meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mặt bằng cho thuê đất “vàng” trung tâm thành phố TP.HCM chưa lấy lại được “ánh hào quang”

Thứ tư, 29/06/2022-10:06
Thị trường bất động sản cho thuê ở khu vực TP.HCM hiện nay ghi nhận xu hướng hồi phục và hoạt động sôi nổi hơn sau dịch bệnh, tuy nhiên riêng loại hình nhà phố cho thuê ở khu vực nội thành vẫn trong cảnh “ế” dài, kể cả những mặt bằng tọa lạc ở vị trí “vàng” trung tâm.

Nhiều mặt bằng cho thuê ở khu vực trung tâm đang trong cảnh ế khách

Đóng cửa gần hai năm vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, một mặt bằng cho thuê khá lớn nằm ở địa bàn phường 1, quận Tân Bình nay trở thành điểm nghỉ ngơi của những người tài xế xe công nghệ và làm nơi bán cà phê vỉa hè. Anh Phạm Hoàng Thanh, một tài xế xe công nghệ cho biết, anh thường tìm về địa điểm này để nghỉ ngơi, chờ đón khách, vừa nhâm nhi một cốc cà phê được bày ra bán ngay trước vỉa hè mặt bằng này.

"Tôi thấy mặt bằng này đã bị đóng cửa và treo bảng tìm khách thuê từ hồi trước khi có dịch Covid-19 rồi, nhưng cho đến nay vẫn không thấy có ai đến thuê. Có mặt bằng rộng rãi và đẹp thế này mà không thể cho thuê thì rất đáng tiếc", anh Thanh chia sẻ.

Dọc theo các tuyến đường lớn như Lê Văn Sỹ, đường Hai Bà Trưng, đường Tôn Thất Tùng, Đồng Khởi, Pasteur, Hàm Nghi… có thể thấy rằng có rất nhiều mặt bằng đẹp, diện tích lớn, nằm ở những vị trí vô cùng đắc địa… thế nhưng vẫn bỏ trống và đang treo biển cho thuê. Tùy theo diện tích và vị trí của các tuyến đường mà mức giá thuê của các mặt bằng này dao động nằm trong ngưỡng từ 3.000 - 4.000 USD cho đến vài chục ngàn USD/tháng.

Mặt bằng cho thuê trên phố lớn Sài Gòn vẫn “hẩm hiu” hậu Covid - 19

Việt Nam đã trải qua gần một năm trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên loại hình mặt bằng kinh doanh, kiot cho thuê vẫn trong tình trạng yên ắng. Đặc biệt, tại nhiều mặt phố lớn trong TP. Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận tình trạng bỏ trống, vắng khách dù giá thuê đã được giảm khá nhiều. 

Nhiều mặt bằng cho thuê ở con đường "đắt hơn New York" vẫn chưa thoát cảnh ế ẩm

Đường Đồng Khởi, Đông Du, Ngô Đức Kế, Mặc Thị Bưởi (Q.1, TP.HCM) được coi là những con đường đắt giá nhất Việt Nam. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, mặt bằng cho thuê tại đây vẫn đang trong tình trạng ế ẩm. Cá biệt như đường Đông Du, Đồng Khởi có nơi dán biển thông bán hoặc cho thuê mặt bằng dày đặc, kéo dài nhiều tháng thậm chí cả năm mà vẫn chưa “xả” được hàng.

Thị trường hồi phục, mặt bằng cho thuê tăng giá, khách hàng chán nản rời đi

Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, bất động sản cho thuê đang dần hồi phục trở lại và nhận thấy nhiều hoạt động sôi động hơn sau dịch. Tuy nhiên, loại hình nhà phố cho thuê, nhất là tại các tuyến đường trung tâm đang rất khó tìm khách hàng.

Mặt bằng cho thuê ở TP.HCM bỏ trống nhiều nhưng giá thuê vẫn “trên trời”

Kinh tế khó khăn, các chủ doanh nghiệp chưa sẵn sàng mạnh tay chi nhiều tiền thuê mặt bằng nhưng các chủ nhà lại vẫn giữ giá thuê như trước dịch, thậm chí đòi tăng tiền thuê mặt bằng. Điều này khiến cho nhiều mặt bằng cho thuê ở TP.HCM rơi vào cảnh ế ẩm.

Nhiều thương hiệu ngoại săn mặt bằng cho thuê quy mô tại TP.HCM

Nhiều tập đoàn bán lẻ lớn vẫn âm thầm đem thêm thương hiệu quốc tế mới về Việt Nam trong năm nay, với những mặt bằng đầu tiên thường có quy mô lớn, ở trung tâm thành phố.

Mặt bằng cho thuê quận trung tâm Hà Nội: To thì ế, nhỏ thì xuôi

Tại các quận trung tâm tấc đất tấc vàng tại Hà Nội, những mặt bằng lớn, đắt tiền đang ế ẩm, treo biển cả tháng cả năm không ai thuê, còn những mặt bằng nhỏ, giá rẻ thì sống tốt.

Sau cú rơi tự do vì dịch bệnh, thị trường mặt bằng cho thuê hồi phục đầy ấn tượng

Khi dịch bệnh Covid-19 dần được kiểm soát, thị trường mặt bằng cho thuê dần ấm lại trong những tháng đầu năm 2022. Tại hầu hết các thành phố lớn, phân khúc văn phòng cao cấp có tỷ lệ lấp đầy ở mức trên 90% trước dịch, thậm chí nhiều khu vực xảy ra tình trạng “cháy hàng”.

Mặt bằng cho thuê ở các tuyến đường lớn ở thành phố Hồ Chí Minh ế khách
Mặt bằng cho thuê ở các tuyến đường lớn ở thành phố Hồ Chí Minh ế khách

Theo một số chủ sở hữu của những mặt bằng tại các khu vực này, việc tìm được khách hàng thuê mặt bằng với mức giá cả thỏa thuận hợp lý là điều không hề dễ dàng. Nhiều mặt bằng tuy đã có người đến ngỏ ý hỏi thuê thế nhưng vẫn chưa thể thỏa thuận được giá cả nên đành bỏ phải trống. Đại đa số khách hàng vẫn muốn giữ lại mức giá thuê có ưu đãi giảm 30-40% thế nhưng các chủ nhà chỉ chấp nhận mức giảm mạnh nhất là 15 -20% so với giá thuê trước khi có dịch với lý do là hiện kinh tế đã phục hồi.

Thậm chí, trong một vài tuần gần đây,nhiều chủ nhà cho thuê còn điều chỉnh lại giá theo sát với mặt bằng chung của thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát nên khách thuê sau khi hỏi thông tin xong đành lắc đầu bỏ đi. 

Anh Lê Quang Đức - chủ của một mặt bằng nhà phố cho thuê nằm trên con đường Lý Thường Kiệt (Q.10), vừa điều chỉnh mức giá thuê từ 15 triệu đồng/tháng trong thời điểm dịch bệnh trở lại với mức giá 22 triệu đồng/tháng, tương đương thời điểm trước khi dịch (2019). Nhiều khách đã tìm nhà đến hỏi để thuê nhưng sau khi nghe anh Đức thông báo mức giá thì… "một đi không trở lại".


Mặt bằng cho thuê giá vẫn cao nên tương đối ế khách
Mặt bằng cho thuê giá vẫn cao nên tương đối ế khách

Hiện tại anh Đức đang thỏa thuận, đàm phán với một đơn vị doanh nghiệp gạch men cao cấp, khách muốn giá thuê giảm xuống ở mức 17 triệu đồng/tháng và hai bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung.

Chị Ngọc Anh (quận 3) cũng đang chuẩn bị rục rịch tăng giá thuê trở lại. Chị cho biết, trong thời điểm diễn ra dịch bệnh chị đã hỗ trợ khách hàng bằng cách giảm giá thuê đến khoảng 40% với mặt bằng nhà phố diện tích hơn 60m2 của gia đình nằm trên đường Cách mạng Tháng Tám, đến giờ khi tình hình dịch ổn định, chị quyết định tăng trở lại mức giá cũ.

"Mặt bằng này trước đây gia đình tôi cho một hãng thời trang thuê với mức giá là 50 triệu đồng/tháng, khi dịch bệnh bùng phát, làm ăn thua lỗ nên khách trả mặt bằng, tôi đành giảm giá thuê xuống chỉ còn 30 triệu đồng/tháng nhưng hiện vẫn không có khách hỏi. Hiện tại mặt bằng này đã được cải tạo, chia làm đôi, xây mới đẹp hơn và để giá thuê bằng lúc trước dịch là mỗi bên 25 triệu đồng/tháng. Hy vọng sẽ thu hút được khách", chị nói.

Ông Võ Tuấn Vương (quận 10), cho hay, sau thời gian gần 2 năm "nghỉ dịch", ông mới tìm được khách thuê cho căn nhà phố tọa lạc tại quận 11 của mình nhưng khách chỉ đồng ý ký làm hợp đồng thuê 1 năm và cũng chỉ chấp nhận thuê với mức giá đã giảm 30% so với thời điểm trước dịch.

"Trước đây, đa phần khách sẽ thường ký hợp đồng thuê nhà dài hạn để tránh việc bị tăng giá theo xu hướng thị trường nhưng giờ đây có nhiều khách hàng chỉ chấp nhận thuê 1 năm", ông Vương nói và cũng cho biết thêm, để có khách thuê, ông buộc lòng phải chấp nhận tốn thêm một khoản chi phí ký gửi tại các sàn môi giới trực tuyến và đăng tin rao ở nhiều chuyên trang bất động sản.

Đến khi nào thị trường bất động sản cho thuê mới thực sự “hồi sinh”

Báo cáo quý 1/2022 của một đơn vị nghiên cứu cho thấy, thị trường bất động sản cho thuê tại khu vực TP.HCM đang dần tăng trưởng trở lại. Theo đó, nhu cầu về căn hộ chung cư cho thuê tăng thêm 19%, cho thuê văn phòng tăng mạnh với 47%, loại hình bất động sản cho thuê kho, nhà xưởng, đất tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, riêng đối với 2 loại hình cho thuê nhà riêng và nhà mặt phố, thì nhu cầu tìm thuê tại TP.HCM vẫn chưa cải thiện được nhiều. Lượng khách hàng tìm thuê nhà riêng ở TP.HCM đã giảm 6%, trong khi đó loại hình nhà phố giảm 8% so với thời điểm cùng kỳ 2021. Nếu so sánh với nhu cầu thuê ở thời điểm trước khi dịch bệnh xảy ra, lượt tìm thuê nhà riêng đã giảm đến 21% và con số này đối với nhà mặt phố là 23%.

Đây là 2 loại hình chịu tác động mạnh nhất trong giai đoạn dịch bệnh Covid và cũng ghi nhận sự phục hồi chậm hơn khá nhiều so với các loại hình cho thuê khác.

Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang nhận định, việc mặt bằng cho thuê trong khu vực trung tâm rơi vào cảnh ế ẩm một phần là do giá thuê hiện nay vẫn còn khá cao, trong khi khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam không còn đông như trước đại dịch khiến cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chưa thực sự khởi sắc.

Mặt khác, việc thiếu chỗ đỗ xe nên nhiều mặt bằng dù có vị trí dù đẹp nhưng không thực sự phù hợp với các ngành nghề có liên quan đến ăn uống…. Đặc biệt, sau những cú sốc " thua lỗ" đã khiến nhiều chủ nhà hàng, quán ăn đã không dám trở lại kinh doanh với các mặt bằng có tiền thuê quá tốn kém, họ chú trọng tập trung vào hình thức bán hàng online, vì vậy những mặt bằng đẹp vẫn rất khó cho thuê.


Dự báo ít nhất phải đến năm sau phân khúc mặt bằng cho thuê mới có thể hồi phục
Dự báo ít nhất phải đến năm sau phân khúc mặt bằng cho thuê mới có thể hồi phục

Với phân khúc mặt bằng cho thuê cao cấp, theo đánh giá của các chuyên gia thì nhiều khả năng phải đến quý 2 năm sau mới có thể hoàn toàn phục hồi như thời điểm trước khi diễn ra dịch bệnh. Vì thực tế là các chủ đầu tư, chủ sở hữu của những mặt bằng này cũng không vướng bận lắm về tài chính nên không vội vã giảm giá thuê để mời chào khách, thêm vào đó thì họ vẫn có tâm lý chờ đợi khách du lịch quốc tế tăng cao trở lại.

Hiện nay khách hàng đang dần có xu hướng dịch chuyển ra các khu vực vùng ven với mức giá cho thuê thấp, trong khi diện tích cũng có thể sẽ rộng hơn. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể giảm tối đa chi phí trong bối cảnh lạm phát, bùng phát, nhiều khoản chi phí leo thang.

Thêm vào đó, mô hình kinh doanh sau dịch bệnh được các đơn vị doanh nghiệp, nhà cung cấp thực hiện là kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp nên nhu cầu về mặt bằng nhà phố sẽ không còn có được sự sôi động như trước.

"Những tuyến đường trong khu vực nội đô TP.HCM vốn có động lực lớn nhất là phục vụ cho đối tượng khách du lịch quốc tế nhưng hiện nay du khách vẫn chưa quay trở lại nhiều dù Việt Nam đã mở cửa đón khách nhiều tháng nay. Dự báo thị trường nhà mặt phố cho thuê có lẽ sẽ cần ít nhất từ thời gian từ 6-12 tháng để có thể phục hồi hoàn toàn.

(Nguồn: Dân Việt)

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước