Môi giới bất động sản lo "không có Tết" khi thị trường "lao dốc không phanh"
BÀI LIÊN QUAN
Môi giới bất động sản “ôm nhiều hàng cắt lỗ” mong một cái Tết ấm noMôi giới đất nền chật vật chuyển nghề khi không có giao dịchThời điểm siết chặt quản lý môi giới bất động sảnMôi giới không có giao dịch khi thị trường trầm lắng
Theo tìm hiểu, đã 4 tháng trôi qua, văn phòng môi giới bất động sản đặt ở trong chiếc container ở Bắc Giang của anh H (45 tuổi) đã hầu như không có người lui đến khiến cho cỏ dại mọc chắn cả cửa vào. Anh H cho hay, thời kỳ sốt nóng vào cuối năm 2022, đầu năm 2022 thì văn phòng của anh cùng một số văn phòng môi giới bất động sản khác hầu như luôn tấp nập người ra kẻ vào, các quán trà đá xung quanh cũng nhờ thế mà ăn nên làm ra. Nhưng ngay khi ngân hàng điều chỉnh chính sách cho vay và tuyên bố hạn chế room tín dụng với bất động sản, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát thì những điều trên đã không còn nữa.
Cũng đồng tình cảnh với anh H, ông L (60 tuổi) ở Hà Nội chia sẻ rằng thời điểm trước đây ông chuyên chạy xe ôm để đưa khách đi xem đất phân lô ở khu vực Láng - Hòa Lạc rồi cũng có vài lần được chủ đất bo cho số tiền lớn bởi vì dẫn khách mua đất thành công, ông L lúc này đã chuyển hẳn sang nghề môi giới bất động sản.
Thị trường trầm lắng, môi giới bất động sản hết thời sang chảnh
Hiện nay, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại khi mà nguồn cung dần hạn chế, giá bán cao và thanh khoản kém, bị siết vốn vay ngân hàng,... Nhưng thực tế này đã khiến cho môi giới bất động sản chật vật trong việc tìm khách và ngán ngẩm khi cả tháng không hề có một giao dịch nào. Thị trường cũng được dự báo là sẽ khó khăn nên môi giới bỏ nghề và sàn giao dịch bất động sản đóng cửa.Làn sóng môi giới bày sổ đỏ để quay TikTok bán đất ngày càng nhiều
Trong những ngày gần đây, làn sóng bày bán sổ đỏ ra vỉa hè đang ngày càng lan rộng ở trên các nền tảng mạng xã hội, môi giới địa ốc chia sẻ nhiều chiêu thức câu khách mua bán bất ở trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần suy thoái.Ông L thổ lộ: “Có độ cuối năm, chủ đất sau khi tiến hành giao dịch thành công thì thường cao hứng thưởng công cho tôi vài triệu đồng môi giới, dẫn khách. Có ngày hai ba lần như thế nên Tết đến tôi ấm no lắm. Nhưng giờ thì khác rồi, vài tháng không hề có ai gọi điện đến nhờ tôi dẫn đi xem đất và có chăng chỉ là vài người mua đất ở nhưng họ nghe bảo chủ nhà báo giá xong thì cũng chạy mất dép. Khả năng là Tết này không ấm no được như mọi năm rồi’.
Không chỉ có môi giới mà nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đang phải gồng lưng trả nợ cho nhân viên, trong khi đó thì các dự án phải tạm ngừng triển khai bởi thiếu vốn. Hay thậm chí là các doanh nghiệp này đang phải chuẩn bị phương án cắt giảm nhân sự.
Cũng tương tự, có một số công ty môi giới cho hay, vài tháng nay đã phải chia nhỏ lương thành nhiều đợt trả dần cho nhân viên bởi nguồn vốn không còn nhiều. Thời điểm trước đó, công ty đã tiến hành phân phối vài dự án nhà phố lớn nhưng từ khi siết tín dụng vay, việc bán hàng khó khăn và giao dịch lác đác. Để có thể xoay dòng tiền duy trì bộ máy hoạt động thì công ty này đã phải chấp nhận việc đi vay ngoài với mức lãi suất cao. Thời gian sắp tới, doanh nghiệp đã tính đến chuyện sẽ tạm thời cắt giảm lương nhân viên và thậm chí phải cắt giảm nhân sự.
Không nên “bóp nghẹt” tín dụng BĐS một cách đại trà
Theo các chuyên gia, thanh khoản lao dốc và dòng tiền thiếu hụt, loay hoay tìm kiếm kênh huy động vốn cũng đang khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản trở nên khốn đốn chạy vạy để lo chi phí duy trì hoạt động.
Trong khi đó thì Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho hay, hiện nay doanh nghiệp địa ốc đang rất khó khăn và đứng trước khả năng sẽ có thể rơi vào tình trạng suy thoái. Một số Tập đoàn và doanh nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ nghỉ ngơi khi không có giao dịch và thanh khoản có chiều hướng giảm sâu. Gánh nặng về việc vận hàng đã buộc các công ty phải tiến hành bán bớt tài sản, dự án và chấp nhận chiết khấu giảm sâu từ 40 - 50% giá trị của hợp đồng để tìm khách mua.
Song song với đó, tình trạng thu hẹp quy mô kinh doanh và dừng hoặc là hoãn hoạt động thi công dự án, không triển khai các dự án mới cũng như nhưng phát hành cổ phiếu đang ngày càng gia tăng. Hơn thế, có không ít doanh nghiệp phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động và thậm chí có tập đoàn đã giảm đến 50% lực lượng lao động.
Đứng trước tình hình này, ông Lê Hoàng Châu đã kiến nghị với Chính Phủ sớm tháo gỡ tình trạng khó khăn cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại cũng đã tạm nộp tiền sử dụng đất để có thể đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường. Còn Ngân hàng Nhà nước cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà được tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng để có thể gia tăng tính thanh khoản.
Song song với đó cũng cần tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, người mua nhà hay các nhà đầu tư có thể được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng đối với các dự án của các chủ đầu tư có uy tín thương hiệu và cũng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhất là các dự án nhà ở giá vừa với túi tiền và các dự án nhà ở xã hội. Và việc tạo điều kiện hay chọn lọc các doanh nghiệp bất động sản đủ năng lực, uy tín để cho vay là phù hợp ở thời điểm này. Đây cũng là cơ hội để có thể phát triển các dự án lại vừa tạo được nguồn cung mới cho thị trường lại vừa có thể giải quyết tình trạng hàng loạt các dự án đang đình trệ vì thiếu vốn.
Các chuyên gia khác cũng bày tỏ, thị trường hiện nay cũng có nhiều phân khúc khác nhau dành cho những đối tượng và nhu cầu khác nhau. Nếu như bóp nghẹt tín dụng một cách đại trà thì sẽ khiến cho cả thành phố gặp khó. Chính vì thế mà Chính phủ cũng có thể xem xét cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có năng lực hay các phân khúc hướng đến nhu cầu ở thực để không đánh đồng thị trường chung,...