Lướt sóng nhưng lại mắc kẹt, nhiều nhà đầu tư "tay ngang" vẫn ôm "bom" đất quê
BÀI LIÊN QUAN
Đất quê Hà Nội có giá gần 200 triệu đồng/m2 trước thông tin "lên phố"Buôn đất quê lãi tiền tỷ nhưng nhà đầu tư BĐS vẫn "quay xe" về trung tâmTiếc hùi hụi vì bán đất quê 2,5 tỷ đồng để mua nhà Sài Gòn, khi quay về để mua lại đất quê thì giá đã tăng chóng mặtMuốn bán miếng đất với giá hơn 600 triệu đồng từ khá lâu, nhưng đến nay canh Cường, tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa đến nay vẫn chưa thể giao dịch vì hoạt động mua bán tại đây đã tắt hẳn từ giữa năm 2021 đến nay.
Được biết, mảnh đất này được anh Cường mua với giá 520 triệu đồng từ hồi tháng 3/2021. Thời điểm đó, bất động sản tại Thanh Hóa đang nóng sốt. Mua vào giai đoạn đỉnh, nhưng sau đó 2 tháng, giá đất hạ nhiệt nhanh chóng khiến anh Cường chưa kịp thoát hàng. Mặc dù đã rao bán nhiều lần nhưng anh vẫn chưa chốt được giao dịch. Dù vậy, nhà đầu tư "tay ngang" này vẫn quyết không bán lỗ.
Anh Cường cho biết, do dòng tiền bỏ vào không quá lớn nên vẫn cố giữ được người mua ở giai đoạn này. Hoạt động mua bán đất đai đã tắt hẳn kể từ giữa năm 2021 đến nay.
Cũng trong tình cảnh tương tự, chị Hồng, cũng ngụ tại Thanh Hóa hiện đang giữ 2 lô đất đầu tư, trong đó có một mảnh sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Dù cũng nhiều lần muốn bán ra nhưng chị Hồng vẫn không tìm được người mua.
Chị Hồng chia sẻ, trong cơn sốt đất, chị cùng chồng trở thành nhà đầu tư "tay ngang" lướt sóng thành công vài lô đất. Số tiền chênh lệch thu về lên đến nửa tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn. Hai mảnh đất kể trên cũng là sản phẩm của hoạt động "lướt sóng" nhưng lại bị mắc kẹt đúng thời điểm các nhà đầu tư rút khỏi cơn sốt đất hồi đầu năm 2021. Hiện tại, 2 lô đất của chị Hồng rao bán chỉ chênh lệch khoảng vài chục triệu đồng so với thời điểm chị mua vào, dù vậy vẫn rất khó bán.
Điều đáng nói là, vị trí của 2 lô đất nằm ở khu vực gần như không có nhiều tiềm năng tăng giá thực. Do đó, để bán được ở thời điểm này là không hề dễ dàng. Chị Hồng cho biết, giờ chỉ có thể chờ đợt sóng tiếp theo hoặc giữ lại làm tài sản lâu dài.
Nhiều nhà đầu tư ôm hàng, muốn bán ở giai đoạn này cũng không được
Còn nhớ, hồi đầu năm 2021, đất đai tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh cùng một số địa phương phía Bắc như Bắc Giang, Hải Phòng... bị xáo trộn bởi làn sóng đầu cơ, đầu tư. Giá đất biến động tăng chóng mặt. Theo đó, nhiều người dân bỏ nghề để lao vào cơn sốt kiếm lời. Thời điểm đó, thị trường bất động sản xuất hiện khá nhiều nhà đầu tư "tay ngang" sẽ sang lĩnh vực bất động sản. Sau khi cơn sốt đi qua, không ít người trong số này đã giàu lên nhanh chóng, nhưng cũng có nhiều người "ôm bom", lâm cảnh nợ nần.
Bên cạnh đó, không chỉ các nhà đầu tư địa phương, mà nhiều nhà đầu tư đến từ khu vực phía Bắc cũng đã mất không ít tiền vào cơn sốt đất. Trong số đó, có những nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm với bất động sản. Tới giữa năm 2021, khi đất tại các đại phương này hạ nhiệt cũng là lúc nhiều người bỏ cọc, hoặc chưa kịp thoát hàng. Nguồn hàng mua vào từ thời điểm đầu năm 2021, đến nay vẫn còn sót lại khá nhiều tại các điểm nóng sốt. Tại thị trường Thanh Hóa, không ít nhà đầu tư vẫn đang ôm hàng chờ thị trường, thậm chí bán dưới giá vốn hoặc ngang giá.
Anh Thuận, một môi giới bất động sản khu vực Thanh Hóa chia sẻ, thời kỳ sốt đất chứng kiến nhiều nhà đầu tư "tay ngang" nhảy vào thị trường. Có người đã kiếm hàng tỷ đồng nhờ sốt đất, nhưng cũng có người vì tham và lựa chọn ôm "bom". Hiện tại vẫn còn nhiều nguồn hàng mua vào từ thời điểm đó được gửi bán lại nhưng giao dịch rất khó khăn. Có chăng là những mảnh đất vị trí mặt tiền bán lại cho người có nhu cầu ở thực hay mua đất xây nhà ở.
Them môi giới này cho biết, có vài trường hợp nhà đầu tư ở phía Bắc giao cho môi giới rằng, bán được bao nhiêu thì bán. Họ thậm chí còn không quan tâm đến mức lời lãi ra sao, hay kỳ vọng sốt đất trở lại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc giao dịch lúc này không hề dễ.
Bài học về cơn sốt đất tại các địa phương đã được cảnh báo trước đó. Đa số những nền đất được mua vào và bán ra trong khoảng thời gian ngắn đều xoay vòng qua tay các nhà đầu tư với nhau chứ không có nhu cầu ở thực. Vậy nên, việc thổi giá cũng xuất phát từ một vài nhóm nhà đầu tư hoặc môi giới. Sau khi các nhóm này rút khỏi thị trường, đất đai ở khu vực theo đó cũng nhanh chóng hạ nhiệt. Việc giảm giá, không có thanh khoản là điều dễ thấy. Nhiều nhà đầu tư ôm hàng, muốn bán ở giai đoạn này cũng không được.
Thị trường bất động sản kể từ quý II/2022 đến nay duy trì nhịp độ trầm lắng, thanh khoản theo đó cũng sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân bởi tín dụng bất động sản và trái phiếu bị kiểm soát chặt, cùng với đó là lãi suất cho vay liên tục tăng cao. Song, trước áp lực của thị trường đè nén, nhiều nhà đầu tư vẫn cố gắng gồng cũng như kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ đảo chiều vào năm 2023.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn dự báo, thị trường trong thời gian tới có thể sẽ đảo chiều. Nếu đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng được nới lỏng, thị trường cũng theo đó phục hồi nhanh. Đặc biệt là việc cuối năm 2022, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác gỡ khó cho bất động sản cùng với Luật Đất đai sửa đổi đang được trình Quốc hội thông qua được xem là những tín hiệu vui cho lĩnh vực này. Nhiều chuyên gia đánh giá sự quyết liệt tháo gỡ cho thị trường bất động sản thời gian vừa qua là kịp thời. Theo đó, tăng trưởng tín dụng và chính sách là những gam màu sáng cho bức tranh thị trường bất động sản để có thể kỳ vọng "đảo chiều" và sớm phục hồi hơn, vị chuyên gia dự kiến vào khoảng cuối năm 2023.