Một ngành công nghiệp của Trung Quốc từng đem lại nguồn thu khổng lồ nhưng lại bị giới đầu tư nước ngoài ngó lơ
BÀI LIÊN QUAN
Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm mạnh, báo hiệu tăng trưởng kinh tế kém khả quanTrung Quốc sắp dẫn đầu ngành sản xuất ô tô điện của châu ÂuTín hiệu nào cho thấy sự hồi phục của thị trường bất động sản Trung Quốc?Theo Nhịp sống thị trường, nhà sản xuất Trung Quốc Jessica Wong cùng đoàn đội của cô đã phải chờ đợi tới 4 năm để phim của mình được phát hành dù đã liên tục sửa đổi và gửi phim tới trung tâm kiểm duyệt.
Sau cùng, dự án cũng hòa vốn, tuy nhiên các nhà đầu tư vô cùng thất vọng vì không có lãi do số tiền 100 triệu nhân dân tệ bị “ràng buộc” trong 4 năm.
Bộ phim bị cắt và thay đổi nhiều phân cảnh nhằm đảm bảo phù hợp với nội dung kiểm duyệt tại Trung Quốc, do đó đã không gây được nhiều ấn tượng đối với khán giả. Chưa kể, nhiều rạp phim cũng đóng cửa vì dịch bệnh nên số lượng người xem cũng giảm mạnh.
Nền tảng bán vé Taopiaopiao cho biết tính đến tuần thứ 2 tháng 12/2022, doanh thu chỉ đạt 28,51 tỷ nhân dân tệ, thấp hơn 1 nửa so với mức đỉnh.
Nguy cơ Amazon bị các nền tảng TMĐT Trung Quốc "lấn lướt" ngay tại sân nhà
Trong khi nhiều nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc như TikTok, Pinduoduo hay Shein đang được nhiều người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng thì gã khổng lồ Amazon lại đang đối diện với nhiều khó khăn và phải sa thải hàng chục nghìn nhân sự.Bị Apple “bỏ rơi”, một công ty Trung Quốc hụt mất 60% doanh thu
Goertek - đơn vị lắp ráp Airpods cho Apple có nguy cơ mất 60% doanh thu vì đã để mất vị “khách sộp” này. Bởi họ đã quá phụ thuộc vào Apple trước đó.Mỹ và EU có thể sẽ áp thuế mới lên thép, nhôm của Trung Quốc
Mỹ và EU dường như đang cân nhắc về một mức thuế quan mới đối với thép và nhôm của Trung Quốc trước tình hình ngành kim loại của quốc gia này đang gánh chịu nhiều khó khăn.Wong nói: “Không có nhiều phim đủ hay để chúng tôi muốn ra rạp xem”.
iiMedia Research cho biết vào năm 2017, kinh phí dành cho ngành truyền hình và điện ảnh của Trung Quốc đạt đỉnh 27 tỷ nhân dân tệ, tuy nhiên đã giảm chỉ còn 4,62 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021.
Hiện ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc gặp nhiều rủi ro về vốn đầu tư mạo hiểm và dòng tiền nóng đang dần bị bỏ qua.
Jessica Wong cũng cho biết còn nhiều phim cũng đang chờ được xử lý kiểm duyệt. Việc bị “ỉm hàng” 2-3 năm trước khi phát hành là chuyện bình thường với ngành công nghiệp điện ảnh. Do đó, gây nhiều sức ép lên dòng tiền của cả công ty sản xuất và giới đầu tư.
Thậm chí, bộ phim có thể không được kiểm duyệt chỉ với 1 phân cảnh hay một từ “nhạy cảm”.
Nhà sản xuất phim tư nhân Leo Guan cho biết thị trường điện ảnh Trung Quốc đã mất đi sức hút với các nhà đầu tư phương Tây vì sự kiểm duyệt nghiêm ngặt này. Nhiều bộ phim nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn chiếu tại Trung Quốc.
Guan nói: “Nhiều nhà đầu tư quốc tế trước đây đã có ý muốn đổ tiền vào thị trường điện ảnh Trung Quốc. Họ đã hỏi cách “lách” kiểm duyệt khéo léo mà vẫn giữ được sức hấp dẫn của dòng phim thương mại và có được sự thành công lớn tại nước này”.
Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi. Năm 2021, Leo Guan đã đem một số dự án giàu tiềm năng đến Los Angeles, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có nhà đầu tư nào chú ý ý vì họ biết việc được ra mắt rất khó dù có tự kiểm duyệt và loại bỏ những phân cảnh “không nên có”.
Dannie Wang là một biên kịch dòng phim giả tưởng đã chuyển tới Canada để học viết kịch bản vào năm ngoái. Ông cho hay nhiều nhà đầu tư lớn đã đồng tình phát triển kịch bản giả tưởng thành phim. Cách đây 4 năm, bản quyền của một phóng sự giả tưởng hay có thể có giá hàng triệu nhân dân tệ, tuy nhiên giờ đây các kịch bản này gặp nhiều khó khăn trong việc được cơ quan kiểm duyệt chấp thuận.
Một công ty điện ảnh và truyền hình lớn ở Bắc Kinh đã đầu tư vào một trong những kịch bản hư cấu của Wang, thậm chí còn xác nhận các diễn viên và đạo diễn. Thế nhưng, hiện dự án chưa được kiểm duyệt.
Taopiapiao cho biết 49 phim nhập khẩu nước ngoài tính đến tháng 11 đã được phát hành tại Trung Quốc, trong đó có cả phim của Đài Loan và Hồng Kông. Trong thập kỷ qua, đây là con số thấp nhất. Năm ngoái, có 73 phim nước ngoài được chiếu, có 71 phim 2012 và 136 phim vào năm 2019.
Có 11 trong số 49 bộ phim phát hành năm nay đã ra mắt năm 2021, 4 phim 2020, 3 phim 2019 và thậm chí có 1 phim từ năm 2015.
Thế nhưng, bộ phim “Avatar: The Way of Water” phần tiếp theo trong dự án bom tấn của đạo diễn James Cameron gây bất ngờ khi sẽ được phát hành tại Trung Quốc vào ngày 16/12.
Thống kê từ National Business Daily và trung tâm dữ liệu của Wanda Film Group cho thấy tính đến ngày 20/10, có khoảng 263 phim đã được phát hành tại các rạp chiếu phim của Trung Quốc.
Theo dữ liệu này, tần suất trung bình mà người dân Trung Quốc đi xem phim chỉ còn ít hơn 2 lần/ năm. Con số trung bình là 6 lần/ năm trước đại dịch.
Trong 2 quý đầu, gần ½ rạp chiếu phim ở Trung Quốc đã đóng cửa tạm thời ít nhất 1 lần, trong đó có 61,5% rạp đóng cửa hơn 1 tháng.
Tại một số thành phố của Trung Quốc gần đây, các rạp chiếu phim đã mở cửa hoạt động trở lại. Thế nhưng, những người đi xem phim vẫn cần xét nghiệm PCR âm tính và rạp phải có các quy định số khách nhất định.
Từ thứ 4 tuần trước đến thứ 3, doanh thu bán vé toàn quốc đạt 132,21 triệu nhân dân tệ, tăng so với 96,41 triệu nhân dân tệ trong 7 ngày trước khoảng thời gian này.
Ngành công nghiệp phim ảnh cũng gặp khó khăn khi các nhà làm phim không thể ra nước ngoài trao đổi ý tưởng hay cải thiện trình độ do dịch bệnh.
Báo cáo khảo sát khán giả xem phim Trung Quốc năm 2021 cho thấy 49,4% khán giả tại Trung Quốc quan tâm tới những bộ phim có chủ đề về tội phạm, 41,8% người thích phim về hiện thực xã hội.
“Return to Dust” là bộ phim được phát hành tháng 7 đã thu về 100 triệu nhân dân tệ chỉ trong 3 tháng. Đây là một bộ phim với mức kinh phí 3 triệu nhân dân tệ đã mô tả về cuộc sống nông thôn tại Trung Quốc.
Điện ảnh Trung Quốc hiện đã phần nào khởi sắc dù vẫn chịu ảnh hưởng từ những hạn chế do dịch bệnh hay tình trạng kiểm duyệt phim gắt gao. Ngành công nghiệp này trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ một lần nữa và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư quốc tế.