meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đức Phật dạy về “lời khiêu khích” nhắm về mình: Đừng bao giờ để việc thích nghe khen ngợi trở thành cái bẫy

Thứ tư, 19/10/2022-17:10
Đức Phật phản ứng với tâm ưa thích khen ngợi một cách bình tĩnh và sáng suốt đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong những tình huống khó xử.

Đức Phật phản ứng với tâm thích khen ngợi như thế nào?

Theo Phật giáo, chuyện kể lại rằng có lần Đức Thế Tôn đi khất thực với các môn đệ đến một con sông nọ. Ngài cùng các đệ tử đã ngồi xuống để chờ người lái thuyền qua đón. Bất ngờ trong lúc này cũng có một vị pháp sư xuất hiện nhưng người này không chờ mà dùng thần thông của mình để đi trên mặt nước. 

Những người đệ tử của Đức Phật chứng kiến cảnh rất ấn tượng và đẹp mắt đó đã thể hiện sự ngưỡng mộ vị pháp sư đó. Một lúc sau, khi Đức Phật cùng các môn đệ đã yên vị ở trên thuyền họ đã không ngừng bàn tán về những gì vừa thấy. Có một đệ tử đã không kìm được lòng mình bèn hỏi Đức Phật rằng: “Nếu đã là Phật, tại sao Ngài lại không thể bước đi trên mặt nước như người kia?”. 

Lúc này thì Đức Phật nhìn vị đệ tử nó cùng với những người còn lại ở trên thuyền rồi từ tốn trả lời: “Nếu ta làm như vậy còn các ngươi sẽ như thế nào? Việc ta có thể bước đi trên mặt nước có thể giúp gì cho các ngươi không?”. 


Đức Phật phản ứng với tâm ưa thích khen ngợi một cách bình tĩnh và sáng suốt đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong những tình huống khó xử
Đức Phật phản ứng với tâm ưa thích khen ngợi một cách bình tĩnh và sáng suốt đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong những tình huống khó xử

Đối với những người thích thể hiện thì họ sẽ dùng thần thông của mình để thể hiện với mục đích thu hút sự nể phục của đám  đệ tử nhưng Đức Phật lại không làm như thế. Qua  câu chuyện trên có thể thấy rằng, một việc không mang về lợi ích rõ ràng và nhất là chỉ thể hiện bản thân cho người này và người kia ngưỡng mộ, khen ngợi thì Đức Thế Tôn nhất định sẽ không làm. 

Tâm lý thường tình của con người là rất dễ tò mò và dễ bị cuốn theo những gì khác thường bởi vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường. Vậy nên chúng ta thường sẽ bị thu hút và cảm thấy vô cùng thích thú trước những ai có khả năng biến hóa một cách thần thông bởi vì cho rằng đó là những khả năng vô cùng đặc biệt. 

Và trong kinh cũng có những mẩu chuyện chỉ ra rằng không chỉ chúng ta bị cuốn vào các biến hóa thần thông này mà kể cả những người xuất gia thời Phật như Tỳ kheo Sunakkhatta cũng có thái độ bất mãn và phẫn nộ, quyết từ bỏ đời sống xuất gia, trở lui về với đời sống thế tục chỉ vì ông chỉ trích Phật không có thần thông biến hóa.

Và động cơ để biểu diễn thần thông là xuất phát từ tâm tham cầu và muốn người khác nể phục, trầm trồ ngợi khen, thích được tung hô. Trong khi đó thì biến hóa thần thông chính là kết quả của sự tu tập, thực hành chánh pháp. Chính vì thế mà Ngài dùng từ thành tựu để nói về các loại thần thông. Mặc dù vậy thì đây chưa phải là cứu cánh giải thoát, nên Đức Phật không muốn các đệ tử của mình dính vào sự thành tựu này mà chướng ngại ở trên đường tu tập.

Hơn thế, cũng không nên vì khả năng hơn người này mà sử dụng tùy tiện với mục đích không cao thượng. Nếu như không tự nhắc nhở bản thân của mình thì những người này sẽ dễ dàng đi lệch hướng và bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi khi sống bao vay giữa sự cung kính và lợi dưỡng của dân chúng mà xa dần con đường thực hành cũng như hướng dẫn nếp sống phạm hạnh. 

Cũng có thể thấy được rằng Đức Phật thành tựu đầy đủ tất cả các loại thần thông nhưng Ngài rất ít sử dụng chúng như là một cách biểu diễn năng lực đặc biệt. Hơn thế là biết được tác hại nhiều hơn là lợi ích nên Đức Phật không muốn các đệ tử của mình dùng thần thông dù đó là mục đích xuất phát từ tâm tốt hay xấu.  



Đối với những người thích thể hiện thì họ sẽ dùng thần thông của mình để thể hiện với mục đích thu hút sự nể phục của đám  đệ tử nhưng Đức Phật lại không làm như thế
Đối với những người thích thể hiện thì họ sẽ dùng thần thông của mình để thể hiện với mục đích thu hút sự nể phục của đám  đệ tử nhưng Đức Phật lại không làm như thế

Đừng bao giờ để việc thích nghe khen ngợi trở thành cái bẫy

Có thể thấy, đúng như lời khen đúng lúc sẽ xuất phát từ sự chân thành càng khiến cho chúng ta muốn cố gắng làm tốt hơn nữa những việc làm có lợi ích cho xã hội. Vậy nhưng trong cuộc sống thì chẳng phải ai cũng có dụng ý tốt như thế. Những lời khen tưởng chừng như vô hại nhưng nó là cái nhân cho những quả không tốt đẹp sau này, chính vì thế mà chúng ta cần biết phòng ngừa chúng từ sớm sẽ tốt hơn. 

Lời Đức Phật dạy về khen chê đừng vội buồn. Hơn thế, qua cách mà Đức Phật phản ứng với tâm ưa thích sự khen ngợi đã cho ta bài học sâu sắc trong việc đối nhân xử thế mỗi ngày. Cũng từ đó chúng ta sẽ biết rằng trước khi làm việc gì thì hãy nghĩ xem nó có thực sự mang đến lợi ích gì không. Chúng ta cũng luôn tỉnh táo và sáng suốt và đừng vì một vài lời khen để rồi phạm phải sai lầm đáng xấu hổ. 

Sống ở trong cõi ta bà này thì chẳng có ai ưa thích việc mình được xem trọng và tung hô những mối họa sau đó lại luôn tiềm ẩn mà không phải ai cũng nhận ra được điều đó. 



Có thể thấy, đúng như lời khen đúng lúc sẽ xuất phát từ sự chân thành càng khiến cho chúng ta muốn cố gắng làm tốt hơn nữa những việc làm có lợi ích cho xã hội
Có thể thấy, đúng như lời khen đúng lúc sẽ xuất phát từ sự chân thành càng khiến cho chúng ta muốn cố gắng làm tốt hơn nữa những việc làm có lợi ích cho xã hội

Vậy nên chớ đừng để những lời khen ngợi đó che mất đi sự sáng suốt rồi kết cục chẳng thể nhận ra đâu là bạn và đâu là thù. Cái tôi của chúng ta thích được vuốt ve nên chỉ muốn nghe những lời nói nịnh nọt và phản ứng gay gắt đối với lời chê bai. Thế nhưng, mật ngọt thì sẽ chết ruồi, chúng ta cần phải tỉnh táo và bình tâm, miễn nhiễm lời khen chê. 

Trong khi đó thì việc khen chê cũng chỉ toàn dựa trên ý kiến cá nhân, thực tế một bộ cánh hôm nay mà bạn ưu ái chọn lựa sẽ có người khen hết lời nhưng cũng có người chê. Vậy nên dừng vịn vào những lời nói đó mà quá vui hay quá buồn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

21 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

21 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

21 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

21 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước