Lương khoán là gì? Những điều cần biết về hình thức trả lương khoán
BÀI LIÊN QUAN
Kiến thức về hợp đồng đặt cọc mua nhàĐặt cọc là gì? Soạn thảo hợp đồng đặt cọc như thế nào?Môi giới sang nhượng là gì? Hợp đồng môi giới sang nhượng gồm những gì?Thông tin chi tiết về lương khoán
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về hình thức trả lương này qua các mục khái niệm, bản chất, ý nghĩa và cách tính lương dưới đây nhé.
Khái niệm lương khoán là gì?
Lương khoán là gì? Đây là hình thức trả lương của người sử dụng lao động (doanh nghiệp, công ty) cho người lao động khi đã hoàn thành xong khối lượng công việc và đảm bảo chất lượng được giao. Bên cạnh đó còn có các hình thức trả lương khác như: lương theo giờ, lương theo sản phẩm, lương theo doanh thu,…
Hiện nay, không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào định nghĩa về trả lương khoán là gì, nhưng trên thực tế hình thức trả lương này được áp dụng tại rất nhiều trong nhà hàng, khách sạn, đặc biệt là các công việc của khối sinh viên part time.
Bản chất và ý nghĩa của lương khoán là gì?
Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa lương khoán là gì, chúng ta có thể hiểu bản chất của hình thức trả lương này chính là người lao động sẽ nhận được số lương tùy thuộc vào khối lượng công việc mà họ đã hoàn thành theo nhiệm vụ được giao trước đó.
Nếu hoàn thành hết thì người lao sẽ được nhận mức lương tối đa, đầy đủ như trong hợp đồng đã thỏa thuận trước với doanh nghiệp. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng lương khoán là hình thức trả lương khá công bằng đối với người lao động, nhưng thông thường hình thức trả lương này chỉ phù hợp với lao động thời vụ.
Cách tính mức lương theo hình thức lương khoán
Lương khoán sẽ được tính dựa trên khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu của cá nhân, nhóm thực hiện hoàn thành và đảm bảo chất lượng, thời gian theo đúng yêu cầu mà người sử dụng lao động yêu cầu. Ngoài ra, còn dựa trên hệ số hoặc số điểm chức danh, bộ phận trực tiếp hay gián tiếp sản xuất. Lương khoán được tính với công thức cơ bản như sau:
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành
Căn cứ trả lương theo hình thức lương khoán
Theo Khoản 1 Điều 96 Bộ Luật Lao Động năm 2019 quy định: Người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận về hình thức trả lương dựa trên các yếu tố như: theo sản phẩm hay theo thời gian hoặc là khoán.
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã quy định và hướng dẫn chi tiết về mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động như sau: Tiền lương khoán được thanh toán cho người lao động vào một khoảng thời gian nhất định như đã thỏa thuận từ trước và căn cứ vào khối lượng và chất lượng công việc, thời gian phải hoàn thành công việc để xác định người lao động có được hưởng toàn bộ số tiền lương như đã ghi trong hợp đồng hay không.
Hình thức trả lương khoán trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn
Đây là lĩnh vực thường xuyên cần người lao động thời vụ bởi tính mùa vụ của nó. Vào mùa cao điểm, nhà hàng khách sạn phải thường xuyên thêu thêm người lao động để có thể đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng. Bởi vì, nếu tuyển nhân viên cố định, vào khoảng thời gian nhu cầu của khách hàng ít, thì tình hình kinh doanh thấp đột ngột, tổ chức sẽ mất một khoản chi phí lớn để trả lương cho nhân công. Dưới đây là hình thức trả lương khoán được rất nhiều nhà hàng – khách sạn sử dụng:
Lương tháng = Lương x Phụ cấp (nếu có) / ngày công chuẩn của tháng x Số ngày làm việc thực tế
Lương tháng = Lương x Phụ cấp (nếu có) / 26 x Số ngày làm việc thực tế
Hợp đồng giao khoán
Hợp đồng giao khoán là gì?
Hợp đồng giao khoán là hợp đồng được cam kết trên giấy tờ giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa vào các yếu tố như: khối lượng công việc, chất lượng công việc cần phải hoàn thành,… Bản hợp đồng này sẽ yêu cầu người lao động phải thực hiện khối lượng công việc cụ thể trong một khoản thời gian nhất định. Sau khi công việc được hoàn thành, nhà quản trị sẽ kiểm định chất lượng công việc thì người lao động sẽ được trả mức thù lao như trong hợp đồng nếu không có bất kỳ vấn đề nào phát sinh.
Hợp đồng giao khoán thường được thực hiện i với các công việc thời vụ có thời gian ngắn.
Những loại hợp đồng giao khoán
Trên thị trường làm việc hiện nay, có 2 hình thức hợp đồng giao khoán được sử dụng phổ biến như sau:
- Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Bản hợp đồng này sẽ quy định về việc bên sử dụng người lao động sẽ trao toàn bộ chi phí ( chi phí vật chất, chi phí sử dụng lao động) cho bên người lao động để họ có thể hoàn thành khối lượng công việc theo yêu cầu được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Hợp đồng giao khoán từng phần: Bên người lao động sẽ phải tự lo về công cụ lao động,… còn bên sử dụng lao sẽ phải chi trả cho bên được thuê khoản tiền sau khi đã công việc hoàn thành bao gồm cả chi phí khấu hao công cụ lao động.
Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi ký hợp đồng giao khoán không?
Câu trả lời là có. Việc đóng thuế TNCN sẽ được chia thành 2 trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức thuế suất 10% trước khi thanh toán tiền lương cho nhân viên đó.
- Trường hợp 2: Với trường hợp không phải là doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay cá nhân không kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó thuộc nhóm đối tượng không phải chịu thuế GTGT hay không bắt buộc phải kê khai, thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn với trường hợp này.
Người tham gia hợp đồng giao khoán có được đóng bảo hiểm không?
Căn cứ theo quy định, hợp đồng giao khoán không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy nên, khi người lao tham gia hợp đồng khoán việc, doanh nghiệp và người làm công không phải tham gia bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp, nếu muốn tham gia có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Việc ký kết hợp đồng giao khoán, áp dụng với những công việc ngắn hạn, phát sinh trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, không mang tính chất ổn định thường xuyên. Hợp đồng khoán việc sẽ mang bản chất là một hợp đồng thời vụ, bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán phải hoàn thành và nhận lương từ việc hoàn tất công việc đó.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp, thường lựa chọn hình thức giao khoán việc với hợp đồng lao động, nhằm tránh việc phải đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP doanh nghiệp và người lao động giao kết sai loại hợp đồng thì có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Lời kết
Qua bài viết trên chúng tôi đã mang tới cho bạn những thông tin cụ thể, chính xác nhất về Lương khoán là gì? Cách tính lương và hợp đồng giao khoán. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các bạn có một công việc và mức lương như mong muốn.