Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng mới & chi tiết nhất năm 2021
Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng là loại giấy tờ gì? Loại giấy tờ này có công năng như thế nào? Tầm quan trọng của nó ra làm sao? Nội dung bao gồm những gì? Tại sao phải làm hợp đồng xây dựng? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ làm rõ hơn một số điều cần biết về loại giấy tờ này cho những ai có nhu cầu cần đến nó.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu biên bản cam kết xây dựng công trình, nhà ở mới nhất 2021
Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng là gì?
Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng là mẫu thường được sử dụng khi các bên ký kết hợp đồng và có thay đổi, điều chỉnh về nội dung và có các điều khoản về thay đổi hợp đồng xây dựng thì sử dụng phụ lục hợp đồng để hoàn thiện theo như thoả thuận
Quy định về hiệu lực bản phụ lục hợp đồng xây dựng
Theo như quy định về điều khoản 6 và điều 2 nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng thì phụ lục hợp đồng xây dựng nhà ở được định nghĩa như sau:
- Phụ lục của hợp đồng xây dựng chính là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm rõ và sửa đối bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng xây dựng
- Phụ lục hợp đồng xây dựng sẽ được sử dụng khi thay đổi thông tin tài khoản, điều chỉnh giá trị vật liệu, điều chỉnh tổng dự toán, điều chỉnh hạng mục thi công, thay đổi điều khoản bảo hành, thay đổi điều khoản thanh toán
Bản mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng
Đây là bản mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng. Chúng tôi sẽ đính kèm dưới đây để các bạn tham khảo và có thể tải về
Mẫu phụ lục hợp đồng thi công xây dựng: TẠI ĐÂY
Nội dung cơ bản phụ lục hợp đồng xây dựng
Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng bao gồm những nội dung như sau:
- Thông tin các bên phụ lục hợp đồng
- Nội dung được thay thế, chỉnh sửa và bổ sung, ghi nhận các thoả thuận của hợp đồng xây dựng
- Lý do thay đổi, sửa đổi và bổ sung hợp đồng xây dựng
- Thời điểm áp dụng của phụ lục
- Cách áp dụng phụ lục hợp đồng trong thực tế
Trong trường hợp điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng. Khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt về chủ đầu tư và nhà thầu tính toán. Thoả thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng
Phụ lục hợp đồng phát sinh khối lượng trong xây dựng cần có những nội dung sau:
- Khối lượng công việc cụ thể, khối lượng phát sinh
- Tiêu chuẩn và chất lượng của số lượng tăng thêm
- Giá cả và hình thức thanh toán bổ sung
- Thời gian gia hạn thực hiện
- Các thoả thuận và ghi nhận được giữ nguyên
- Cam kết và ký kết giữa các bên
Lưu ý khi lập phụ lục hợp đồng
- Về hình thức: Theo như quy định ở trên, vì phụ lục hợp đồng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Do vậy, nếu như hợp đồng được hoàn thành và có công chứng, chứng thực, phải đăng ký, nên phụ lục hợp đồng cũng phải tuân theo quy chế
- Về nội dung: Hiệu lực và nội dung của nó phụ thuộc hoàn toàn vào hợp đồng. Do đó nên khi xác lập phụ lục, căn cứ vào nội dung của hợp đồng ban đầu.Tiếp đến nội dung của phụ lục vừa không được trái với nội dung của hợp đồng vừa không được vi phạm điều cấm và không trái với đạo đức xã hội
- Bên cạnh đó còn phải căn cứ vào đối tượng tham gia ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thoả thuận, không được ép buộc, lừa dối và ký kết đúng thầm quyền và phạm vi
Mối quan hệ giữa phụ lục và hợp đồng xây dựng
Được biết phụ lục hợp đồng và hợp đồng xây dựng có mối quan hệ liên kết mật thiết vì phụ lục hợp đồng quy định một số điều khoản của hợp đồng cho nội dung phải phụ thuộc và không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trừ khi có những thoả thuận bên ngoài nếu không trong bảng phụ lục hợp đồng mà trái với các điều khoản hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu lực. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản sai trái với các điều khoản trong hợp đồng thì coi như đã được sửa đổi
Nếu hợp đồng bị vô hiệu lực một phần hoặc toàn bộ thì phụ lục hợp đồng cũng sẽ bị vô hiệu lực. Nhưng nếu trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Phân loại phụ lục hợp đồng thi công
- Loại 1: Phụ lục hợp đồng như một phần bổ sung cho hợp đồn chính và được lập đồng thời với hợp đồng chính. Phụ lục loại này thường được quy định cụ thể về công việc, thục hiện, tiêu chuẩn và hàng hoá...
- Loại 2: Phụ lục hợp đồng để bổ sung và sửa đổi một vài quy định của hợp đồng đã được lập trước đó. Phụ lục thường là thay đổi các nội dung của hợp đồng đã lập như: Gia hạn, rút ngắn hợp đồng, điều chỉnh đang tăng hoặc giảm
Có thể bạn quan tâm: Các loại hợp đồng xây dựng chuẩn và mới nhất năm 2021
Trước khi tiến hành làm hợp đồng xây dựng và cần đến mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây đêt biết thêm chi tiết hơn.