Môi giới bất động sản chuyển sang bán nước, buôn rau khi thị trường “ế ẩm”
BÀI LIÊN QUAN
Chủ đất “thở oxy”, môi giới tận tình giúp… nhưng khó cứuNhiệm vụ của môi giới bất động sản là gì?Cơ hội nào cho môi giới bất động sản khi thị trường khó khăn?Theo 24h, “trà đá hay nước mía em ơi” chính là câu nói quen thuộc của anh K (39 tuổi - môi giới đất nền có tiếng ở Bắc Giang) khi thấy n người lạ ghé vào hàng nước dựng tạm trước cổng một dự án đất nền ở Bắc Giang.
Anh K nói rằng, cách đây hơn 1 năm trước anh từng đứng ở khu vực này nhưng khi đó anh chào người lạ bằng câu: “Xem đất nền anh ơi, giá lúc non đầu tư là có lãi”. Mặc dù vậy thì kể từ khi thị trường trầm lắng, nhà đầu tư thưa vắng thì anh chuyển sang bán nước cho công nhân xây dựng khu vực xung quanh để có được đồng ra đồng vào.
Cũng tương tự anh K, ông L (46 tuổi) từ một môi giới nhà đất có tiếng mát tay và có số má, thuộc hàng VIP cũng đang tất bật làm thương lái rau củ ở chợ đầu mối Hà Nội.
Trên thực tế, không chỉ anh K và ông L mà có không ít môi giới bất động sản cũng đang gặp khó khăn bởi vì thị trường nguội lạnh trong thời gian dài.
Chia sẻ ở buổi công bố báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2023, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn - ông Nguyễn Quốc Anh cũng nhận định nửa năm qua thị trường bất động sản đã trải qua không ít khó khăn, thách thức chưa thể khắc phục.
Chi tiết, dữ liệu của Batdongsan.com.vn cũng chỉ ra, lượng tìm mua bất động sản toàn quốc trong nửa đầu năm 2023 ghi nhận giảm 33% so với cùng kỳ năm trước, lượng đăng bán bất động sản cũng ghi giảm 44%.
Đặc biệt, lượng quan tâm tìm mua đất nền cũng giảm gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình giao dịch trầm lắng bởi niềm tin của người mua, nhà đầu tư bị ảnh hưởng cùng những khó khăn về hạn mức tín dụng, lãi suất vay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Như thế, cả nguồn cung lẫn lực cầu của bất động sản vẫn đang đối diện với nhiều thách thức.
Và minh chứng là qua khảo sát với gần 1000 môi giới bất động sản cho thấy, khó khăn lớn nhất khiến cho các giao dịch nhà đất không thể chốt kèo chủ yếu là bởi người mua có tâm lý muốn giữ tiền chờ bất động sản giảm thêm. Trong khi số khác cảm thấy hoang mang và nghi ngại thị trường bất động sản sẽ vẫn còn tiêu cực cho nên chưa dám bỏ tiền vào.
Trong khi đó thì hạn mức tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, ở mức 3,58%, lãi suất huy động giảm mạnh tuy nhiên lãi suất vay vẫn ở mức cao trên 13%. Còn kênh huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.
Chính vì thế, dù Chính Phủ đã có những động thái quyết liệt gỡ khó, từ tháo gỡ pháp lý cho hàng loạt dự án, hạ lãi suất điều hành, liên tục giảm lãi suất huy động,... tuy nhiên thị trường bất động sản vẫn chưa thể vực dậy. Bởi vì các chính sách mà Chính phủ đưa ra chưa kịp “ngấm” vào thị trường.