Môi giới "chạy đua" kiếm tiền tỷ tại phân khúc đất nền tỉnh
BÀI LIÊN QUAN
Môi giới tay ngang thành công nhờ “lướt sóng” BĐS: Không cần bỏ vốn nhưng vẫn kiếm lời hàng trăm triệu đồngBí quyết trở thành triệu phú của người đàn ông 37 bằng nghề môi giới BĐS: Từ 500 USD gây dựng nên sự nghiệp lẫy lừngChuyên gia khuyến nghị: Nhà đầu tư cần cẩn trọng trước "chiêu trò" tạo sóng của môi giớiKhoảng 4 tháng nay, chị Ng - một môi giới tự do tại khu Đông Sài Gòn đã rời thị trường đất nền tại TP. Hồ Chí Minh để tìm cơ hội kiếm tiền từ sức nóng của BĐS tỉnh. Chị Ng chia sẻ trong cuộc nói chuyện: "Nay em về thị trường tỉnh bán đất rồi chị ơi. Ở thị trường TP ít khách mà lại không có nguồn hàng...".
Được biết, kể từ thời điểm rời thành phố về thị trường tỉnh, tiền hoa hồng của chị Ng kiếm được cũng khá khẩm hơn so với thời điểm còn làm ở thành phố. Theo lời chị Ng thì làm môi giới bất động sản không có nguồn hàng để bán thì xem như là không thể phát triển nghề nghiệp được. Chính vì thế, trong bối cảnh nguồn cung đất nền thành phố khan hiếm thì cơ hội đất nền tỉnh vẫn còn, nhà đầu tư tìm kiếm mua bán vẫn khá lớn. Khi về tỉnh, chị Ng cùng với nhóm bạn đã tập trung chủ yếu vào bán loại hình đất nông nghiệp, đất vườn. Đây cũng được xem là phân khúc dậy sóng tại các thị trường tỉnh từ năm 2021 đến hiện tại.
Chị Ng tâm sự: "Bán đất nông nghiệp diện tích lớn với mức giá vài trăm triệu đồng/sào là khá dễ bán. Nhà đầu tư cũng vào mua nhiều thậm chí là lướt sóng. Mỗi mảnh giao dịch thành công sẽ có mức hoa hồng giao động từ 30 - 50 triệu đồng. Do mình còn mới bên lượng khách chưa nhiều chứ nhiều bạn dưới này đã kiếm được khoản tiền tỷ chỉ trong vài tháng".
Khi về tỉnh, chị NG đã kết hợp với môi giới địa phương để nhận nguồn hàng rồi sẽ bán theo nhóm. Nhóm sẽ liên kết với nhau liên tục để đưa nguồn hàng về, chào bán rồi chia nhau theo tỷ lệ. Không giống như thị trường thành phố, bán đất nông nghiệp về tỉnh các môi giới hoạt động theo kiểu buông sổ còn việc đi công chứng là việc giữa khách và chủ đất, nếu cần thì môi giới sẽ vào hỗ trợ.
Bởi vì hoạt động với tần suất liên tục tại các khu vực, nhận nguồn hàng và bán ra liên tục cho nhà đầu tư nên trung bình hàng tháng chị Ng cùng với nhóm bạn có thể giao dịch thành công mấy chục lô. Chị Ng bộc bạch: "Có đợt nhà đầu tư đi xem đất và nhờ nhóm mình tìm tới 8 lô một lúc. Khi không có nguồn hàng sẵn thì cả nhóm phải chia nhau trong nhiều ngày đi tìm sản phẩm để nhà đầu tư cọc. Những lô đất đó hiện tại đã lên mặt bằng giá khác".
Theo tìm hiểu, bên cạnh các nhà môi giới đã có nghề thì tại thị trường lân cận cũng xuất hiện các nhà môi giới tay ngang chạy theo cơn sốt đất và kiếm lời hàng trăm đến tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn. Trường hợp anh N (Định Quán, Đồng Nai), dù mới tham gia vào thị trường 2 tháng nhưng anh đã giao dịch thành công 10 lô đất thu về hơn 400 triệu đồng tiền hoa hồng. Mặc dù trước đây không làm nghề môi giới nhưng anh N có nguồn hàng nên kết hợp với môi giới chuyên khác để chào khách. Theo nhà môi giới này thì đa số người mua là dân từ nơi khác về, trong đó phần lớn là đến từ TP. Hồ Chí Minh.
Cũng theo ghi nhận, cơn sóng đất nền đầu năm 2022 rục rịch tại các khu vực tỉnh lân cận Sài Gòn có nhiều môi giới BĐS “đu” theo để tìm cơ hội. Có nhiều người đã lựa chọn rời thị trường thành phố để về tỉnh, thậm chí còn "ăn dầm nằm dề" tại thị trường tỉnh để làm môi giới - đầu tư theo "sóng".
Và theo lời một môi giới lâu năm tại thị trường Nhơn Trạch, Đồng Nai thì thị trường tỉnh vẫn còn nhiều cơ hội dành môi giới bất động sản. Nếu những năm trước các thị trường giáp ranh là mảnh đất ăn nên làm ra của nhà môi giới thì hiện tại các khu vực tỉnh xã xa như Bình Thuận, Bình Định, Lâm Đồng,... lại nổi lên chính là các thị trường có nguồn hàng dồi dào. Chính vì thế mà môi giới vì thế cũng đầu quân nhằm kiếm cơ hội kiếm thêm thu nhập.