meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mất trắng 1,2 tỷ đồng trong lần đầu khởi nghiệp, 9x làm lại từ đầu bằng một startup khác, doanh thu hàng năm lên tới 15 tỷ đồng

Thứ bảy, 01/10/2022-21:10
Anh Trần Thiện Dương (SN 1991, TP.HCM) hiện đang là ông chủ của Công ty Cổ phần Laman chuyên về kinh doanh nước ép trái cây và hoa quả tươi. Chàng trai 9x đã trải qua rất nhiều khó khăn và mất mát mới có được những thành công bước đầu như ngày hôm nay.

Sau khi tốt nghiệp năm 2012 ngành Kinh tế Đối ngoại, Dương làm việc cho một ngân hàng. Tuy nhiên, trong sâu thẳm trái tim mình, Dương nhận ra bản thân có ước mơ và đam mê với việc kinh doanh.

Vì thế, trong khoảng thời gian năm 2016-2017, Dương vừa làm việc tại ngân hàng, vừa tranh thủ kinh doanh thêm mảng sách trên Tiki. Bước đầu, 9x đã đạt được một trong số những nhà bán lẻ xuất sắc. Sau đó, anh nhận ra rằng, nếu cứ kinh doanh sách như thế chẳng khác nào buôn bán đơn thuần. Điều mà chàng trai trẻ mong muốn là có thể xây dựng nên một thương hiệu cho riêng mình. 

Mất trắng 1,2 tỷ đồng trong lần đầu khởi nghiệp

Năm 2019, Dương tự mình mày mỏ, sau đó mở cửa hàng kinh doanh về giày công sở cho phái nữ, thương hiệu là Lamanda do chính mình sáng lập và đã đăng ký độc quyền về thương hiệu. Để toàn tâm toàn ý cho việc kinh doanh, chàng trai trẻ đã nghỉ việc ngân hàng sau 5 năm gắn bó, đồng nghĩa với việc tử bỏ mức lương 25-30 triệu đồng/tháng - mức lương khá ổn định và được nhiều người mơ ước.


Ngày nào cũng thế, cứ một ngày Dương dậy từ 5 giờ sáng, đi chợ mua trái cây và rau củ rồi về nhà tự pha chế, sau đó bán hàng từ 7h sáng đến 22h đêm
Ngày nào cũng thế, cứ một ngày Dương dậy từ 5 giờ sáng, đi chợ mua trái cây và rau củ rồi về nhà tự pha chế, sau đó bán hàng từ 7h sáng đến 22h đêm

Sau đó, Dương đã liên tục mở 3 chi nhánh tại TP.HCM sau khi liên hệ được với nhà sản xuất tại xưởng, hợp tác để họ tiến hành gia công giày da mang thương hiệu của mình. Không lâu sau đó, 9x tiếp tục hợp tác với một cộng sự khác, để người này rót vốn thêm. Tuy nhiên, quá trình hợp tác không được thuận lợi, mâu thuẫn lớn xảy ra đã khiến Dương quyết định từ bỏ, dứt áo ra đi chỉ giữ lại duy nhất chiếc bàn thu ngân. 

“Số tiền 1,2 tỷ đồng được dồn từ số tiền tích cóp trong khoảng thời gian 5 năm đi làm ngân hàng cùng với vay thêm bạn bè đều đã mất trắng khi kinh doanh giày. Khi ấy, mình không còn một đồng nào trong tay, đến những bữa ăn hàng ngày cũng không còn tiền để mua, mình đã phải nhờ đến bạn nhân viên cũ trợ giúp đồ ăn”, Dương kể lại.

Không chấp nhận thất bại này, Dương đã tận dụng chiếc máy ép và máy xay sinh tố - đây là những tài sản có giá trị nhất trong nhà thời điểm đó để chuyển sang khởi nghiệp nước ép trái cây. Cuối năm 2020, một người bạn đã cho Dương mượn 30 triệu đồng. Cầm số tiền này trong tay, Dương đi thuê một cửa hàng tại quận Phú Nhuận với diện tích chỉ vỏn vẹn chỉ 6m2, chi phí thuê mặt bằng chỉ ở mức 3 triệu đồng/tháng. Trong những ngày đầu tiên, Dương còn chưa dám mở cửa hàng bán trực tiếp mà chỉ gửi thực đơn để nhờ đồng nghiệp cũ đặt mua uống thử nhằm kiểm tra chất lượng. Sau đó 1 tuần, Dương mới mở cửa hàng bán trực tiếp.  


Không chấp nhận thất bại này, Dương đã tận dụng chiếc máy ép và máy xay sinh tố - đây là những tài sản có giá trị nhất trong nhà thời điểm đó để chuyển sang khởi nghiệp nước ép trái cây
Không chấp nhận thất bại này, Dương đã tận dụng chiếc máy ép và máy xay sinh tố - đây là những tài sản có giá trị nhất trong nhà thời điểm đó để chuyển sang khởi nghiệp nước ép trái cây

Ngày nào cũng thế, cứ một ngày Dương dậy từ 5 giờ sáng, đi chợ mua trái cây và rau củ rồi về nhà tự pha chế, sau đó bán hàng từ 7h sáng đến 22h đêm. 

Doanh thu hiện tại lên đến 15 tỷ đồng/tháng

Dương cho biết, tháng đầu tiên quán của anh vẫn chưa có nhiều khách. Mãi đến tháng thứ 2 và thứ 3, lượng khách mới bắt đầu ổn định hơn, doanh thu ở mức 70-90 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ đi hết tất cả chi phí, lợi nhuận thu về dao động trong khoảng 25-30 triệu đồng. Sau khi bán hàng ổn định, Dương mới bắt đầu thuê nhân viên phụ giúp, trong khi bản thân tập trung mày mò để tự thiết kế tem nhãn hiệu và in tờ rơi, mở fanpage trên facebook để quảng cáo thương hiệu Laman Juice của bản thân. Không chỉ bán trực tiếp tại cửa hàng, sản phẩm nước ép còn được Dương bán online trên các kênh giao hàng như Grab. 

Những ngày đầu kinh doanh, sản phẩm nước ép cũng chỉ là nước ép trái cây đơn thuần. Thế nhưng càng làm, Dương lại càng quyết tâm phải tạo ra một sản phẩm khác biệt với những gì mà thị trường đang có; nước ép cũng không chỉ đơn thuần từ trái cây như trước. Sau thời gian tự tìm tòi, nghiên cứu các công thức nước ép tại các website Mỹ rồi cải tiến và điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị của người Việt, từ đó cho ra các loại nước ép có tác dụng hỗ trợ và cải thiện sức khỏe, làn da từ những loại rau củ như cần tây, cải bó xôi…


Sau thời gian tự tìm tòi, nghiên cứu các công thức nước ép tại các website Mỹ rồi cải tiến và điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị của người Việt, từ đó cho ra các loại nước ép có tác dụng hỗ trợ và cải thiện sức khỏe
Sau thời gian tự tìm tòi, nghiên cứu các công thức nước ép tại các website Mỹ rồi cải tiến và điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị của người Việt, từ đó cho ra các loại nước ép có tác dụng hỗ trợ và cải thiện sức khỏe

Khi ấy, các dòng nước ép cải thiện sức khỏe vẫn còn mới, Dương may mắn có được nguồn khách ổn định, cộng thêm nhiều khách hàng ổn định. Có thêm nguồn lợi nhuận, Dương có thêm động lực để mở thêm các cửa hàng mới. Chỉ sau 6 tháng, chàng trai 9x đã mở được cửa hàng thứ hai cách cửa hàng đầu tiên hơn 1km. Dần dần, anh mở thêm được 12 cửa hàng khác. 

Tuy nhiên, đang kinh doanh thuận lợi, dịch Covid-19 bất ngờ ập đến khiến Dương buộc phải đóng cửa 6 cửa hàng, chỉ để lại 6 cửa hàng hoạt động như bình thường. Để duy trì những cửa hàng này, Dương chuyển sang kinh doanh thêm cả trái cây tươi, rau xanh được nhập từ Đà Lạt trong thời gian TP.HCM bùng phát dịch bệnh. Dương chủ yếu bán hàng online trên các trang thương mại điện tử trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên chỉ sau 2 tháng, doanh thu của các cửa hàng đã đạt 2 tỷ đồng.  

Thời điểm hiện tại, nguồn rau xanh này vẫn còn đang hoạt động, đồng thời còn là kho cung cấp nguồn nguyên liệu tươi sạch nhất cho hệ thống cửa hàng nước ép Laman Juice. Dương hiện có 2 cửa hàng kinh doanh chính cùng với 5 cửa hàng nhượng quyền thương hiệu. Được biết, thực đơn cửa hàng của chàng trai 9x gồm 35 loại nước ép trái cây được sử dụng từ 15 loại rau củ và trái cây. Loại nước ép bán chạy nhất tại cửa hàng chính là nước ép mix cần tây với táo, dứa. Giá bán của loại nước ép này dao động trong khoảng từ 28.000 đến 40.000 đồng tùy theo ly hoặc chai. 

Chia sẻ thêm về hướng đi của mình, Dương cho biết: “Dòng sản phẩm nước ép của hệ thống cửa hàng Laman Juice chuyên về sức khỏe và phục vụ thị trường ngách. Tất cả nguồn rau, củ, quả đều được tuyển chọn nguyên liệu tươi ngon; khi có đơn hàng cửa hàng mới ép để đảm bảo độ ngon khi đến tay khách hàng. Sau khi có được dữ liệu khách hàng, thực đơn sẽ được bổ sung thêm các dòng sản phẩm thanh lọc cơ thể, giảm cân, đẹp da, duy trì vóc dáng, cải thiện hệ tiêu hóa… Laman Juice cũng có các gói liệu trình 7 ngày, 14 ngày hoặc 28 ngày để khách hàng thoải mái lựa chọn, sau đó sản phẩm sẽ được chuyển đến tận nhà khách hàng ngày”.


Nếu như tính trung bình doanh thu từ tất cả các cửa hàng nước ép là khoảng 12 tỷ đồng/năm; doanh thu từ cửa hàng bán trái cây tươi là khoảng 3 tỷ đồng/năm, tổng là 15 tỷ đồng/năm
Nếu như tính trung bình doanh thu từ tất cả các cửa hàng nước ép là khoảng 12 tỷ đồng/năm; doanh thu từ cửa hàng bán trái cây tươi là khoảng 3 tỷ đồng/năm, tổng là 15 tỷ đồng/năm

Theo Dương, hiện nay những cửa hàng chính lớn nhất đã hoạt động ổn định, doanh thu 12-16 triệu đồng/ngày; trong khi những cửa hàng khác doanh thu rơi vào khoảng 120-150 triệu đồng/tháng. Nếu như tính trung bình doanh thu từ tất cả các cửa hàng nước ép là khoảng 12 tỷ đồng/năm; doanh thu từ cửa hàng bán trái cây tươi là khoảng 3 tỷ đồng/năm, tổng là 15 tỷ đồng/năm.

Trong thời gian tới, Dương vẫn tiếp tục mở rộng các cửa hàng nhượng quyền, trong đó có một cửa hàng tại Hà Nội và một cửa hàng tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang được triển khai, dự kiến cuối năm nay sẽ đi vào hoạt động. Dương cũng bổ sung nhiều món mới vào thực đơn, bên cạnh nước ép sẽ có thêm các món salad từ rau xà lách… mang đến những bữa ăn healthy cho khách hàng.

Nhìn lại quá trình khởi nghiệp của mình cho đến hiện tại, Dương nhận ra rằng thất bại chính là bài học giúp chúng ta trưởng thành hơn. Hãy cứ tin tưởng vào bản thân, từng bước thực hiện thành công chắc chắn sẽ tìm đến.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 giờ trước