Mặt trái của giá xăng giảm, người Mỹ không biết nên vui hay buồn
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, trước đó hãng chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích về năng lượng OPIS cho biết, vào ngày 2/12, giá xăng không chì tại Mỹ giảm xuống còn 3,43 USD/gallon. Có thể xem đây là mức thấp nhất kể từ khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, và giá đã giảm 30% so với mức giá kỷ lục 5 USD/gallon vào tháng 6 vừa qua.
Giới phân tích cho rằng, giá xăng tại Mỹ giảm với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đầu tiên phải nhắc đến triển vọng suy yếu kinh tế thế giới đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.
Nghiên cứu cập nhập của Capital Economics cho biết, việc Trung Quốc giảm nhập khẩu chính là một yếu tố quan trọng khiến giá dầu trên thị trường giảm. Thị trường tỷ dân này đang chiếm 16% tổng tiêu thụ dầu thô toàn cầu vào năm ngoái.
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ cũng đã tăng công suất sau khi nhiều tổ hợp đã phải dừng hoạt động tạm thời để duy trì việc bảo dưỡng. Đây cũng được xem là một nguyên nhân khiến giá xăng giảm đi.
Người đứng đầu bộ phận phân tích năng lượng tại OPIS - Chuyên gia Tom Kloza cho rằng, giá xăng tại Mỹ vẫn còn có thể hạ nhiệt vào kỳ nghỉ lễ tới đây và trong 60 ngày tới sẽ là quãng thời gian khá dễ chịu cho người dân Mỹ.
Tổng nguồn cung xăng dầu năm 2023 tăng bao nhiêu?
Theo kịch bản tăng trưởng tổng nguồn cung xăng dầu tối thiểu năm 2023 của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp đầu mối phải mua và nhập 25,9 - 26,7 triệu m3, tấn xăng dầu, so với năm 2022 tăng 10 - 15%.Giá xăng trong nước tiếp tục giảm mạnh hơn 1.000 đồng/lít
Tính đến thời điểm hiện tại, giá của các mặt hàng trong nước đã ghi nhận lần giảm thứ 2 liên tiếp sau 4 lần tăng. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng đã trải qua tổng cộng 32 lần điều chỉnh, trong đó có 17 lần tăng cùng với 14 lần giảm cùng với một lần giữ nguyên.Dân Mỹ vui sướng vì giá dầu đã rẻ trở lại
Tại Mỹ, giá xăng không chì hiện tại đã giảm xuống mức 3,29 USD/gallon, thấp hơn cả mức 3,36 USD vào năm 2021. Đây là thông tin đáng mừng cho người dân nước này.Thực tế, giá nhiên liệu hiện tại vẫn cao hơn so với thời kỳ đầu đại dịch Covid - 19. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 2020, đa số nền kinh tế trên thế giới đóng cửa, người dân bị hạn chế di chuyển khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh, giá nhiên liệu theo đó giảm tới mức rẻ mạt.
Giá dầu vào thời điểm đó thậm chí xuống mức âm trong một thời gian ngắn, trước khi tăng trở lại vào lúc các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại và chuỗi cung ứng vẫn tắc.
Sự sụt giảm giá nhiên liệu gần đây đã giúp nhiều người tiêu dùng giảm bớt gánh nặng chi phí và cũng là tin đáng mừng cho Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tại một bình luận mới đây, ông Biden nói rằng giá cả thấp hơn thể hiện các chính sách kinh tế mà ông đưa ra đang phát huy tác dụng.
Tuy nhiên trang Washington Post lại cho rằng, điều đáng lo ngại là Tổng thống Mỹ và một số đồng minh dường như đã phớt lờ lý do vì sao giá xăng lại giảm và diễn biến giá xăng hiện nay đang báo trước điều gì. Ở thời điểm này, có cả những nguyên nhân tích cực lẫn tiêu cực khiến cho giá thành giảm xuống.
Từ nguồn cung
Những lý do tích cực sẽ liên quan tới việc cải thiện nguồn cung. Những vấn đề về chuỗi cung ứng hiện đang được giải quyết, nguồn cung dầu chảy vào thị trường toàn cầu ngày càng dồi dào. Sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ còn chưa phục hồi được về mức trước dịch nhưng cũng tăng khá cao.
Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ tăng một cách đều đặn. Theo Baker Hughes, hiện tại số lượng giàn khoan đang hoạt động đã nhiều gấp ba lần so với mức thấp nhất vào năm 2020. Bên cạnh đó, một số nhà máy lọc dầu tại Mỹ đã dừng hoạt động vào đầu mùa thu để bảo trì thì nay đã hoạt động lại.
Ngoài ra, chính sách áp giá trần của G7 lên dầu của Nga gây ra gián đoạn nguồn cung ít hơn so với dự đoán của một số nhà phân tích.
Trước đó, các chuyên gia lo ngại về việc Nga có thể đáp trả lệnh trừng phạt của G7 bằng việc giảm sản lượng. Điều này sẽ làm giá dầu thế giới tăng cao. Tuy nhiên, cho tới nay thì kịch bản này đã không xảy ra.
Bà Shin Kim - Giám đốc bộ phận phân tích sản xuất và cung ứng dầu tại S&P Global Commodity Insights cho hay, Nga đang nỗ lực điều chỉnh, khi họ chuyển nhiều giao dịch và bảo hiểm tới những quốc gia không tham gia hiệp ước giá trần của G7. Sự điều chỉnh này giúp tạo ra phần nào nguồn cung cho thị trường.
Tiêu cực ở phía cầu
Cũng sẽ có các lý do tiêu cực khiến cho giá dầu giảm xuống, đầu tiên chính là nguy cơ suy thoái gia tăng.
Ở cuộc suy thoái năm 2020 vì tác động từ đại dịch Covid - 2019, nhu cầu nhiên liệu giảm khiến giá bán cũng giảm mạnh. Tình huống này thường diễn ra trong thời kỳ suy thoái. Một phần nguyên nhân khiến giá dầu trượt dốc trong thời gian gần đây là vì mối lo ngại nhu cầu sụt giảm.
Kinh tế Anh và EU dường như đang suy thoái. Kinh tế Mỹ cũng đối diện với nhiều rủi ro tăng từng ngày. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nhìn nhận diễn biến của lạm phát để tiếp tục tăng lãi suất và làm yếu nền kinh tế.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho rằng, mức tiêu thụ xăng của Mỹ có xu hướng giảm so với thời điểm này trong những năm trước.
Kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều rắc rối. Những đợt phong tòa để kiểm soát dịch bệnh đã khiến một loạt nhà máy đóng cửa và hạn chế những hoạt động kinh tế khác, khiến cho nhu cầu nhiên liệu thấp hơn.
Mới đây, chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố nới lỏng chính sách Zero Covid. Tuy nhiên, sự gia tăng số ca mắc mới có thể gây ra sự gián đoạn tới quá trình tái mở cửa và chính sách của Trung Quốc có thể tác động lan rộng tới những nền kinh tế khác trên thế giới.
Washington Post cho rằng, sẽ khó có thể định lượng được chính xác mức độ sụt giảm của giá dầu và xăng, bởi vì những yếu tố tích cực từ phía cung hay tiêu cực từ phía cầu. Tuy nhiên, các nhà phân tích năng lượng đều đồng ý rằng, khả năng cao là những yếu tố tiêu cực phía cầu đang chiếm ưu thế.