Lời Đức Phật dạy về “tiền bạc”: Mất nhiều công sức để kiếm tiền chân chính thì cần học cách sử dụng đúng pháp!
BÀI LIÊN QUAN
Bỏ túi lời Đức Phật dạy về “danh lợi”: Tranh giành về mình cũng chắc gì đã được!Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về “sự khiêm tốn”: Đức hạnh khiêm nhường mới là đỉnh cao của sự tu dưỡngThấu tỏ lời Đức Phật về ĐẸP - XẤU, SANG - HÈN của người phụ nữ: Nếu nhận ra cả đời sẽ được an yên hạnh phúc!Đức Phật dạy về việc kiếm tiền
Theo Phật giáo, người ta có câu nói rằng “Đồng tiền đi liền khúc ruột”, vậy nên tiền bạc là thứ không thể nào thiếu được và nhất là trong cuộc sống hiện tại. Không phải là tiền bạc là cuộc sống nhưng trong cuộc sống cần có tiền, tiền bạc của cải cũng có thể giúp cho chúng ta có thể giải quyết nhiều nhu cầu trong cuộc sống của mình.
Theo lời Phật dạy thì tiền bạc và tài sản chính là phương tiện để cho chúng ta sinh sống và phục vụ cho cá nhân, cũng để hoằng pháp lợi sinh. Những người Phật tử nên có công ăn việc làm ổn định để có thể nuôi sống bản thân và giúp ích cho gia đình và xã hội.
Mặc dù vậy thì cần phải lựa chọn nghề nghiệp chân chính chứ không phải cứ làm ra tiền là được. Chúng ta không nên làm những việc gây tổn hại cho xã hội, cho cộng đồng và cho nhân loại như bán vũ khí, nô lệ, phụ nữ,....
Đức Phật dạy về lòng “vị tha”: Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó đều là người tới để độ bạn!
Trong giáo lý của Đức Phật có dạy rằng, hãy học cách tha thứ cho người làm tổn thương bạn bởi người khiến cho bạn đau khổ lại chính là người mang đến phước lành cho bạn.Đức Phật dạy về “lời khiêu khích” nhắm về mình: Đừng bao giờ để việc thích nghe khen ngợi trở thành cái bẫy
Đức Phật phản ứng với tâm ưa thích khen ngợi một cách bình tĩnh và sáng suốt đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong những tình huống khó xử.Chúng ta cần phải biết rằng những việc kể trên sẽ tổn hại đến âm đức gây ra tình trạng đau khổ cho bản thân và gia đình trong hiện tại cũng như tương lai từ đó gây ra nghiệp báo chẳng thể dễ dàng hóa giải được.
Hơn thế, người Phật tử chân chính có lòng từ bi, thương xót chúng sinh sẽ không vì lợi ích nhất thời của bản thân mà gây hại cho người khác. Đồng tiền khi làm ra không chân chính sẽ hại người và cũng hại cả chính bản thân của mình.
Đồng tiền phi pháp và phi đạo đức, không được tạo bằng công sức của bản thân mình sớm muộn cũng bị tiêu tán mất. Trong Đạo Phật có nói rằng tiền bạc bất chính sẽ bị 5 nhà cuốn trôi, đó là lũ lụt, nhà hỏa hoạn, nhà trộm cướp,...
Vậy, tiền có thể mua được hạnh phúc hay không?
Ở trong kinh kệ của nhà Phật, những người Phật tử ngoài việc tu tập, tích đức hành thiện thì có quyền làm giàu. Nhiều người cho rằng làm giàu, có tiền bạc rủng rỉnh là có được mọi thứ ở trên đời và thậm chí là khi có tiền trong tay thì sẽ được hạnh phúc và được sống trong tình yêu thương chân thật hay không.
Dân gian có câu nói rằng: “Còn tiền còn bạc còn đệ tử, Hết cơm hết gạo hết ông tôi.” Có thể thấy, tiền bạc chi phối nhiều mối quan hệ trong xã hội, tạo ra quyền lực ảo nhưng chưa chắc đã giúp cho ta có được tình cảm thực sự của người khác.
Nhưng nếu như cuộc sống thiếu thốn đi tiền bạc thì sẽ vô cùng khó khăn và khổ sở. Chẳng những cái ăn cái mặc bị hạn chế mà khi ốm đau, bệnh tật cũng chẳng thể nào thoát khỏi được cảnh đó. Khi tiền bạc dồi dào thì đời sống vật chất cũng theo đó mà sung túc, sức khỏe được cải thiện ít nhiều khi không phải chịu khổ sở về mặt vật chất, mệt mỏi tinh thần.
Đức Phật có răn dạy rằng, con người ai cũng có quyền làm ra tiền bạc bằng chính mồ hôi và nước mắt của bản thân, dùng đến sự siêng năng cần cù, vận dụng trí óc để có thể tạo ra tiền bạc từ đó sẽ gây ra cho mình cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Theo như lời Phật dạy, hạnh phúc ở trong cuộc sống này không nằm ở việc chúng ta có bao nhiêu tiền hay có bao nhiêu tài sản hay có quyền lực lớn đến mức nào mà hạnh phúc nằm ở sự tự do tự tại, sự thanh tĩnh ở tâm hồn khi lòng không tham lam, sân hận, si mê,...
Đức Phật cũng có nói rằng “Thiểu dục tri túc” có nghĩa là làm giảm bớt đi tam tham và biết thế nào là đủ. Biết đủ không có nghĩa là sẽ an phận thủ thường và chấp nhận đi số phận mà không có ý thức cầu tiến, không muốn phấn đấu.
Biết đủ ở đây chính là hoan hỷ với bất kể kết quả nào mà chúng ta nhận được sau khi đã vận dụng hết khả năng và trí tuệ của mình để thực hiện và đã nỗ lực hết mình.
Có thể thấy, tiền bạc và của cải không đồng nghĩa với hạnh phúc. Hạnh phúc sẽ đến khi mà chúng ta biết đủ, biết hài lòng với hiện tại, biết trân trọng những gì mà bản thân đang có trong tay chứ không phải đứng núi này trông núi nọ, đòi hỏi mình có được những thứ mà người khác đang sở hữu.
Hạnh phúc thực sự vốn chẳng thể nào có thể mua được bằng tiền và cũng chẳng thể bán hay đổi lấy hạnh phúc lấy tiền bạc để chi tiêu. Ai cũng có suy nghĩ sẽ dùng tiền bạc để mua hạnh phúc thì người đó đã hoàn toàn sai lầm. Tiền bạc cũng chỉ có thể tạo dựng ra được tiền đề của hạnh phúc mà thôi. Những người hạnh phúc chưa chắc đã có nhiều tiền mà người có nhiều tiền chưa chắc đã có thể hạnh phúc.
Trong Kinh Phật cũng có câu nói rằng “Ái dục là cội gốc của luân hồi sinh tử”. Vậy nên hầu hết tất cả những nỗi đau, những nỗi khổ cực hay tội tác ở trên thế gian này đều bắt nguồn từ dục vọng, từ ham muốn quá độ và từ lòng tham lam mà sinh ra.
Đạo Phật có nói rằng con người vẫn có thể đạt được hạnh phúc ngay cả khi sự tiêu thụ vật chất là tối thiểu - nghĩa là không cần đến quá nhiều tiền bạc thì chúng ta vẫn có thể có được hạnh phúc ở trên đời.
Khi biết hài lòng, biết đủ với cuộc sống của mình thì chúng ta sẽ không còn chịu sức ép của lòng tham và không còn thấy căng thẳng hay tiếc nuối về quá khứ đã qua, không quá trách cứ về bản thân bởi vì làm việc chẳng được như ý.
Phật cũng dạy chúng ta rằng “Thiểu dục tri túc” nghĩa là muốn Phật tử trân quý những gì mà bản thân đang có ở trong tay, không cố công theo đuổi những gì nằm ngoài tầm với và khiến cho bản thân thành kẻ khổ sở như đang khát mà uống nước biển, càng uống thì lại càng bị cơn khát dày vò.
Có lẽ ai cũng đều đồng ý rằng kiếm tiền chẳng phải là chuyện dễ dàng nhưng việc tiêu tiền sao cho đúng cũng chẳng kém phần khó khăn. Làm thế nào để có thể tiêu tiền cho đúng, cho hợp lý và làm ra nhiều tiền để làm gì?
Tiền nhiều để làm gì?
Và trong lời Phật dạy về tiền bạc, không có lời nói nào rõ ràng về việc mà mọi người dùng tiền để làm gì. Đức Phật cũng không áp đặt điều gì với việc kiếm tiền và tiêu tiền của mỗi người, miễn sao là những đồng tiền đó trong sạch, đúng đắn.
Kinh Phật cũng có chép lại rằng “thọ dụng chân chính” chính là quan điểm của Đức Phật về cách sử dụng tiền bạc. Có thể hiểu một cách nôm na là đồng tiền làm ra nên dùng để mang lại lợi ích cho bản thân của mình và những người khác nữa.
Cũng theo lời Đức Phật răn dạy rằng tiền bạc có được bằng việc làm chân chính thì phải biết cách giữ gìn và không để cho nó thất thoát. Vậy nên, chúng ta cần cân đối chi tiêu và chớ nên tiêu xài hoang phí đồng tiền mình đang có, càng không nên tiêu vượt quá khả năng chi trả của bản thân mình.
Mặc dù vậy thì đồng tiền làm ra cũng cần phải chi tiêu cho những nhu cầu trong cuộc sống, nếu như làm ra nhiều tiền mà không dám tiêu xài vào việc có ích hay những việc cần thiết thì lại hóa ra bủn xỉn, keo kiệt và tự làm khổ bản thân của mình.
Và trong đạo Phật có răn dạy rằng mọi người nên tận dụng mọi khả năng mình có để có thể mang đến hạnh phúc của bản thân, cho người thân và cho cộng đồng.
Đầu tiên, tiền bạc làm ra để cải thiện đời sống cho bản thân và mang đến niềm vui, an lạc cho cha mẹ, vợ con cùng những người thân thiết khác. Một khi đã thỏa mãn lợi ích cá nhân thì phải nhớ đến những người khác ở bên mình, đó cũng có thể là bạn bè, đồng nghiệp và là đối tác,... những người đã góp phần ít nhiều giúp sức cho mình có được tiền bạc.
Cũng theo lời Phật dạy, chúng ta không thể chỉ sử dụng tiền bạc cho riêng lợi ích cá nhân mà nên dùng nó cho lợi ích của cộng đồng nữa. Và nếu dùng tiền bạc cho lợi ích cá nhân thì có thể thiết lập được hạnh phúc ở hiện tại, còn khi chúng ta dùng tiền bạc cho cộng đồng thì có thể có được hạnh phúc ở tương lai nữa.
Nói như thế không có nghĩa là sẽ dùng tiền bạc để mua hạnh phúc mà là dùng tiền bạc trong khả năng có thể giúp cho người khác và để cứu vớt những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Tiền bạc là thứ ngoài thân và con người chỉ nên dùng tiền lúc còn sống chứ chẳng thể nào mang theo khi đã chết đi. Phật từ mất nhiều công sức để kiếm tiền chân chính thì cũng nên học cách sử dụng tiền bạc đúng pháp từ đó đem đến lợi ích cho bản thân cũng như mọi người ở trong xã hội.
Một khi chúng ta biết cách sử dụng đồng tiền chân chính thì tiền bạc chính là người đầy tớ tốt từ đó giúp cho chúng ta có được cuộc sống đầy đủ ấm no, giúp cho mỗi người có thể đưa tay nâng đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Còn nếu như để đồng tiền trở thành chủ nhân thì con người của chúng ta sẽ trở thành đầy tớ tốt cho nó và bị sức mạnh của đồng tiền chi phối, dám làm tất cả mọi điều tội lỗi để có tiền, để mưu cầu lợi ích cho cá nhân của mình.
Theo như lời Phật dạy, tiền bạc không chỉ để cho bản thân thỏa mãn đời sống vật chất mà còn phải biết cách làm cho đời sống tinh thần được thăng hoa. Cũng có thể dùng tiền bạc mình kiếm được để cúng dường Phật pháp, giác ngộ chánh nhiệm từ đó mở ra lòng từ bi, biết thương xót muôn loài.