meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mặt bằng đắt đỏ ngay trung tâm thành phố đồng loạt bị trả lại

Thứ bảy, 03/06/2023-06:06
Tại các khu trung tâm TP. HCM, Đà Nẵng ghi nhận số lượng mặt bằng cho thuê đóng cửa ngày càng nhiều. Điều này phản ánh sự thay đổi lớn chưa từng có trong nửa thế kỷ qua với ngành bán lẻ. 

Chuyển địa điểm, giảm chi phí

Theo báo Người Lao Động, nhiều khu vực trong trung tâm TP. HCM vốn được xem là “thiên đường” mua sắm, ẩm thực nhưng hiện tại lại vắng vẻ đến mức không tưởng. Hàng loạt thương hiệu thời trang, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống đồng loạt đóng cửa, trả mặt bằng. 

Ghi nhận tại không ít địa điểm mua sắm, ăn uống trên những con phố đắt đỏ tại TP. HCM như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Hai Bà Trưng, Phạm Ngũ Lão (Quận 1), Hồ Con Rùa (Quận 3)... có thể thấy rất nhiều bảng quảng cáo cho thuê mặt bằng đã từ nhiều tháng nay. Tính riêng đường Đồng Khởi đã thấy khoảng 20 mặt bằng bỏ trống, chờ khách thuê. 


Mặt bằng có vị trí đắt đỏ đợi mãi không ai thuê
Mặt bằng có vị trí đắt đỏ đợi mãi không ai thuê

 

Tại nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng như Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn… cũng xuất hiện những cơ sở kinh doanh đang đóng kín mít, bên ngoài dán biển tìm người thuê. 

“Giá thuê mặt bằng trên đường Lê Duẩn khoảng 35 triệu đồng/tháng, nhưng lại rất vắng khách nên tôi không còn gồng nổi chi phí nữa, buộc phải trả lại mặt bằng để chuyển tạm sang bán online” - Chị Hồng - Chủ một cơ sở kinh doanh thời trang trên đường Lê Duẩn cho hay. 

Anh Phụng - Môi giới bất động sản tại Đà Nẵng cho biết anh đang “chạy” cho thuê một số mặt bằng kinh doanh trên đường Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Hoàng Sa đã từ vài tháng nay. Nhưng vì tình hình kinh doanh khó khăn nên dù rao thuê rất tích cực nhưng vẫn không tìm được khách.  

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hải sản Hoàng Gia - Ông Trần Văn Hưởng cho hay, trong tháng 4/2023, chuỗi cửa hàng hải sản Hoàng Gia của doanh nghiệp này đã phải trả lại mặt bằng trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, TP. HCM) sau khi hết hạn hợp đồng. Lý do là giá thuê hàng tháng quá cao, lên tới 150 triệu đồng/tháng nên công ty không thể gánh được. Chi nhánh này sau đó đã chuyển vào một siêu thị trên địa bàn, hoạt động dưới hình thức ăn chia theo doanh số, việc này đã thu về hiệu quả cao hơn so với thuê mặt bằng. 

Theo đại diện một chuỗi bán lẻ thực phẩm cao cấp tại TP. HCM, đơn vị này vừa trả một mặt bằng trong khu dân cư hạng sang thuộc Quận 1 sau chưa đầy 1 năm khai trương, nhằm tập trung vào mảng kinh doanh online. 


Giá thuê đắt, không có khách hàng, xu hướng mua sắm online khiến các doanh nghiệp từ bỏ mặt bằng trung tâm
Giá thuê đắt, không có khách hàng, xu hướng mua sắm online khiến các doanh nghiệp từ bỏ mặt bằng trung tâm

“Với các mặt bằng khác, vì không được chủ nhà giảm giá, thậm chí còn tăng giá thuê khi thấy chúng tôi kinh doanh tốt, vì vậy mà chúng tôi đã cân nhắc tới việc có thuê tiếp hay không” - Đại diện chuỗi bán lẻ cho hay. 

Theo một số doanh nghiệp, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh, doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng, kiểm soát chi tiêu, cắt giảm chi phí. Hầu hết các doanh nghiệp đều chọn tái cấu trúc, mạnh tay đóng cửa các điểm kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ hay chuyển cửa hàng về khu vực đang phát triển để đảm bảo lợi nhuận. 

“Thay vì cố giữ điểm bán trong trung tâm, thì doanh nghiệp cần quan tâm tới bài toán hiệu quả cho từng cửa hàng, từng mô hình và lựa chọn đầu tư vào khu vực phù hợp” - Theo Bà Lê Thị Ngọc Thủy - Nhà sáng lập Viva International.

Ngành bán lẻ sẽ có cuộc đại cải tổ

Tại các khu trung tâm TP. HCM, Đà Nẵng ghi nhận số lượng mặt bằng cho thuê đóng cửa ngày càng nhiều. Điều này phản ánh sự thay đổi lớn chưa từng có trong nửa thế kỷ qua với ngành bán lẻ. 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường truyền thông quốc tế - TS Hồ Minh Sơn cho biết, đầu năm nay, thị trường BĐS trên toàn quốc tăng trưởng 24%, BĐS nhà phố tăng 61% và BĐS cửa hàng tăng 62%. Tuy nhiên, mặt bằng cho thuê trên các tuyến đường lớn thuộc các quận trung tâm TP. HCM chủ yếu là kinh doanh sản phẩm phục vụ khách du lịch quốc tế. Nhưng vì du khách trở lại Việt Nam chưa nhiều nên các cửa hàng đều gặp khó khăn. 

Còn với khách hàng nội địa, sau đại dịch Covid - 19 đã làm phát triển mạnh mẽ xu hướng mua hàng trực tuyến và đặt dịch vụ giao hàng tận nhà. Vì vậy mà các doanh nghiệp cũng dịch chuyển cửa hàng ra xa trung tâm để tiết kiệm chi phí thuê. Đặc biệt là, mặt bằng trung tâm thường do những đơn vị kinh doanh dịch vụ BĐS “sang tay” nhiều lần, vì vậy mà giá chênh lệch khá cao, trong khi chủ cho thuê lại không muốn chịu lỗ nên không giảm giá. 


Đối tượng khách hàng mua sắm tiềm năng vẫn chưa trở lại Việt Nam
Đối tượng khách hàng mua sắm tiềm năng vẫn chưa trở lại Việt Nam

“Chi phí mặt bằng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí kinh doanh, vì thế mà mặt bằng giá bán thấp sẽ được ưu tiên hơn. Làn sóng rút khỏi khu vực trung tâm trong thời gian tới vẫn sẽ tăng. Lúc này, chủ cho thuê và người thuê phải thương lượng để có giá thuê hợp lý” - Ông Sơn lưu ý. 

Theo phân tích của chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, làn sóng doanh nghiệp, chủ thương hiệu di chuyển vị trí kinh doanh ra ngoài trung tâm là có nhiều lý do. Trong đó, dễ thấy nhất là việc sức mua đang yếu dần. Tuy nhiên, lý do quan trọng hơn cả là thị trường đang diễn ra tiến trình tái cơ cấu mạnh mẽ môi trường bán lẻ, những sản phẩm trước đây khách hàng đều mua sắm trực tiếp thì nay có thể dễ dàng mua online. 

Ngoài ra, phải kể tới việc ngành thực phẩm và đồ uống trước đó đã phát triển quá mạnh mẽ, buộc họ phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng vì rơi vào khủng hoảng thừa, chẳng hạn như PhinDeli.

Nhiều chuyên gia nhận định, trong giai đoạn “bong bóng” bất động sản trước đó đã đầy giá mặt bằng tại các khu vực cao cấp như Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà, đường Lê Lợi… (TP. HCM) leo thang, nên khi bong bóng vỡ thì giá vẫn còn cao khiến người thuê không gánh nổi. Tuy nhiên vẫn có một vài chủ đầu tư chấp nhận giảm giá cho thuê mặt bằng tại vị trí đẹp khoảng 20 - 30% nhằm thu hút và hỗ trợ khách thuê. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

Tận dụng triệt để quỹ đất để gia tăng nguồn cung nhà ở

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

Người bán nhà cần cẩn trọng với chiêu trò “có khách cọc ngay” của môi giới

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

2 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

2 ngày trước