meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lượng tiền “nằm chờ” của nhà đầu tư tại các Công ty chứng khoán tăng trở lại sau 4 quý liên tục sụt giảm

Chủ nhật, 23/07/2023-06:07
Trong bối cảnh dòng tiền đang trở lại thị trường chứng khoán, bên cạnh sự tăng trưởng về dư nợ margin, thì số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán cũng ghi nhận mức tăng mạnh.

Lượng dư tiền của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán tăng trở lại 

Theo Nhịp sống thị trường, sau giai đoạn nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khởi sắc trở lại trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt trong quý 2 vừa qua. Không ít giao dịch đã ghi nhận thanh khoản cao nhất hàng chục tháng, thậm chí tổng giá trị giao dịch toàn thị trường còn chạm ngưỡng “tỷ USD”.

Sự cải thiện thanh khoản trong thời gian qua có đóng góp không nhỏ đến từ dòng tiền trở lại của các nhà đầu tư mới, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư cá nhân. Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VDS) cho thấy, lượng tài khoản mở mới gia tăng đột biến sau giai đoạn trầm lắng nhiều tháng. Tính đến cuối tháng 6, tổng số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,25 triệu tài khoản, tương đương với hơn 7,2% dân số.

Trong bối cảnh dòng tiền trở lại thị trường chứng khoán, bên cạnh sự tăng trưởng về dư nợ margin, số tiền dư của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán cũng ghi nhận mức tăng mạnh.

Thống kê từ các công ty chứng khoán cho thấy, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 2/2023 đạt khoảng 67.000 tỷ đồng (~2,9 tỷ USD), tăng khoảng 9.000 tỷ so với quý trước đó. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch theo phương thức công ty chứng khoán quản lý. Đây là lượng tiền đang nằm sẵn trong tài khoản của nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân hàng thời điểm 30/6/2023.


 
 

Quý 2/2023 là quý đầu tiên ghi nhận lượng tiền “nằm chờ” của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán tăng trở lại sau 4 quý liên tục sụt giảm trước đó.

Trong đó, VPS tiếp tục là công ty chứng khoán có số dư tiền gửi khách hàng lớn nhất với hơn 14.700 tỷ đồng, tăng gần 1.700 tỷ so với thời điểm cuối quý 1, nhưng vẫn giảm 2.600 tỷ so với đầu năm. Hiện tại, VPS là công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên 3 sàn HoSE, HNX, UPCoM và cả thị trường phái sinh. Do đó, việc sở hữu lượng lớn tiền gửi nhà đầu tư trong tài khoản cũng là điều không quá bất ngờ.

Trong khi đó, VNDirect vẫn giữ vững vị trí số 2 về tiền gửi khách hàng với gần 6.000 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo lần lượt là SSI (4.600 tỷ đồng), TCBS (4.400 tỷ), VCBS (3.500 tỷ đồng), MBS (3.300 tỷ đồng)…

Trên thực tế, lãi suất huy động giảm đã giúp thị trường chứng khoán dần trở nên hấp dẫn hơn một cách tương đối. Những biện pháp hỗ trợ nền kinh tế với chính sách tài khóa mở rộng cùng chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, việc lãi suất cho vay hạ nhiệt cũng được kỳ vọng sẽ giúp giảm áp lực lên chi phí vốn của các công ty chứng khoán, từ đó giúp mở ra dư địa để giảm lãi suất cho vay margin. Điều này có thể kích thích nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư tăng trở lại, giúp dòng tiền gia nhập thị trường hào hứng hơn.


 
 

Trong một báo cáo gần đây, SGI Capital cho rằng, thanh khoản của thị trường chứng khoán sẽ duy trì mặt bằng mới và có thể tiếp tục cải thiện nhờ dòng tiền nhàn rỗi phân bổ vào thị trường khi lãi suất tiền gửi đã hạ trung bình từ 2-3% và có thể tiếp tục hạ thêm do tín dụng yếu.

Bên cạnh đó, dư nợ margin của các công ty chứng khoán cũng bắt đầu tăng nhanh hơn so với chỉ số dù chưa tới mức cảnh báo. SGI Capital cho rằng, tỷ lệ margin có thể sẽ còn tăng khi dòng tiền mới tự tin về xu hướng lãi suất giảm.

Không thể phủ nhận một điều rằng, chứng khoán đang dần trở thành một kênh đầu tư phổ biến trong dân số. Triển vọng lạc quan của thị trường trong dài hạn được kỳ vọng sẽ thu hút thêm dòng tiền từ các nhà đầu tư mới trong tương lai. 

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đang đi đúng hướng

Từ năm 2021 đến nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng biến động dữ dội với nhiều sự kiện lớn nảy sinh, tác động đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), Chủ tịch HĐQT CTCK SBS cho rằng, bức tranh thị trường chứng khoán bộc lộ nhiều mảng sáng, tối đan xen và dường như mảng tối đang chiếm ưu thế.

Trên thực tế, sau 6 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp mới niêm yết và đăng ký giao dịch trên sàn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Nguyên nhân sâu xa được cho đến từ cả sự chủ quan và khách quan.

Về nguyên nhân, vị chuyên gia cho rằng trong vòng 3 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, từ dịch bệnh cho đến chiến tranh và suy thoái toàn cầu. Thị trường chứng khoán hay bất cứ thị trường nào cũng đều vận hành theo đúng quy luật của nó, nếu muốn phát triển một cách lâu dài, bền vững thì sự “thanh lọc” là điều khó có thể tránh khỏi.

Ngoài ra, với một thị trường chứng khoán còn non trẻ hơn 20 năm tuổi, ông Huỳnh cho rằng phải chấp nhận để có những bước đi “chập chững” trước khi hoàn thiện bản thân, tìm đến sự bứt phá dài hơi.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có thể thấy, những câu chuyện xử lý sai phạm trong thời gian vừa quan đã cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc quyết liệt thực hiện các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch, lành mạnh của thị trường chứng khoán, để đây thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả, đồng thời là nơi để doanh nghiệp gọi vốn và phát triển lâu dài, bền vững.

Vị chuyên gia nhận định, các sự kiện “thanh lọc” có thể vẫn tiếp diễn và chúng ta sẵn sàng chấp nhận quá trình phẫu thuật để sàng lọc, tinh chỉnh thị trường chứng khoán trong nước.

Thanh khoản thị trường chứng khoán hiện nay còn thấp, là hệ quả sau thời kỳ dịch bệnh, suy thoái đã thẩm thấu vào nền kinh tế. Việt Nam nền kinh tế hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Do đó, khi các quốc gia lớn như Anh, Mỹ,... xảy ra tình trạng lạm phát lên đến khoảng 10% thì chúng ta cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy.

Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực và chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ cũng như sự vào cuộc kịp thời của các bộ, ban, ngành trong thời gian vừa qua, cùng các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa kịp thời, hiệu quả nên chúng ta cơ bản đã kiểm soát được lạm phát, tỷ giá hối đoái được duy trì ở mức cân bằng.

Bên cạnh đó, những biện pháp miễn giảm thuế, phí, bao gồm cả thuế VAT và nhiều đợt giảm lãi suất đã từng bước hỗ trợ tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là điều tích cực, bởi các doanh nghiệp chính là đơn vị cung cấp hàng hóa ra “chợ”, nếu họ gặp khó khăn thì thị trường chứng khoán làm sao có thể phát triển được?

Kết quả đã phần nào thể hiện khá rõ trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, thị trường đang ngày càng phục hồi mạnh mẽ, thanh khoản có phiên ghi nhận lên đến 19.000 tỷ đồng, qua đó phản ánh niềm tin của giới đầu tư đang quay trở lại. Chỉ số VN-Index từ vùng thấp chỉ 900 điểm, đến nay đã vượt qua ngưỡng 1.100 điểm và đang hướng tới mốc 1.200 điểm trong tương lai gần.

Theo vị chuyên gia, nếu các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đi đúng hướng, thì thị trường sẽ cho chúng ta thấy kết quả tốt đẹp, có thể lên đến 1.300 - 1.400 điểm.

Về câu chuyện thúc đẩy doanh nghiệp đại chúng hóa, niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, ông Phan Quốc Huỳnh cho rằng, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở giao dịch đang tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi lên sàn, tạo điều kiện phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, hướng tới lợi ích chung.

Tương tự, Pyn Elite Fund cũng cho rằng hành động của Chính phủ sẽ tiếp tục đúng vai trò quan trọng trong năm 2023. Những quyết định của Chính phủ nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Các biện pháp đang tạo ra những tác động tích cực đến xu hướng cũng như sức mạnh của thị trường chứng khoán và có thể tiếp tục trong những tháng tiếp theo.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Bình Phước sắp có Khu đô thị Suối Cam rộng hơn 2.000ha

Hà Nội: Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam dài 3,4km sẽ khởi công tháng 6/2025

Dòng tiền đang đổ mạnh vào phân khúc biệt thự, nhà liền kề

Hà Nam: Dự án khu đô thị gần 4.800 tỷ chính thức về tay liên danh Taseco Land

Hải Phòng sẽ có sân bay quốc tế Tiên Lãng 10.000 tỷ, "chia lửa" cho sân bay Nội Bài và Cát Bi

Quảng Nam thanh tra 6 dự án bất động sản tại Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn

Tin mới cập nhật

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Địa phương có thể điều chỉnh giá khởi điểm đấu giá đất nếu thấy không phù hợp

1 ngày trước

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

1 ngày trước

Nới rộng đối tượng mua NOXH miễn đáp ứng đủ điều kiện

1 ngày trước

Dự án 275 Nguyễn Trãi: Hoàng Huy khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính

1 ngày trước

Bảng giá đất điều chỉnh ở TP. HCM dự kiến cao nhất 687 triệu đồng

1 ngày trước