meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Luật bất động sản mới chào đón Việt kiều đầu tư

Thứ tư, 14/02/2024-22:02
Những thay đổi mới trong Luật bất động sản sẽ phần nào giải được bài toán cho thị trường khi cho Việt kiều có cơ hội đầu tư và sở hữu bất động sản đối với thị trường trong nước.

Cánh cửa mở rộng hơn

Theo Cafef, trong một cuộc phỏng vấn với luật sư Lê Minh Phiếu - Giám đốc Công ty Luật LMP cho biết,ông đã từng tư vấn cho rất nhiều Việt Kiều muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng đều phải trải qua những công đoạn vất vả, gian nan mới có thể mua được một căn nhà, tuy nhiên thực tế thì đây chỉ là những giấy hợp đồng sang nhượng chứ người mua không được đứng tên trên sổ hồng.

Nguyên nhân chính là trong Luật Nhà ở hiện nay chỉ có ba đối tượng được sở hữu nhà là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam (sở hữu 50 năm). Trong đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài lại được chia ra thành hai nhóm đối tượng là có quốc tịch Việt Nam  định cư ở nước ngoài và người gốc Việt không còn quốc tịch Việt Nam.

Người có quốc tịch Việt Nam nhưng không sinh sống ở Việt Nam vẫn có quyền mua bất động sản. Nhưng với những Việt kiều không còn quốc tịch Việt Nam sẽ phải làm thủ tục để xin xác nhận là có gốc ở Việt Nam thì mới thực hiện được hoạt động giao dịch mua bán bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, khi làm xong thủ tục này thì Việt kiều cũng chỉ được mua căn hộ hoặc nhà liền thổ tại các dự án bất động sản, không được đứng tên mua nền đất.


Sắp tới những quy định đối với Việt kiều mua nhà ở Việt Nam sẽ được nới lỏng hơn
Sắp tới những quy định đối với Việt kiều mua nhà ở Việt Nam sẽ được nới lỏng hơn

Trong khi đó, Luật Kinh doanh bất động sản hiện nay lại không cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà, công trình xây dựng để bán hay cho thuê trên lãnh thổi Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá quy định này đã khiến cho ngành bất động sản Việt Nam bỏ lỡ một nguồn vốn lớn từ Việt kiều nước ngoài muốn đổ về để đầu tư, kinh doanh.

Bà Trần Thị Cẩm Tú - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ bất động sản Eximrs chia sẻ, trong quá trình làm việc bà đã gặp và tiếp cận với rất nhiều khách hàng là Việt kiều muốn mua sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, cả chủ đầu tư và người bán đều không biết phải làm thế nào vì theo quy định thì Việt kiều không thể mua nhà trên lãnh thổ Việt Nam.

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua cuối năm 2023 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 được kì vọng sẽ mở ra những cơ hội mới trên thị trường. Những nội dung mới sẽ tác động trực tiếp đến thị trường trong thời gian tới, đặc biệt là quy định bỏ phân biệt giữa công dân trong nước với Việt kiều khi thực hiện mua bán bất động sản trong nước.

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (quốc tịch Việt Nam) có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước, nghĩa là được kinh doanh bất động sản như công dân trong nước.

Như vậy, Việt kiều nước ngoài sẽ có quyền được đầu tư xây dựng các công trình nhà ở để cho thuê hoặc bán hoặc cho thuê mua, đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật đối với những dự án bất động sản được dùng phục vụ cho mục đích chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất… Đối với người Việt định cư tại nước ngoài nhưng không phải công dân Việt Nam (không mang quốc tịch Việt Nam), thì chỉ được kinh doanh bất động sản theo các hình thức như luật hiện hành.

Quy định này đưa ra để tạo ra sự đồng bộ với Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định theo hướng dẫn chiếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh, thì được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai.

Như vậy, theo những gì mới sửa đổi thì quy định của 3 luật trên về cơ bản đã tạo ra sự thống nhất, đồng bộ đảm bảo cho Việt kiều vẫn có quốc tịch Việt Nam sẽ có quyền sử dụng đất, quyền kinh doanh tại Việt Nam như công dân trong nước.

Thị trường được trợ lực từ dòng tiền kiều hối

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết những quy định mới sửa đổi sẽ tạo điều kiện tối đa đối với Việt kiều khi muốn sở hữu và kinh doanh bất động sản trong nước. Theo quy định trước đây mặc dù cho phép Việt kiều được mua bất động sản trong nước nhưng họ không được đứng tên nên phải nhờ người thân đứng tên trên giấy tờ. Bên cạnh đó, nhiều Việt kiều cũng lo ngại khi những thủ tục, quy định phức tạp và không được đứng tên nên họ cảm thấy ngần ngại đối với việc mua và sở hữu bất động sản trong nước. 

Luật sư Hậu chia sẻ thêm: “Quy định mới đã tạo sự bình đẳng giữa người dân trong nước và kiều bào trong việc đầu tư, kinh doanh bất động sản. Khi được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước, họ sẽ chuyển tiền về đầu tư, mua nhà ở Việt Nam. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ có thêm nhu cầu lớn từ Việt kiều, thêm đầu ra cho nguồn cung nhà ở cao cấp đang vượt cầu”.

Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM cho biết, trong năm 2023 lượng kiều hối về Thành phố đạt gần 9 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2022. Con số này cũng ghi nhận mức kiều hối cao nhất từ trước đến nay trên thị trường. Nếu như so sánh với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong năm qua với Tp. Hồ Chí Minh là 3,4 tỷ USD, thì nguồn kiều hối chuyển về nước cao gần gấp 3 lần. Còn trên cả nước, Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến trong năm 2024 lượng kiều hối chảy về Việt Nam có thể đạt 14,4 tỷ USD.


Những thay đổi này sẽ giúp cho thị trường bất động sản khơi thông thêm được nguồn cung ở phân khúc cao cấp
Những thay đổi này sẽ giúp cho thị trường bất động sản khơi thông thêm được nguồn cung ở phân khúc cao cấp

Ông Peter Hồng - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, cũng là một Việt kiều (Canada) cho biết, số lượng người Việt ở nước ngoài hiện nay khoảng khoảng 5,5 triệu người trong đó có hơn 1 triệu người là thế hệ F2, F3 mang quốc tịch nước ngoài.

Vì thế, sự thay đổi trong chính sách đã tạo điều kiện tối đa mở rộng cửa chào đón Việt kiều đầu tư về nước. Bên cạnh đó, nhu cầu của Việt kiều định cư tại Việt Nam ngày càng lớn nhưng họ lại đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thủ tục pháp lý từ việc đứng tên, giá cả, quyền sở hữu…

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc kinh doanh CBRE Việt Nam đã đánh giá nhu cầu sở hữu nhà ở Việt Nam của người nước ngoài nói chung và Việt kiều nói riêng cho thấy càng ngày nhu cầu của họ càng cao. Chỉ trong vòng 10 năm, CBRE đã thực hiện gần 5.000 giao dịch trong đó số lượng khách nước ngoài chiếm đến gần một nửa với tỷ lệ 45%.

Đại diện CBRE cho biết hiện nay nguồn cung nhà ở giá cao đang chiếm lĩnh thị trường, nếu như khách hàng trong nước vẫn chờ đợi giá giảm thì người nước ngoài lại cho rằng mức giá này khá hợp lý. Vì thế, khi cho phép người nước ngoài được sở hữu thì sẽ kích cầu mua bán tại phân khúc này. Đồng thời, đây cũng là một phương pháp để thu hút nguồn lao động, nhân tài tài năng trên thị trường.

Luật bất động sản sửa đổi sắp tới bao gồm nhiều bộ luật khi được áp dụng thực hiện chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi tích cực và mạnh mẽ trên thị trường, khơi thông được nguồn cung và thu hút thêm những tệp khách hàng tiềm năng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Nhà ở xã hội: Xa trung tâm, lợi nhuận thấp, ai dám đầu tư?

TS. Cấn Văn Lực: Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh giá bất động sản

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước