gia đình tôi chán tới nỗi còn xác định quên nó đi để khỏi phải tiếc tiền".
Đất Ba Vì thức giấc sau 10 năm ngủ sâu
Ba Vì từng là tâm điểm của cơn sốt đất trong giai đoạn 2008 - 2010. Vào thời điểm đó, việc Hà Tây được sáp nhập về Hà Nội và thông tin đồn thổi Ba Vì sẽ có khu hành chính, Bộ ban ngành tập trung đã khiến cho giá đất Ba Vì liên tục nhảy múa trong thời gian ngắn, dân đầu tư vì thế đã ùn ùn kéo về đây mua đất đón sóng thị trường. Thời điểm đó, không ít lô đất diện tích lớn trước đó chỉ có vài trăm ngàn đồng/m2 thì trong cơn sốt này đã nhảy lên tới hàng chục triệu đồng.
Tuy nhien khi Hà Nội công bố quy hoạch thi thông tin đồn thổi không phải là sự thật. Theo đó, không có trung tâm hành chính nào được xây dựng tại Ba Vì. Thế nên đất tại khu vực này đã quy đầu tụt dốc không phanh. Giá vì thế cũng đã giảm về mức chưa sốt nhưng cũng chẳng có người hỏi mua.
Sau khoảng 1 thập kỷ ngủ sâu thì trong hai năm gần đây, đất Ba Vì bỗng chuyển mình thức giấc và là địa điểm nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư. Sự trỗi dậy này gắn liền với xu hướng du lịch tại chỗ, trải nghiệm du lịch tại nơi mình sống - đây chính là hệ quả của đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, khu du lịch Ba Vì - Suối Hai cũng nằm trong danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển du lịch Quốc Gia trong giai đoạn 2020 - 2030. Chính thông tin này tiếp tục là cái cớ để môi giới, cò đất đẩy giá đất tại Ba Vì.