meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lý do Nhật Bản bị “lấn át” trên thị trường smartphone dù là cường quốc công nghệ

Thứ tư, 08/03/2023-09:03
Trong khi Hàn Quốc có Samsung, Mỹ có iPhone, Trung Quốc có Huawei, thì Nhật Bản lại không có một thương hiệu nào đại diện trong ngành công nghiệp smartphone dù bản chất là một cường quốc về công nghệ. Câu hỏi được đặt ra là tại sao một cường quốc về công nghệ như Nhật Bản lại đang chậm rãi trong cuộc đua smartphone như vậy?

Theo Nhịp sống thị trường, hiện tại ngành công nghiệp smartphone của Nhật Bản chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị phần toàn cầu. Thực tế cho thấy Nhật Bản có rất nhiều công ty sản xuất điện thoại di động, ví dụ như Sharp hay Sony. Thế nhưng, sản xuất điện thoại vẫn không phải là mảng nổi bật của 2 cái tên này.

Hơn nữa, dù là ở thị trường trong nước thì Apple vẫn chiếm ưu thế và là thương hiệu điện thoại di động phổ biến nhất. Tại Nhật Bản, Huawei cũng là thương hiệu đang ngày càng trở nên phổ biến. Câu hỏi được đặt ra là tại sao một cường quốc về công nghệ như Nhật Bản lại đang chậm rãi trong cuộc đua smartphone như vậy?

Dựa trên phân tích từ một số chuyên gia công nghệ, trang Sina đã đưa ra 4 lý do chính giải thích câu hỏi này.

Văn hóa làm việc tại Nhật Bản

Một trong những yếu tố được cho là kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp smartphone là văn hóa làm việc tại Nhật. Theo các chuyên gia, các công ty Nhật Bản hiếm khi sa thải nhân viên và đây là lý do khiến cấp lãnh đạo và quản lý đa số là người có tư duy lối cũ, chưa đủ nhạy bén để bắt kịp các xu hướng mới.


Văn hóa làm việc được cho là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp smartphone Nhật Bản
Văn hóa làm việc được cho là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp smartphone Nhật Bản

Điện thoại thiếu sáng tạo và đổi mới

Một yếu tố quan trọng góp phần giúp các thương hiệu điện thoại tiếp cận được lượng lớn khách hàng hơn chính là tính thẩm mỹ. Thế nhưng, điện thoại của Nhật Bản chưa thể làm được điều đó. Baidu cho biết các thiết kế của smartphone Nhật Bản không bắt kịp xu hướng và có phần lạc hậu.

Lý do có thể là vì Nhật Bản là quốc gia dân số già. Số liệu năm 2021 cho biết Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới, với 29% số người trên 65 tuổi. Tại Nhật Bản, người già chiếm đa số và nhu cầu với smartphone của họ cũng ít có sự khác biệt qua thời gian.

Với những người già, điện thoại smartphone có thể nhắn tin, thực hiện cuộc gọi và một số chức năng thông dụng. Họ sẽ cảm thấy khó sử dụng nếu điện thoại có nhiều tính năng quá phức tạp. Ngoài ra, họ cũng là những người không quan tâm đến hình thức bên ngoài hay thiết kế của điện thoại. Trong khi đó, ý kiến và trải nghiệm của giới trẻ mới là yếu tố ảnh hưởng tới sự đổi mới và phát triển của ngành công nghiệp smartphone.

Lý do Nhật Bản bị “lấn át” trên thị trường smartphone dù là cường quốc công nghệ - ảnh 2

Bởi vậy, đó cũng là lý do khiến ngành công nghiệp smartphone tại Nhật Bản thiếu sự đổi mới và tính sáng tạo, nên khó thu hút được nhóm khách hàng trẻ tuổi tại thị trường nước ngoài. Không chỉ sản xuất mà Sony còn cung cấp các linh kiện điện tử cho nhiều thương hiệu điện thoại nổi tiếng như iPhone. Mặc dù dùng cảm biến Sony nhưng camera của iPhone lại có chất lượng hình ảnh được đánh giá tốt hơn bởi họ biết cách tối ưu phần mềm để chụp ảnh.

Màn hình vô cực và màn hình tràn viền đang trở thành xu hướng trong thời đại smartphone hiện nay. Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện thoại tại Nhật Bản vẫn tỏ ra trung thành với những chiếc smartphone mang thiết kế cũ.

Gặp khó trong việc tích hợp các nguồn lực

Sony sở hữu bộ phận máy ảnh và âm thanh, tuy nhiên họ chưa mạnh ở việc truyền thông hay tạo sức ảnh hưởng trên thị trường.

Tự chọn từ bỏ

Các nhà sản xuất của Nhật Bản đã tự nguyện từ bỏ thị trường sản xuất điện thoại di động và đây cũng là lý do khiến cường quốc công nghệ lép vế trong cuộc đua smartphone. Các nhà sản xuất cho rằng rất khó để có lợi nhuận từ việc sản xuất smartphone. Thực tế cho thấy các thành phần linh kiện điện thoại của Nhật Bản vẫn đem lại lợi nhuận cao như máy ảnh và các loại cảm biến.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất. Tuy vậy, những lý do này vẫn gặp phải những luồng ý kiến đối lập. Nhiều người có quan điểm rằng văn hóa làm việc không phải lý do gây cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp smartphone tại Nhật Bản. Bởi lẽ các lĩnh vực khác như sản xuất đồ gia dụng, ô tô và các sản phẩm khác của Nhật Bản vẫn rất được ưa chuộng và có chỗ đứng trên thị trường toàn cầu dù vẫn ở trong một nền văn hóa làm việc đó.

Hơn nữa lập luận về việc tích hợp tài nguyên yếu kém là càng không phải là một lý do chính đáng. Một ví dụ điển hình là PSP - máy chơi trò chơi điện tử cầm tay được phát triển và tiếp thị bởi Sony Computer Entertainment đã đạt được thành công rõ ràng dù cũng là công trình tích hợp tài nguyên.

Lý do Nhật Bản bị “lấn át” trên thị trường smartphone dù là cường quốc công nghệ - ảnh 3

Ngoài ra, việc Nhật Bản tự nguyện từ bỏ thị trường smartphone cũng được cho là một lý do chưa thực sự đúng. Bởi lẽ, Nhật Bản buộc phải rút lui vì các đối thủ cạnh tranh quá mạnh mẽ. Về lâu dài, việc kiếm lợi nhuận tạm thời từ việc cung cấp linh kiện này cũng không bền vững, mà theo thời gian và các nước khác cũng sẽ bắt đầu nghiên cứu, và phát triển các linh kiện thay thế.

Quay lại với câu hỏi ban đầu rằng tại sao Nhật Bản lép vế trên thị trường smartphone. Theo trang Sina, đó là do các doanh nghiệp Nhật Bản chưa thực sự thích ứng với sự cạnh tranh gay gắt của ngành công nghiệp smartphone này.

Về cơ bản, các nhà sản xuất của Nhật Bản vẫn có lợi thế nhất định bởi chu kỳ đổi mới sản phẩm của ngành ô tô khá chậm. Trong khi các doanh nghiệp trong ngành điện gia dụng như tủ lạnh TV, máy giặt lại đang dần mất vị thế do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung Quốc. Các hãng smartphone Nhật Bản chuyển hướng phát triển tại thị trường nội địa vì họ không thích ứng tốt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ quốc tế.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước