Một cuộc suy thoái nhẹ có thể không làm nhu cầu dầu giảm đi đáng kể
BÀI LIÊN QUAN
Giá dầu thô thế giới có thể quay về mốc 100 USD/thùng trong hoàn cảnh nào?Giá dầu thế giới lao dốc 4 tuần liên tiếpGiá dầu thế giới quay đầu tăng vọtTrong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng sản xuất ở Mỹ đã chậm lại đáng kể, thậm chí xuống mức thấp nhất kể từ khi phục hồi sau khi đại dịch Covid-19 bắt đầu. Trong bối cảnh Fed đang mạnh tay tăng lãi suất, đây được coi là một dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế Mỹ đang ngày càng hạ nhiệt.
Các nhà phân tích cho biết, trong những tháng tới nếu xu hướng này vẫn còn tiếp diễn, điều này đồng nghĩa với việc một cuộc suy thoái đang đến rất gần với nước Mỹ. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều tin rằng, đó có thể chỉ là một cuộc suy thoái nhẹ, hoặc có thể là một cuộc suy thoái rất ngắn và có thể không ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu dầu thế giới.
Trong khi đó, những tổ chức dự báo lớn, chẳng hạn như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cùng với Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng (EIA) vẫn tiếp tục kỳ vọng nhu cầu dầu trong cả năm nay và năm sau vẫn sẽ tăng trưởng qua từng năm. Thế nhưng, thị trường dầu vẫn đang tập trung vào lo ngại suy thoái trên toàn cầu thay vì dựa vào các yếu tố cơ bản. Đầu tuần này, Giám đốc điều hành Amin Nasser của Saudi Aramco đã có những nhận định về vấn đề này. Cụ thể, ông Nasser cho biết, thời điểm hiện tại, thị trường đang bỏ qua công suất dự phòng toàn cầu rất thấp, thực tế các nhà sản xuất sẽ phải vật lộn với nguồn cung dầu nếu như các nền kinh tế phục hồi.
Từ tốc độ tăng trưởng chậm chạp như hiện nay, dù sớm hay muộn thì các nền kinh tế cũng sẽ phục hồi. Trong khi đó, một số nền kinh tế lớn tại EU như Đức đang đứng trước bờ vực suy thoái. Vì thế, một câu hỏi quan trọng được đặt ra đó là, liệu các nền kinh tế lớn trên thế giới - bao gồm cả Mỹ - có chứng kiến một cuộc “hạ cánh” khó khăn so với mục tiêu của Fed hay không?
Liên quan đến vấn đề này, nhà phân tích thị trường John Kemp của Reuters cho biết, dữ liệu mới nhất về hoạt động sản xuất của Mỹ cũng như việc thắt chặt tiền tệ cùng với mối lo ngại suy thoái đã khiến cho xác suất hạ cánh ngày càng khó khăn hơn. Kết quả từ cuộc khảo sát mới nhất của Viện Quản lý Cung ứng (ISM), trong tháng 9 năm nay, lĩnh vực sản xuất của Mỹ đã tiếp tục được mở rộng, thế nhưng ghi nhận ở mức thấp nhất kể từ khi phục hồi sau khi đại dịch bắt đầu.
Một cuộc suy thoái nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến nhu cầu dầu
Đáng chú ý, Timothy Fiore - Chủ tịch Ủy ban Khảo sát Kinh doanh Sản xuất ISM, cho biết nhu cầu giảm bớt và chỉ số đơn đặt hàng mới và chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới đều giảm đã cho thấy được sự sụt giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp. Thế nhưng, có một tin tốt đó là, hoạt động sản xuất đã được mở rộng trong tháng thứ 28 liên tiếp. Ngược lại, tốc độ mở rộng lại diễn ra ở mức chậm nhất kể từ tháng 5/2020 - thời điểm mà cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra đã đạt đến đỉnh điểm.
Jennifer Lee, nhà kinh tế cấp cao tại BMO Capital Markets đã có những bình luận về dữ liệu kinh tế Mỹ thời gian gần đây trên Reuters. Lee khẳng định rằng: “Tất cả đều do chi phí vay cao hơn trong khi nhu cầu yếu hơn”. Đồng thời, một cuộc suy thoái kinh tế nhẹ có thể sẽ không khiến nhu cầu dầu giảm đi đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh việc chuyển đổi từ khí đốt sang dầu đang diễn ra ở nhiều nước châu Âu và châu Á trong mùa đông năm nay vì thiếu hụt khí đốt tự nhiên.
Thế nhưng, trong những tuần gần đây đã xuất hiện những dấu hiệu đáng buồn về sự suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Mới tháng trước, FedEx đã báo cáo số liệu hàng quý thấp hơn so với kỳ vọng của hãng này, nguyên nhân do nền kinh tế vĩ mô ở châu Á đang ngày càng suy yếu cùng với những thách thức về dịch vụ tại châu Âu. Điều đáng nói, FedEx đã rút lại dự báo về thu nhập năm tài chính 2023 kể từ tháng 6 năm nay trong bối cảnh kỳ vọng về một môi trường hoạt động sẽ tiếp tục biến động.
Ngoài ra, tăng trưởng thương mại hàng hải trên toàn cầu cũng đang dần chậm lại. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế toàn cầu trên thế giới đang giảm tốc. Bên cạnh đó, suy thoái ở những thị trường lớn cũng nhiều khả năng sớm thành hiện thực và đe dọa đến nhu cầu dầu mỏ.
Hãng cung cấp dữ liệu vận chuyển Xeneta cho biết, Chỉ số Vận chuyển Xeneta trên toàn cầu trong tháng 9 đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể so với tháng 8, đồng thời đây cũng là mức giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1/2022, mức giảm là 1,1%. Bù lại, những tập đoàn kinh doanh hàng hóa và dầu thô nhấn mạnh, nhu cầu dầu thời điểm hiện tại vẫn khá ổn định.
Đồng quan điểm, các nhà kinh tế và nhà nghiên cứu tại nhiều hãng giao dịch hàng đầu tại Hội nghị dầu thô châu Âu Argus ở Geneva khẳng định, nhu cầu dầu toàn cầu vẫn phục hồi bất chấp nhiều nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, thậm chí vẫn có khả năng giữ vững dù suy thoái xảy ra. Trong những tháng gần đây, tiêu thụ dầu cũng đã ghi nhận mức tăng bất ngờ, không có sự phá hủy nhu cầu đáng kể giống như dự kiến trước đó.
Cụ thể, Saad Rahim - nhà Kinh tế trưởng của Trafigura chia sẻ: “Tất cả các yếu tố khác nhau đều cho thấy một điều rằng, chúng ta có thể đang đi vào giai đoạn suy thoái, thế nhưng nó sẽ ngắn hơn và không sâu như những gì mọi người vẫn nghĩ”.