"Nỗi đau" nghề môi giới (bài 13): Nhiều lỗ hổng cần được lấp đầy
BÀI LIÊN QUAN
"Nỗi đau" nghề môi giới (bài 11): Cần ứng dụng giúp môi giới BĐS chốt nhanh và giữ khách lâu hơn"Nỗi đau" môi giới (bài 9): Ứng dụng công nghệ vào bán bất động sản còn hạn chế"Nỗi đau" nghề môi giới (bài 5): Môi giới chán nản, không muốn mở cửa văn phòngThiếu cơ sở đào tạo chuyên nghiệp
Tính đến thời điểm hiện tại, môi giới là ngành nghề đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, thế nhưng lại có rất ít địa phương có các cơ sở đào tạo về kiến thức làm nghề. Theo số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tính đến tháng 5 năm nay chỉ có 10% người làm nghề môi giới có chứng chỉ hành nghề, có nghĩa là cứ 10 nhân viên môi giới thì chỉ có 1 người được công nhận đạt trình độ quốc tế.
Chị Hà Linh – nhân viên môi giới tại khu vực Hà Nội cho biết: “Bản thân tôi là một tay ngang trong nghề môi giới, chuyển nghề với lượng kinh nghiệm bằng không, kiến thức chuyên môn không có, tôi cũng đăng kí một số khoá học làm nghề. Nhưng với một lĩnh vực đòi hỏi hỏi rất nhiều kỹ năng như môi giới bất động sản thì với 3-4 buổi học, chúng tôi vẫn cảm thấy mông lung khi đi làm, nhất là khi làm việc trực tiếp với khách hàng”.
Bất động sản tháng "cô hồn": Môi giới xin nghỉ việc tạm thời, nhà đầu tư "ủ rũ" vì thị trường chậm nhịp
Không chỉ môi giới "ngán" tháng cô hồn mà các nhà đầu tư cũng đang "ủ rũ" vì thị trường bất động sản chậm nhịp. Nhiều người lo lắng nếu như tình hình khó khăn kéo dài sẽ khó gồng gánh BĐS, thậm chí có thể phải tính đến phương án bán dưới giá vốn.Môi giới bất động sản bỏ nghề làm công nhân vì chán cảnh quần là áo lượt mà không có tiền
Có thể thấy, khi thị trường bất động sản sôi động đã có nhiều người nhảy việc sang làm môi giới với mộng sẽ có tưởng lương cao, công việc nhàn hạ. Dù vậy, bước chân vào nghề cũng đã có không ít người vỡ mộng và cảm thấy chán nản cảnh quần là áo lượt nhưng túi không có tiền.Bên cạnh một bộ phận môi giới chuyên nghiệp, dành toàn bộ thời gian, tâm sức cho công việc bán dự án thì vẫn còn tồn tại không ít môi giới không chuyên, hành nghề theo kiểu nghề "tay trái". Từ công chức, viên chức, người làm văn phòng cho đến người lao động làm xe ôm, bán hàng nước….vẫn có thể chỉ trỏ, cò kè mua bán bất động sản, miễn là họ có thông tin. Cũng không hiếm những người làm nghề theo kiểu “tội gì không làm” bởi “nghe người ta nói làm nghề này nhanh giàu” hay “nghề này đơn giản, ai cũng làm được, làm vài tháng ăn cả năm”. Thậm chí nhiều người chỉ tốt nghiệp THPT nên thực tế kiến thức ngành nghề của họ không nhiều, thông qua thời gian được chủ đầu tư và các sàn đào tạo, môi giới dần trở thành người bán hàng linh hoạt, ăn nói lưu loát như một chương trình bán hàng đã được lập trình sẵn.
Nhiều ý kiến cho rằng, đa phần lớn môi giới hiện nay vẫn còn làm nghề theo bản năng và phương cách truyền thống. Thời điểm này là thời đại của chuyển đổi số, thế nhưng khi được hỏi về phương pháp làm nghề, các nhà môi giới vẫn trả lời một cách mơ hồ về quy trình làm việc. Từ việc tìm khách, tiếp cận khách hàng, chăm sóc khách hàng vẫn đến lúc “chốt đơn” đều rất thủ công.
Đi đâu để tìm khách hàng? Với lượng data rất nhỏ do các sàn cung cấp, người môi giới phải tự đi tìm cơ hội cho mình ở các mối quan hệ xung quanh, nhưng phần lớn môi giới đều cho rằng, kể từ khi làm nghề các mối quan hệ cũng ngày càng giảm bớt vì nhiều lý do khác nhau.
Với sự bùng nổ của mạng xã hội, các hoạt động mua bán đất trên facebook, zalo, tiktok... đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp làm việc lại còn thiếu kế hoạch triển khai một cách phù hợp. Chị Quỳnh Trang – nhân viên môi giới có kinh nghiệm 2 năm làm nghề tâm sự: “Rất khó để tìm kiếm được tệp khách hàng nét, bởi lượng khách có nhu cầu thực ngày càng ít, vừa trải qua thời điểm dịch bệnh thì bước vào thời kỳ siết vốn, chính vì thế chỉ trông chờ vào người quen bạn bè và đăng bài trên facebook thì nguy cơ phải bỏ việc là rất lớn. Biết là phải đổi mới, phải thay đổi những kiến thức làm web không có, chạy quảng cáo thì chi phí quá lớn. Trong khi có những người 6-7 tháng không có giao dịch thì để duy trì cuộc sống hằng ngày đã là điều vất vả”.
Chuyển đổi số mở ra cơ hội mới cho môi giới
Ở thời điểm thông tin mở như hiện nay, môi giới không còn phải “cắm chốt” tại các dự án nữa mà thay vào đó là hoạt động qua điện thoại, qua các sàn giao dịch online. Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam cho biết, kể từ thời điểm 2020, các hoạt động mua nhà của khách hàng đã bắt đầu được trải nghiệm theo phương thức số hóa. Người dân đang dần quen với việc thông qua ứng dụng công nghệ để tìm hiểu sản phẩm, thực hiện giao dịch và chốt các đơn hàng. “Công nghệ đang tạo ra những công cụ giúp thị trường đi nhanh hơn, giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn và giúp người kinh doanh bất động sản có thêm phương pháp để phát triển trong giai đoạn thị trường diễn biến phức tạp như hiện nay”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Chính vì thế, ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp có đủ điều kiện để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn công nghệ để áp dụng vào chuyển đổi số trong quá trình làm việc. Đây cũng chính là lợi thế mà doanh nghiệp Việt Nam đang sở hữu.
Phân tích tình hình thị trường hiện nay cho thấy, khách hàng có thể xem nhà, xem đất qua 4, 5 nhà môi giới, nhưng chưa chắc đã chốt được giao dịch. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do không có tính kết nối giữa khách hàng và nhà môi giới. Chính vì vậy, khi áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động mua bán bất động sản, tính kết nối sẽ là động lực giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhà môi giới và khách hàng.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng công nghệ ngày càng lớn, vì vậy nhu cầu về việc mua bán online cũng không ngừng tăng cao, kể cả việc mua bán nhà, đất. Đây là yếu tố mở ra cơ hội cho việc phát triển và áp dụng chuyển đổi số trong bất động sản”.
Tuy nhiên, vấn đề "đau đầu" nhất của chuyển đổi số trong nghề môi giới không phải là công nghệ mà là tư duy của người làm. Khi người quản lý có tư duy chuyển đổi số triệt để, toàn diện mới đủ khả năng thì mới có thể dẫn dắt tập thể chuyển đổi số thành công, hiệu quả và ngược lại.
Tại Việt Nam, chuyển đổi số còn chậm nhưng mấu chốt vấn đề là ở tư duy người thực hiện. Họ chưa thực sự quyết liệt, có kế hoạch, lộ trình rõ ràng, tư duy chưa đồng bộ, tổng thể. Vì vậy, ngay cả khi áp dụng chuyển đổi số sớm, nhiều doanh nghiệp cũng chưa chắc thành công và thậm chí là thất bại.
Đối với riêng ngành môi giới bất động sản, tư duy nghề nghiệp về môi giới bất động sản còn nhiều vấn đề hạn chế, chưa được xác lập rõ ràng, chất lượng của nhiều người làm môi giới chưa thực sự được đảm bảo. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của môi giới bất động sản tại Việt Nam.