meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lợi nhuận ngành chứng khoán hồi phục từ đầu năm 2023, cao gấp 3,5 lần so với giai đoạn cuối năm 2022

Thứ tư, 26/07/2023-10:07
Sau khoảng thời gian trượt dài, lợi nhuận của hầu hết các công ty chứng khoán bắt đầu có xu hướng tăng trưởng rõ rệt trở lại kể từ đầu năm 2023.

Theo Nhịp sống thị trường, thị trường chứng khoán ghi nhận sự hồi phục khá mạnh trong quý 2/2023 cùng với thanh khoản được cải thiện. Điều này đã giúp các công ty chứng khoán có một quý kinh doanh tăng trưởng tích cực.

Thống kê cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của các công ty chứng khoán ước đạt gần 6.000 tỷ đồng trong quý 2/2023, tăng 64% so với quý liền trước và gấp khoảng 3,5 lần so với số lãi kỷ lục của quý 4 năm ngoái. Đây cũng là quý thứ 2 liên tiếp lợi nhuận của các công ty chứng khoán tăng trưởng so với quý liền trước đó.


 
 

Sau khoảng thời gian trượt dài cùng thị trường trong suốt giai đoạn cuối năm 2021 và kéo dài sang tới cả năm 2022, lợi nhuận của hầu hết các công ty chứng khoán đã bắt đầu có xu hướng tăng trưởng rõ rệt trở lại kể từ đầu năm nay khi thị trường vào giai đoạn hồi phục. Theo đó, hàng chục công ty đã bão lãi trăm tỷ trong quý 2 vừa qua, thậm chí nhiều cái tên bùng nổ với tốc độ tăng trưởng bằng lần, thậm chí là chục lần.

Hàng loạt cái tên “đình đám” như VIX (+905%), SSI (+25%), VPBank Securities (+353%), FPTS (+50%), VCBS (+575%),...  đều báo lợi nhuận trước thuế tăng mạnh. Trong khi đó, số ít công ty như VNDirect hay TCBS lại có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên nếu so với quý 2 liền trước đã tăng đáng kể.

Việc các công ty chứng khoán báo lãi lớn là điều đã được dự báo từ trước đó do nhóm này có độ nhạy cảm cao với thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index đã băng băng tiến lên các mốc cao mới đi kèm với dòng tiền dồi dào. Sự thăng hoa của thị trường chứng khoán cùng tâm lý tích cực của các nhà đầu tư đã giúp cải thiện các mảng hoạt động của nhóm chứng khoán.


 
 

Thị trường giao dịch sôi động, nhu cầu vay margin của nhà đầu tư được thúc đẩy, qua đó đem lại nguồn thu về lãi cho vay và chi phí giao dịch tại các công ty chứng khoán. Chưa dừng ở đó, việc đánh giá lại các tài sản tự doanh, các cổ phiếu thuộc danh mục đầu tư cũng giúp hàng loạt các công ty báo lãi tăng đột biến, chuyển từ lỗ sang lãi. Đây cũng chính là chuyên nhân đưa tổng lợi nhuận toàn hành chứng khoán bứt phá.

Đằng sau những con số lợi nhuận khủng

Dù vậy, vẫn cần lưu ý về độ nhạy cảm cực cao đồng nghĩa với việc trong trường hợp thị trường trầm lắng, việc điều chỉnh mạnh có thể khiến hoạt động kinh doanh của nhóm chứng khoán khó tránh khỏi ảnh hưởng. Lợi nhuận trước thuế quý này có đóng góp lớn từ việc đánh giá lại giá trị tài sản, nhưng nghiệp vụ này không đủ để nói lên việc các công ty chứng khoán có lợi nhuận thực sự bền vững hay không. Đã có nhiều trường hợp, khoản lãi chỉ được ghi nhận tại mảng lợi nhuận chưa thực hiện trong cơ cấu lợi nhuận. Một nhịp điều chỉnh sâu của thị trường hoàn toàn có thể khiến lợi nhuận trên “bốc hôi”, sụt mạnh bởi khoản lỗ do đánh giá lại giá trị danh mục.

Đặc biệt, với những mảng kinh doanh cốt lõi của các công ty chứng khoán như môi giới hoặc cho vay margin vẫn chưa hoàn toàn trở lại đúng với phong độ trước kia. Sau quý 2, dư nợ margin tăng 27.000 tỷ, lên mức 150.000 tỷ đồng, song lãi từ cho vay và phải thu của toàn ngành chỉ tăng khoảng 400 tỷ, thấp hơn cả giai đoạn quý 3,4/2022 trước đó.


 
 

Trong khi đó, lĩnh vực môi giới ngày càng không đem lại nhiều hiệu quả về mặt lợi nhuận cho các công ty chứng khoán, biên lãi của mảng này liên tục co hẹp trong nhiều quý trở lại đây, thậm chí nhiều công ty còn chấp nhận hy sinh lỗ ở mảng này để mở rộng tệp khách hành nhằm triển khai các hoạt động như cho vay.

Thị trường tăng gấp rút, FOMO có đáng ngại?

Theo ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC, thị trường trong tháng Bảy có thể nói đã bước vào nhịp nước rút khi gần như có rất ít các phiên chỉnh và khi có điều chỉnh, cung cũng được hấp thụ rất nhanh.

Thị trường rất nhanh tiến sát đến vùng 1.200 điểm. Trong nhận định của các tổ chức vừa qua, các công ty chứng khoán đều trở nên lạc quan khi hầu hết đều đưa ra các mức dự đoán kết thúc năm cao hơn so với mức hiện tại rất nhiều.

Có thể thấy, thị trường đã xuất hiện hiện tượng FOMO. Trong sóng FOMO của nhà đầu tư cá nhân, khó đoán đỉnh ở đâu, như năm 2022, quá trình tạo đỉnh không phải đỉnh nhọn mà là cả quá trình phân phối kéo dài, khi tiền mới vào không “cân” đủ tiền cũ muốn ra thì thị trường mới thực sự điều chỉnh. Thị trường tăng cùng mặt bằng định giá cao đương nhiên sẽ làm rủi ro đối với những nhà đầu tư dài hạn cao lên.

Thị trường Việt Nam có thể còn tăng tiếp, nhưng để tiến đến đỉnh cũ trong năm nay là điều tương đối khó.

Thứ nhất là động động lực tăng trưởng lợi nhuận. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức, tăng trưởng lợi nhuận có thể tạo đáy nhưng khó phục hồi mạnh mẽ trong các tháng còn lại của năm nay. Thứ hai là thanh khoản thị trường dù cải thiện nhưng vẫn chưa mạnh mẽ như trước. Lượng tài khoản mở mới và thanh khoản thị trường gần đây đang ngày càng cải thiện so với năm 2022 nhưng đa phần thanh khoản khớp lệnh trung bình không quá 20.000 tỷ/phiên trên sàn HoSE.

Thị trường hiện tại là một câu đố đắt giá, phe nào trả lời sai đều có khả năng chịu tổn thất lớn. Câu hỏi hiện tại là: “Liệu chính sách nới lỏng tiền tệ có thể giúp tiền thực đẩy được ra nền kinh tế và hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, hay đà tăng của thị trường chứng khoán chỉ là câu chuyện của sự kỳ vọng?”. Thị trường dường như đang đánh cược vào vế lạc quan. Do đó, dù là phe cầm tiền hay cầm “hàng” đều nên dựa vào những dữ liệu mới để định hình lại kỳ vọng, tham gia ở mức độ vừa phải cũng như phải biết quản trị rủi ro.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

8 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

8 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

8 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

8 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước