meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mác vữa cán nền là gì? Tiêu chuẩn mác vữa cán nền chất lượng

Thứ sáu, 13/05/2022-15:05
Cán nền là một trong những phân đoạn quan trọng nhất trong các công trình xây dựng. Nền nhà có đẹp, bằng phẳng và chất lượng hay không phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn trộn vữa. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản và các tiêu chuẩn của mác vữa cán nền trong bài viết này nhé!

Mác vữa cán nền là gì?

Mác vữa cán nền hay còn gọi là vữa cán nền là một hỗn hợp được trộn bởi nhiều nguyên liệu khác nhau theo một tỷ lệ xác định. Tỷ lệ này sẽ biến đổi để phù hợp với từng yêu cầu và từng công trình xây dựng cụ thể. Trong mác vữa thì 2 nguyên liệu không thể thiếu đó là xi măng và nước. 

Ngoài ra có thể trộn thêm các nguyên liệu khác như: cát, đá, phụ gia,... Tùy theo yêu mà các nguyên liệu này được phối trộn theo trình tự các bước. Yêu cầu sau khi trộn sẽ tạo ra thành phẩm là vữa cán nền đảm bảo được yêu cầu chất lượng về tính độ cứng, độ kết dính theo tiêu chuẩn.


Mác vữa cán nền là một hỗn hợp được trộn bởi nhiều nguyên liệu khác nhau theo một tỷ lệ xác định
Mác vữa cán nền là một hỗn hợp được trộn bởi nhiều nguyên liệu khác nhau theo một tỷ lệ xác định

Tiêu chuẩn mác vữa cán nền chất lượng ra sao?

Một hỗn hợp mác vữa để cán nền chất lượng phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về độ bám dính, khả năng chống thấm và có cường độ chịu lực cao.

Độ bám dính

Độ bám dính là yếu tố đầu tiên để đánh giá được chất lượng của vữa cán nền. Vữa cán nền khi khô yêu cầu phải có độ bám dính vào nền và liên kết được với những vật liệu khác. Nếu như vữa quá lỏng hoặc vữa quá đặc thì sẽ không thể đảm bảo được độ bám dính tốt. Hậu quả là lớp nền sẽ rất dễ bị bong tróc và không được láng mịn.

Tính bám dính chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nguyên vật liệu và tỷ lệ trộn vữa. Muốn vữa có độ bám dính tốt thì cần cân đong các nguyên liệu một cách chính xác theo một tiêu chuẩn nhất định. Do đó công nhân trộn vữa cần phải cẩn thận trong công đoạn phối trộn mác vữa cán nền.


Vữa cán nền khi khô yêu cầu phải có độ bám dính vào nền và liên kết được với những vật liệu khác
Vữa cán nền khi khô yêu cầu phải có độ bám dính vào nền và liên kết được với những vật liệu khác

Khả năng chống thấm

Tính chống thấm là một yếu tố vô cùng quan trọng khi đánh giá chất lượng của vữa dùng để cán nền. Nhất là đối với nền nhà ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như phòng tắm hoặc sân thượng. Nếu mác vữa không có khả năng chống thấm, dễ bị rỉ nước thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cả công trình. Hậu quả là gây ra tình trạng nứt vỡ sàn, trần, gây rò rỉ nước và làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.

Muốn kiểm tra xem vữa cán nền có khả năng chống thấm tốt hay không. Chỉ cần thực hiện thao tác đo áp lực nước tác động lên trên bề mặt của lớp nền. Độ dày nền để đo không quá 2 centimet, thực hiện thao tác: tăng áp lực nước theo giờ (từ 0,5 atm – 1 atm – 1,5 atm- 2 atm,...)

Cường độ chịu lực

Một lớp nền chất lượng phải chịu được lực tốt. Đây cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi trộn vữa để cán nền. Vữa sau khi trộn xong sẽ khô và đông rắn lại. Chúng sẽ có khả năng chịu các lực tác động mạnh. Khả năng chịu lực của nền được đo bằng độ chịu lực. Đơn vị tính là daN/cm2 hay kN/cm2. Tùy theo yêu cầu của từng công trình mà nên chọn đúng loại vữa cán nền phù hợp giúp cho lớp nền được bền bỉ và tăng tuổi thọ của công trình.


Khả năng chịu lực của nền được đo bằng độ chịu lực
Khả năng chịu lực của nền được đo bằng độ chịu lực

Định mức mác vữa cán nền theo tiêu chuẩn hiện nay

Vật liệu bao gồm: cát, xi măng, nước được phối trộn theo tỉ lệ sau đây:


Tỉ lệ vật liệu mác vữa cán nền
Tỉ lệ vật liệu mác vữa cán nền

Các phương pháp cán nền bằng vữa phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều những phương pháp cán nền bằng vữa hiệu quả để cho nền được chắc chắn và có tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi xin đưa ra ba phương hay được sử dụng nhất.

Phương pháp cán nền bằng thước nhôm

Là phương pháp cán nền hoàn toàn bằng nhân công dùng thước nhôm. Cán nền dùng thước nhôm là quá trình dùng thước để chỉnh độ bằng phẳng của mặt sàn hay chỉnh những lỗ hổng trên bề mặt sàn trong lúc đang cán nền, để làm lên một lớp nền hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là nguồn nhân công để làm công việc này không cần người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Vì vậy mà nguồn nhân công luôn dồi dào, giá rẻ, có thể thuê một cách dễ dàng.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế. Hạn chế lớn nhất là vấn đề chất lượng của công trình thi công. Nếu chúng ta chưa có đủ kinh nghiệm để thuê nhân công, thuê nhân công còn non kinh nghiệm thì có khả năng sản phẩm nhận được là một lớp cán nền không đạt yêu cầu, kém chất lượng. Vì vậy, chất lượng của lớp nền không được đảm bảo.


Phương pháp cán nền hoàn toàn bằng nhân công dùng thước nhôm
Phương pháp cán nền hoàn toàn bằng nhân công dùng thước nhôm

Phương pháp dùng thước cán

Là phương pháp cán nền 100% bằng nhân công dùng thước cán có đầm rung. Phương pháp cán nền này cũng gần giống như phương pháp dùng thước nhôm thông thường nhưng có một điểm khác. 

Điểm khác của phương pháp này đó là việc dùng thước cán được gắn thêm một bộ phận làm rung bề mặt nền nên kết cấu của lớp nền chắc chắn hơn cán bằng thước nhôm không được chỉnh độ rung. Vì thế phương pháp dùng thước cán được nhiều người sử dụng hơn.

Phương pháp máy đầm rung.

Đây là phương pháp cán mặt nền nhà bằng máy đầm rung chạy trên đường ray cố định. Không cần độ rung lắc nhiều nên bề mặt lớp vữa. Ưu điểm của phương pháp cán nền bê tông bằng máy đầm rung là bề mặt nhà rất phẳng.


Phương pháp máy đầm rung làm bề mặt lớp nền bằng phẳng hơn
Phương pháp máy đầm rung làm bề mặt lớp nền bằng phẳng hơn

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là cần phải điều khiển máy nên tốn rất nhiều nhân công. Việc điều khiển hệ thống máy, đường ray cũng phức tạp hơn những phương pháp khác và nặng nề nên rất nhiều đơn vị thi công tránh không sử dụng những công thức mác vữa cán nền theo phương pháp này.

Yêu cầu khi cán nền nhà

Với mặt láng có yêu cầu đánh màu thì tuỳ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm không khí mà sau khi láng xong lớp vữa cuối cùng mà nhân công có thể tiến hành đánh màu. Trước khi đánh màu phải kiểm tra bề mặt của lớp láng, đảm bảo vật liệu chưa đông kết hết thì mới bắt đầu thực hiện.

Để đánh màu, đầu tiên người thợ tiến hành rải đều một lớp bột xi măng hay lớp mỏng hồ xi măng và dùng bay xoa nhẵn bề mặt, xoa đều cho đến khi cảm thấy phủ đều là được. Việc đánh màu phải kết thúc trước khi vật liệu cán nền kết thúc quá trình đông kết.


Việc đánh màu phải kết thúc trước khi vật liệu cán nền kết thúc quá trình đông kết
Việc đánh màu phải kết thúc trước khi vật liệu cán nền kết thúc quá trình đông kết

Ngoài đánh màu, bề mặt vữa láng đôi khi cần yêu cầu nâng cao khác như mài bóng. Trong trường hợp cần mài bóng, ta cần sử dụng máy mài chuyên dụng. Quá trình mài bóng bằng máy được tiến hành song song với việc vá các vết lõm cục bộ và các vết xước gợn trên bề mặt. Khi bắt đầu việc mài bóng phải đảm bảo vật liệu láng đủ cường độ chịu mài.

Sau khi tiến hành mài xong, ta thu được lớp láng mịn đẹp và ít vết lồi lõm. Nếu sử dụng máy xoa bề mặt để thực hiện công tác láng thì người thợ phải được đào tạo về vận hành máy móc trước khi thi công. Lí do là vì máy yêu cầu kỹ năng phải vận hành tốt để có thể sử dụng thành thục. Việc mài máy có thể ẩn chứa những rủi ro khi các vật thải mài văng bắn vào cơ thể, nên rất cần cẩn thận khi thực hiện.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về mác vữa cán nền nhà. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực xây dựng và ứng dụng được chúng vào công việc của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước