meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lộc Trời như “hổ mọc thêm cánh” sau khi Lộc Nhân gia nhập: Hợp tác chiến lược cùng Vinafood1, trở thành liên minh lúa gạo lớn nhất cả nước

Thứ bảy, 10/12/2022-21:12
Thời điểm hiện tại, Lương thực Lộc Nhân đang có 400 nhân sự với công suất sấy hơn 6.000 tấn lúa một ngày. Năm 2022, doanh thu của Lộc Nhân ước tính là gần 8.000 tỷ đồng cùng mạng lưới đối tác rộng lớn với những hợp đồng cung ứng đã ký cho năm 2023 lên đến 350.000 tấn gạo.

Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp hoạt động năng nổ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 của thị trường miền Nam, cụ thể là mảng lúa gạo. Lộc Trời có rất nhiều thành tựu nhỏ đáng trân trọng, đi được một đoạn đường khá xa, từng bước đến gần với mục tiêu ‘góp phần tạo ra ngành lúa gạo phát triển bền vững’ ở Việt Nam.

Tháng 7 năm nay, Lộc Trời phối hợp với tỉnh An Giang xây dựng nên chuỗi liên kết hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Cho đến tháng 10, Lộc Trời công bố kế hoạch huy động 3 tỷ USD để phát triển vùng trồng 1 triệu ha liên kết với 200.000 nông nộ. Nếu như mọi chuyện thành công, Lộc Trời sẽ trở thành doanh nghiệp sản xuất lúa gạo lớn nhất tại Việt Nam. 


Ngày 8/12, Lộc trời đã chính thức kết nạp Lương thực Lộc Nhân vào hệ sinh thái của mình, đồng thời ký kết với Vinafood1 về việc Cung ứng 500.000 tấn gạo thành phẩm với trị giá 5.000 tỷ đồng cho đối tác trong 2023
Ngày 8/12, Lộc trời đã chính thức kết nạp Lương thực Lộc Nhân vào hệ sinh thái của mình, đồng thời ký kết với Vinafood1 về việc Cung ứng 500.000 tấn gạo thành phẩm với trị giá 5.000 tỷ đồng cho đối tác trong 2023

Sau khi đã thu xếp được vùng trồng, Lộc Trời mới đây đã thu xếp vấn đề đầu ra. Cụ thể, vào ngày 8/12, Lộc trời đã chính thức kết nạp Lương thực Lộc Nhân vào hệ sinh thái của mình, đồng thời ký kết với Vinafood1 về việc Cung ứng 500.000 tấn gạo thành phẩm với trị giá 5.000 tỷ đồng cho đối tác trong 2023.

Lộc Trời có thêm sức mạnh sau khi Lộc Nhân gia nhập

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Lương thực Lộc Nhân (mã chứng khoán: LNG) được hợp nhất từ Công ty Cổ phần Lương thực Hưng Phước cùng với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Đại Tài và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Hiếu Nhân. Trụ sở của LNG là tại Cần Thơ, chuyên thu mua lúa trực tiếp của bà con nông dân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lộc Nhân có tổng cộng 4 nhà máy, trong đó có 3 nhà máy đã đi vào vận định còn 1 nhà máy đang trong quá trình xây dựng. 

Thời điểm hiện tại, Lương thực Lộc Nhân đang có 400 nhân sự với công suất sấy hơn 6.000 tấn lúa một ngày. Năm 2022, doanh thu của Lộc Nhân ước tính là gần 8.000 tỷ đồng cùng mạng lưới đối tác rộng lớn với những hợp đồng cung ứng đã ký cho năm 2023 lên đến 350.000 tấn gạo.

Với nhiều nét tương đồng về hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực và chung khát vọng về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, mục tiêu nâng tầm lúa gạo Việt Nam, Công ty Cổ phần Nông sản Lộc Trời (LTA) – thành viên của Tập đoàn Lộc Trời cùng với LNG đã chủ động thảo luận, thực hiện những thỏa thuận cổ đông chiến lược. Sau khi mua cổ phần, LTA đã trở thành cổ đông chiến lược và đưa Lộc Nhân chính thức trở thành một thành viên trực thuộc của mình. 


Ông Thòn cũng cho biết, trong thời gian tới doanh nghiệp của mình có thể bao tiêu 11.000 tấn lúa tươi/ngày từ 210.000 ha canh tác ở 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang trong vụ Đông Xuân
Ông Thòn cũng cho biết, trong thời gian tới doanh nghiệp của mình có thể bao tiêu 11.000 tấn lúa tươi/ngày từ 210.000 ha canh tác ở 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang trong vụ Đông Xuân

Sau khi kết nạp thành viên mới, năng lực hoạt động của LTA đã tăng từ con số 5 lên 8 nhà máy, công suất lúa tươi là 12.000 tấn/ngày; lưu kho và xay xát lúa cũng như xuất 6.000 tấn gạo/ngày, tương ứng với con số 2 triệu tấn gạo/năm cùng đội ngũ nhân sự gần 900 người. Bên cạnh đó, mạng lưới đối tác của LTA tỏa rộng trong nước và trên 40 quốc gia, trong đó có cả những thị trường khó tính nhất.

Liên quan đến vấn đề này, ông Huỳnh Văn Thòn – Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: “Với sự kết hợp này, trong tương lai chúng tôi sẽ đáp ứng được bất kỳ đơn hàng nào. Việc thu xếp được dòng tiền mua lúa gạo ổn thỏa và sự giúp sức từ các đối tác ngân hàng, dòng chảy lúa gạo của chúng tôi sẽ được thực hiện một cách liên tục”.

Đồng thời, ông Thòn cũng cho biết, trong thời gian tới doanh nghiệp của mình có thể bao tiêu 11.000 tấn lúa tươi/ngày từ 210.000 ha canh tác ở 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang trong vụ Đông Xuân, 80% là lúa chất lượng cao sẽ xuất khẩu đi thị trường châu Âu – Mỹ. Lộc Trời sẽ thu mua, sấy và xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ bản. Trong tương lai, doanh nghiệp sẽ cố gắng tổ chức canh tác cũng như thu hoạch toàn bộ 400.000 tấn/1 năm tại 2 tỉnh này, sau đó sẽ hợp tác với các tỉnh khác. 

Đối tác phân phối của Lộc Trời không chỉ dừng lại ở Vinafood1

Cũng trong ngày này, đại diện tập đoàn Lộc Trời, Lương thực Lộc Nhân (LNG) cũng đã ký kết hợp đồng hợp tác với Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) về việc cung ứng 500.000 tấn gạo thành phẩm với giá trị tương đương 5.000 tỷ đồng trong năm 2023. Theo Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, trong hành trình nỗ lực thực hiện cam kết ‘Cùng nông dân phát triển bền vững’, doanh nghiệp không ngừng cố gắng mở rộng cũng như củng cố và hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp Lộc Trời, từ đó tạo đà tăng trưởng cho những năm tới.

Với gần 30 năm trong ngành nông nghiệp cùng năng lực tổ chức và sản xuất lúa gạo chất lượng cao, Lộc Trời luôn mong muốn mở rộng liên kết với những doanh nghiệp lúa gạo trong nước, cung cấp cho người tiêu dùng Việt những loại lúa gạo với chất lượng cao nhất đối với từng phân khúc khách hàng, đáp ứng được những tiêu chí khắt khe nhất của thị trường quốc tế. 

Việc trở thành cổ đông chiến lược của Lương thực Lộc Nhân và ký kết hợp tác cung ứng 500.000 tấn lúa gạo với Vinafood1, Lộc Trời đã đưa sản lượng cung ứng theo hợp đồng của Lộc Nhân lên hơn 850.000 tấn năm 2023.


Ông Lê Thanh Hạo Nhiên - Giám đốc tài chính của Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, 2 động thái này đã tạo nên 2 cột mốc lịch sử
Ông Lê Thanh Hạo Nhiên - Giám đốc tài chính của Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, 2 động thái này đã tạo nên 2 cột mốc lịch sử

Trong khi đó, ông Lê Thanh Hạo Nhiên - Giám đốc tài chính của Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, 2 động thái này đã tạo nên 2 cột mốc lịch sử. Thứ nhất chính là chuỗi cung ứng lúa gạo trong nước đã có hệ thống hoàn chỉnh. Thứ hai đó là việc canh tác cũng đã được chuyển từ manh mún, nhỏ lẻ lên chuyên nghiệp hơn. 

Ông Nhiên cho biết, chuỗi sản xuất cũng như cung ứng của ngành lúa gạo Việt Nam trong vài thập kỷ qua giống như một đứa bé còn bú sữa, vô cùng non nớt. Chính vì thế, sự xuất hiện của Lộc Trời giống như đầu tàu xe lửa giúp kết nối những toa tàu khác với nhau. Cụ thể, việc hợp tác với Vinafood1 chính là liên kết toa tàu ở Hà Nội với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại.

Trong tương lai, Lộc Trời sẽ tiếp tục hành trình kết nối những toa tàu khác ở khắp nơi trên thế giới cho đến châu Âu và châu Mỹ cùng với sự kết hợp cùng Lương thực Lộc Nhân cùng với các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo khác. 

Sự kết hợp này cũng giúp ngành nông nghiệp Việt Nam có thể  chấm dứt thời kỳ sản xuất manh mún – phân mảnh – chất lượng thấp; từ đó chuyển sang sản xuất lúa gạo quy mô lớn và bền vững, đồng thời tiết giảm được chi phí sản xuất cũng như kinh doanh, kiểm soát được chất lượng vùng trồng và nâng cao giá trị nông sản lúa gạo.

Như thế, người nông dân và doanh nghiệp có thể cùng nhau phát triển cũng như chia sẻ các giá trị một cách bền vững. Với sự tin tưởng lẫn nhau, người nông dân Việt Nam sẽ không còn nghèo nữa!”, ông Hạo Nhiên bổ sung.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

13 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

13 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước