Dân Mỹ vui sướng vì giá dầu đã rẻ trở lại
The Wall Street Journal đưa tin, Ông Adams - một kỹ thuật viên thiết bị y tế đã mua một chiếc ô tô tiết kiệm nhiên liệu. Từ đó, chi phí xăng xe hàng tuần của ông đã giảm từ 75 USD xuống khoảng 30 USD. Nhiều tài xế khác cũng nhẹ nhõm hơn khi đi đổ xăng. Điều này thể hiện áp lực trên thị trường xăng dầu đang giảm đáng kể.
Xăng dầu tại Mỹ giảm liên tục
Theo Zing news, dữ liệu của GasBuddy cho rằng, mức giá trung bình đối với xăng không chì tại Mỹ giảm còn 3,29 USD/gallon. Con số này đã giảm khoảng 35% so với mức cao nhất 5 USD hồi đầu năm.
Giá xăng giảm là tin tốt cho người tiêu dùng, những người có hầu bao bị thắt chặt trong năm 2022, vì giá của đa số mặt hàng đều tăng cao. Một số nhà phân tích dự đoán giá có thể giảm xuống dưới 3 USD vào cuối năm.
Nguyên nhân lớn nhất của lạm phát tại Mỹ: Chi phí nhà ở có sự giảm tốc trong năm 2023
Tại Hoa Kỳ, chi phí về nhà ở chính là cấu phần lớn nhất trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và là động lực chính thúc đẩy lạm phát tại đây tăng cao trong năm qua. Hiện tại, nhiều dấu hiệu cho thấy xu hướng này đang đảo chiều.Trị giá xuất khẩu đồ nội thất gỗ của Việt Nam tới Mỹ đạt 7,2 tỷ USD 9 tháng đầu năm
Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) đưa ra số liệu thống kê cho thấy trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay giảm 3,2% so với cùng kỳ khi đạt 7,2 tỷ USD.Chứng khoán Mỹ hồi phục: Dow Jones có thêm gần 200 điểm, S&P 500 tăng điểm sau 5 phiên giảm
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 8/12, với chỉ số S&P 500 chấm dứt chuỗi giảm kéo dài nhất kể từ tháng 10, trước bối cảnh nhà đầu tư tại Phố Wall tiếp tục nghiền ngẫm về nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế.Việc xăng bị đẩy giá là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng lạm phát tăng cao. Điều này thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất, tác động tiêu cực tới cả cổ phiếu và trái phiếu.
Ngày 8/12, giá dầu diesel trung bình tại Mỹ giảm xuống dưới 5 USD/gallon sau khi đã đạt mức cao nhất lịch sử vào đầu năm nay.
Giá xăng leo thang sau khi gián đoạn dòng chảy dầu thô toàn thế giới vì suy thoái kinh tế từ chiến tranh Nga - Ukraine. Giá xăng cao hơn làm gia tăng sự căng thẳng chính trị trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ. Điều này khiến Tổng thống Mỹ buộc phải giải phóng 180 triệu thùng dầu từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR).
Nhờ vậy, giá dầu thô tiêu chuẩn toàn cầu giảm gần 40% so với thời điểm tăng cao nhất năm 2022. Dầu của Nga tiếp tục chảy vào thị trường cùng những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ hàng hóa hàng đầu thế giới, đã gây tổn hại tới nhu cầu của thị trường.
Dầu thô WTI giảm 0,8% vào ngày 8/12, chốt ở mức 71,46 USD/thùng. Dầu thô Brent giảm 1,3% còn 76,15 USD/thùng.
Các cổ phiếu năng lượng tăng bất chấp hiệu suất ảm đạm của những công ty khác. Lĩnh vực năng lượng thuộc S&P 500 vẫn duy trì sắc xanh khi tăng tới hơn 50% kể từ đầu năm tới nay. Cổ phiếu của Tập đoàn năng lượng Exxon Mobil tăng thêm gần 70%, Chevron tăng 48%; Marathon Petroleum tăng 70%.
Các doanh nghiệp kinh doanh dầu mỏ đang rất kỳ vọng vào những biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với dầu thô của Nga có thể không khiến giá khí đốt bị đẩy lên cao hơn khi nguồn cung hạn chế trên thị trường. Đồng thời, nhóm nhà phân tích cũng lo lắng rằng, nhu cầu từ Trung Quốc vẫn yếu, nước này từng bước mở cửa lại nền kinh tế.
“Bạn sẽ phải bổ sung dầu tồn kho tại Mỹ và Trung Quốc. Nguồn cung không lớn như thế” - Nhà quản lý danh mục đầu tư Rob Thummel tại Tortoise nhận định. Ông cho rằng khả năng trả lại tiền cho các cổ đông của nhiều doanh nghiệp dầu mỏ có thể kéo lại đà tăng của cổ phiếu năng lượng vào năm tới.
Giá xăng giảm vì nhiều nguyên nhân
Đầu tiên, phải nhắc tới triển vọng suy yếu kinh tế thế giới, khiến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ giảm đi. Nghiên cứu cập nhật của Capital Economics cho hay, việc Trung Quốc giảm nhập khẩu là tác nhân quan trọng làm giảm giá dầu trên thị trường. Trung Quốc chiếm 16% tổng tiêu thụ dầu thô toàn cầu vào năm 2021.
Các nhà máy lọc dầu tại Mỹ đã nâng công suất sau khi các tổ hợp ngưng hoạt động để bảo dưỡng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến giá xăng giảm.
Chuyên gia Tom Kloza - người đứng đầu bộ phận phân tích năng lượng tại OPIS cho rằng, giá xăng tại Mỹ có thể sẽ hạ nhiệt trong dịp nghỉ lễ sắp tới. 60 ngày tiếp theo là khoảng thời gian dễ chịu nhất của người tiêu dùng.
Theo ông Kloza, hoạt động đi khắp nơi để làm việc tại Mỹ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn nên đây chính là một lý do khiến giá xăng hạ nhiệt. Giá xăng giảm là thông tin rất tích cực cho người Mỹ, những người đang phải chịu việc giá cả hàng hóa tăng cao vì lạm phát ở mức kỷ lục trong vòng 40 năm nay.
Một khảo sát của OPIS chỉ ra rằng, giá xăng trung bình dưới 3 USD/gallon ghi nhận tại các bang là Texas, Arkansas, Louisiana, Georgia, Mississippi, Missouri, Oklahoma. Còn tại California, Washington, Nevada, Alaska, Oregon, Hawaii có giá trên 4 USD/gallon.
Giá xăng tại Mỹ tăng vọt vào hồi đầu năm sau khi Nga thực hiện chiến dịch tại Ukraine, làm dấy lên sự lo ngại về những đứt gãy lớn của thị trường dầu mỏ toàn cầu. Mức giá trung bình vào cuối tháng 2 là 3,54 USD/gallon, vào thời điểm tháng 6 đã tăng thêm 40%.
Chuyên gia phân tích trưởng về xăng dầu Patrick De Haan thuộc hãng GasBuddy (Boston/Mỹ), cho rằng giá xăng có thể xuống ngưỡng 3 USD/gallon vào cuối năm nay. Tuy nhiên ông cũng phải thừa nhận rằng vẫn có nhiều yếu tố có thể khiến giá xăng tăng trở lại.
Nhìn nhận trên bình diện toàn cầu, việc Mỹ và Liên minh châu Âu áp mức giá trần đối với dầu thô xuất khẩu của Nga có nhiều khả năng thúc đẩy giá dầu trên thị trường bật tăng trở lại.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác hay còn gọi là OPEC+ hoàn toàn có thể cắt giảm sản lượng sâu hơn. Điều này cũng là một nguyên nhân khiến xăng tăng giá.
Theo nhận định của ông De Haan, hiện nay giá xăng tại Mỹ chỉ giảm ngắn hạn. Giá mặt hàng này thông thường có xu hướng tăng theo mùa vụ, đã bắt đầu từ giữa tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, thời điểm tăng giá có thể sớm hơn nếu căng thẳng địa chính bất ngờ xuất hiện, hay việc Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero Covid.