Đức Phật dạy về lòng “vị tha”: Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó đều là người tới để độ bạn!
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về việc làm “người thứ ba”: Quan hệ với người đã có gia đình có bị quả báo?Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về 4 người bạn nên thân thiết: Kết được bạn tốt đời nở hoa, gặp bạn xấu đời là bể khổ!Giác ngộ lời Đức Phật dạy về “sự tử tế”: Chẳng hề khó như ta nghĩ nhưng lợi trăm bề!Những người gặp bạn trong cuộc đời đều đã được số mệnh an bài
Theo Phật giáo, lời Phật dạy rằng ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả mà sự xuất hiện đó đều có nguyên do và đều đáng được cảm kích. Ở trên thế gian này, bạn gặp gỡ lại và quen biết ai, bỏ lỡ ai. Tất cả những điều này đã được sắp đặt.
Ở trong kinh Pháp hoa Đức Phật có dạy rằng: “Chư pháp nhân duyên sanh, chư pháp nhân duyên diệt” có nghĩa là các pháp được sanh ra từ duyên thì cũng tùy duyên mà hoại diệt. Và dù là loài hữu tình hay là vô tình thì đều không nằm ngoài quy luật đó. Vạn vật ở trên đời này đều do nhân duyên dắt định và vô duyên không tụ, không nợ không đến, sinh ra hay là mất đi đều có nhân quả duyên phận quyết định. Khi gặp một người là tăng thêm cho mình một nhân duyên, dù là thiện duyên hay ác duyên thì dù là mang nợ đều cũng đã được số mệnh an bài tất cả. Duyên sâu, duyên cạn và duyên đến duyên đi đều là điều mà chúng ta không thể nào nắm bắt được và cũng chẳng thể nào trốn tránh.
Đức Phật dạy về 5 cách xử thế thông minh: Tâm an tĩnh, sống an nhiên!
Trong cuộc sống, lời Phật dạy về 4 cách ứng xử thông minh, khôn khéo và giúp cho con người nắm được cốt lõi của việc sống an nhiên và bình lặng.Đức Phật dạy về “lòng hận thù”: Một khi hiểu được thì sẽ trút bỏ mọi gánh nặng ngàn đời!
Một khi lắng nghe những lời Phật dạy về hận thù chúng ta sẽ nhận ra rằng việc nuôi giữ lòng thù hận ai đó thực chất là đang tự mình uống thuốc độc.Đức Phật có nói rằng: “Bởi vì có duyên, nên mới có thể gặp nhau; nếu không nợ nhau, sao có thể gặp được nhau”.
Vậy nên nếu như là cạn duyên thì cả hai bên không nợ nần gì nhau và thời gian bầu bạn ở bên nhau cũng vô cùng ngắn ngủi, trả hết nợ rồi thì tình cảm cũng sẽ phai nhạt và chẳng còn liên quan đến nhau. Nợ nhau nhiều và thời gian ở cạnh nhau dài lâu thì mối quan hệ có lẽ cũng sẽ gần gũi nhau hơn. Cũng có những người xuất hiện ở trong cuộc đời của ta khiến ta đau khổ, thất vọng và tổn thương, Nó cũng giống như tình cảm của vợ chồng bất hòa và đồng nghiệp hãm hại lẫn nhau.
Vậy thì đối mặt với những tổn thương mà người khác gây ra thì chúng ta nên hành xử như thế nào, Phật có dạy rằng hãy học cách tha thứ cho những người tổn thương bạn. Bời vì những người đó cho dù mang đến đau thương cho chúng ta thì cũng đang độ cho ta.
Có thiện duyên thì ắt cũng có ác duyên
Trong cuộc đời này, mỗi người không thể chỉ gặp toàn thiện duyên và cũng như chúng ta không thể nào có được tất cả những người yêu mến. Cũng sẽ luôn có những kẻ ghen ghét và chê bai, giễu cợt chúng ta. Những kiểu người đó luôn dùng tổn thương của người khác để có thể đổi lấy niềm vui cho chính bản thân của mình khiến cho ta sinh ra lòng oán hận và thù ghét những kẻ đó.
Ác duyên ở trong đời thì đó chính là nhân duyên quả báo mà chúng ta đã gây ra từ kiếp trước mà nay đã phải gánh hậu quả. Cũng giống như việc chúng ta gieo trồng cái cây ác quả này, cho nên hôm nay mới nhận về kết cục thảm hại như thế.
Những người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy cũng đã cảm mến và yêu quý. Những người tạo oán thì khi trông thấy lập tức bực mình và cảm thấy chán ghét. Con người chúng ta cũng do tạo ra các nhân duyên cả thiện và ác sanh ra nên mới phải chịu đựng những điều đó.
Mọi thứ đều từ duyên mà ra rồi cũng từ duyên mà tan biến. Khi đủ duyên thì còn và cạn duyên thì hết, Và khi nhân duyên còn thì có phá hoại cỡ nào cũng không thể nào hỏng được, khi hết duyên dù cho níu kéo ra sao cũng vẫn sẽ tan.
Nếu như muốn xóa bỏ ác duyên thì trước hết phải có lòng sám hối. Sám hối về những tội nghiệp gây ra khi trước và xóa bỏ lòng căm hận, tăng phúc đức bồi đắp trí huệ. Hãy cùng lắng nghe lời Phật dạy về sám hối và phải biết hối mới có thể mong nhẹ nghiệp.
Điều thứ hai chính là phải kết thiện duyên với người khác, đối xử hòa nhã với mọi người và nghĩ đến lợi ích chung hay bớt lợi riêng mình. Bên cạnh đó, còn có một điều mà bạn cần ghi nhớ đó chính là đừng bao giờ gây thù chuốc oán và cũng đừng bao giờ ăn miếng trả miếng. Làm vậy thì chẳng khác nào bạn và những kẻ tiểu nhân đó giống hệt với nhau. Khi làm người thì cũng cần phải có nhân cách cao thượng, tấm lòng quảng đại và biết nhẫn nhịn khi cần, nếu như không sẽ tự mình hại cho mình và làm tổn hại đến phúc báo của bản thân mình. Khoan dung độ lượng sẽ mang về phúc báo suốt đời.
Hãy tha thứ cho người đã làm tổn thương bạn
Theo như giáo lý của đạo Phật thì sở dĩ chúng ta có mặt ở trên thế gian này là do chúng ta đã tạo nghiệp thiện hoặc là nghiệp ác, cho nên chúng ta xuất hiện ở kiếp này để trả nợ. Khi trả hết rồi thì mới có cuộc sống an vui, trả càng sớm thì càng nhanh đón nhận được hạnh phúc.
Những người làm tổn thương đến chúng ta và người khiến cho chúng ta cảm thấy bất mãn chính là đến để giúp cho chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Sau khi đã vượt qua được thì ta sẽ trưởng thành và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Phần lớn mọi người khi bị mắng chửi và bị ức hiếp đều có tâm lý muốn đối phương cũng phải chịu đựng giống như mình vậy. Mặc dù vậy thì khi ta chịu đựng được những lời chửi rủa này sẽ nhận được phúc báo. Vậy nên, những người nhân hậu thì sẽ có phúc báo càng dày. Hãy học theo hai đức độ đại từ bi của Phật di lặc, trí tuệ thể hiện ở tấm lòng bao dung quảng đại tựa như biển khơi, chẳng có so đo tính toán với tiểu nhân, tự tại vô âu vô lo. Tha thứ cho những người khác cũng chính là đang tha thứ cho bản thân của mình. Nếu như cứ mãi dây dưa thì cuối cùng cũng chỉ có mình mà thôi.