Lợi nhuận của các doanh nghiệp tại ‘nền kinh tế năng động nhất miền Trung’ ra sao?
Đầu tháng 11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mục tiêu tổng quát là xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á; Giữ vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.
Đà Nẵng là trọng tâm kinh tế của cả nước và sở hữu tiềm năng lớn |
Đà Nẵng là trọng tâm kinh tế của cả nước và sở hữu tiềm năng lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp có trụ sở tại đây được niêm yết trên sàn chứng khoán không nhiều.
Theo thống kê từ VietstockFinance, có 38 doanh nghiệp có trụ sở tại Đà Nẵng trong hơn 1.600 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX và UPCoM) công bố BCTC quý III/2023, chủ yếu là các công ty vốn hóa vừa và nhỏ.
Cụ thể, 11 doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận tăng, 14 doanh nghiệp lợi nhuận giảm, 1 doanh nghiệp không biến động, 3 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi, 5 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ và 4 doanh nghiệp tiếp tục lỗ.
Cục diện trái chiều
Nhóm tăng trưởng có sự góp mặt của Kim khí Miền Trung (HNX: KMT) với lợi nhuận tăng 179%, đạt gần 3 tỷ đồng trong quý III. Kết quả này có được nhờ việc tăng tỷ lệ bán thu tiền ngay, có chính sách mua bán hợp lý nên tăng sản lượng, doanh thu, giúp nâng cao lợi nhuận sau thuế.
Doanh thu của CTCP EVN Quốc tế (UPCoM: EIC) chỉ đạt 232 triệu đồng, giảm 32%, nhưng ghi nhận lãi gần 41 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ. Vì trong kỳ doanh nghiệp ghi nhận cổ tức từ Công ty TNHH Hạ Sê San 2 với giá trị khoảng 2 triệu USD, cùng kỳ là 1 triệu USD.
Một ông lớn trong ngành đầu tư hạ tầng giao thông là Đèo Cả (HHV) cho biết kết quả kinh doanh khá ấn tượng khi lãi 101 tỷ đồng. Ghi nhận quý có lãi cao nhất của doanh nghiệp kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE vào đầu năm 2022. Sau 9 tháng, HHV lãi hơn 268 tỷ đồng, tăng 26% và hoàn thành 91% chỉ tiêu lãi sau thuế trong cả năm.
Đèo Cả (HHV) cho biết kết quả kinh doanh khá ấn tượng khi lãi 101 tỷ đồng |
Cuối quý III, Đèo Cả thông báo quy mô tài sản và nợ phải trả xấp xỉ 36,520 tỷ đồng và 27,842 tỷ đồng, đều tăng 2% so với đầu năm. Nợ vay dài hạn vào cuối quý III của doanh nghiệp gần 19,716 tỷ đồng.
Quy mô tài sản và nợ phải trả của HHV vào cuối quý III xấp xỉ 36,520 tỷ đồng và 27,842 tỷ đồng, đều tăng 2% so với đầu năm. Nợ vay dài hạn của doanh nghiệp gần 19,716 tỷ đồng.
Thông tin về khoản nợ này, Tổng Giám đốc HHV - Ông Nguyễn Quang Huy cho biết: “Các khoản vay dài hạn nhằm tài trợ cho dự án BOT, nguồn trả nợ được lấy từ doanh thu thu phí. Đặc thù công trình dịch vụ công có vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn dự án. Trước đây các dự án này chưa có sự tham gia từ vốn ngân sách Nhà nước”.
Nguồn: VietstockFinance |
Điểm sáng trong nhóm doanh nghiệp tại Đà Nẵng là Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN), nhà việc chuyển nhượng căn hộ tại dự án Monarchy B nên doanh thu của doanh nghiệp đạt 56 tỷ đồng, gấp hơn 50 lần cùng kỳ; Lãi ròng cũng gần 28 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 29 tỷ đồng.
Ngược lại, Địa ốc First Real (HOSE: FIR) công bố lãi giảm 95%, còn khoảng 2 tỷ đồng trong quý IV/2023 (FIR sử dụng niên độ từ 01/10/2022 - 30/09/2023); Lũy kế cả năm 2023, lãi suất giảm 87%, còn hơn 15 tỷ đồng. Đây là năm First Real ghi nhận hoạt động kinh doanh tệ nhất kể từ khi niêm yết trên HOSE vào cuối năm 2018.
Dệt may Hòa Thọ (HOSE: HTG) giảm 18% lãi ròng, chỉ còn 59 tỷ đồng. Tuy nhiên đây vẫn là kết quả khả quan nhất của doanh nghiệp trong 4 quý gần đây.
Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) lãi ròng giảm 2%, đạt gần 76 tỷ đồng.
Khó khăn vẫn chưa chấm dứt
Xi măng VICEM Hải Vân (HOSE: HVX) ghi nhận chuyển từ lãi sang lỗ với khoản lỗ gần 16 tỷ đồng trong quý III, cùng kỳ lãi gần 150 triệu đồng. Đây là quý lỗ thứ 2 liên tiếp của HVX trong năm nay. Theo công ty, do sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; Trong khi giá bán xi măng giảm kéo theo lợi nhuận giảm.
Bên cạnh đó, trong quý III còn xuất hiện một số doanh nghiệp tại Đà Nẵng tiếp tục lỗ như Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), Xây lắp Dầu khí Miền Trung (UPCoM: PXM), Xây dựng Điện VNECO 1 (HNX: VE1) và Logistics Portserco (HNX: PRC).
Theo Cục thống kê Đà Nẵng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong quý III tăng 2,19% so với cùng kỳ năm ngoái. 9T/2023, GRDP Đà Nẵng ước tăng 2.83%, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm ngoái (GRDP 9T/2022 tăng 12.8% so với năm 2021).
Theo giá hiện hành, quy mô nền kinh tế 9 tháng ước đạt 97,581 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 7,088 tỷ đồng so với năm 2022. Lĩnh vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất khi chiếm tới 6,412 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng thu hẹp hơn 24 tỷ đồng (vì lĩnh vực công nghiệp tăng 413 tỷ đồng nhưng xây dựng giảm 437 tỷ đồng).
Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế suốt 9 tháng đầu năm có sự dịch chuyển nhẹ giữa 3 khu vực so với cùng kỳ năm 2022, theo xu hướng dịch vụ đang chiếm tỷ trọng ngày một cao - từ 68.4% cùng kỳ lên gần 70%; Nhưng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 20.5% lại thu hẹp còn 18.9%.
Theo Cục thống kê Đà Nẵng, tính từ ngày 16/09 - 15/10/2023 có 371 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới được thành lập, tổng vốn đạt gần 2,231 tỷ đồng; Tăng 5.4% về số doanh nghiệp và tăng 2.3% về vốn so với cùng kỳ.
Kể từ đầu năm 2023 đến 15/10 có 3,490 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới được thành lập tại Đà Nẵng, tổng vốn đăng ký hơn 15,366 tỷ đồng; giảm 8.7% về số doanh nghiệp và giảm 28% về vốn.
Đồng thời, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trở lại hoạt động giảm 26.6%. Trong khi số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động lên tới 3.636 đơn vị, tăng 15%.
Trong tháng 10 ghi nhận 530 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện hoàn tất thủ tục giải thể, rút lui khỏi thị trường, giảm 6.5% so với cùng kỳ năm 2022.