meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thứ năm, 14/04/2022-06:04
Làm sao để lành mạnh hóa thị trường trái phiếu, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp? Bài phân tích của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong sẽ đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Nếu việc đầu tư và trả lãi trái phiếu doanh nghiệp không đúng theo cam kết sẽ làm giảm niềm tin và hạn chế khả năng huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.

3 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 44.000 tỷ đồng

Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán, tính chung 3 tháng đầu năm 2022 lượng tài khoản chứng khoán mở mới là 676,6 nghìn tài khoản, nâng tổng số tài khoản hiện tại của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam lên gần 5 triệu tài khoản (trong đó, các nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm 98,92%), bằng 5% dân số Việt Nam hiện nay và đã vượt mục tiêu đề ra trước thời hạn 3 năm trong đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.


tính chung 3 tháng đầu năm 2022 lượng tài khoản chứng khoán mở mới là 676,6 nghìn tài khoản. Ảnh: minh họa
tính chung 3 tháng đầu năm 2022 lượng tài khoản chứng khoán mở mới là 676,6 nghìn tài khoản. Ảnh: minh họa

Theo Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước 3 tháng đầu năm 2022 đạt xấp xỉ 40.000 tỷ đồng; năm 2021 đạt trên 658.000 tỷ đồng (gấp đôi huy động qua trái phiếu chính phủ), tăng 42% so với năm 2020 (có 243 doanh nghiệp lần đầu phát hành trái phiếu, chiếm 40% tổng khối lượng phát hành, chủ yếu từ nhóm bất động sản nhà ở). Tính chung 5 năm qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 46%/năm. Đến cuối năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế và khoảng 15% GDP sau điều chỉnh. Từ năm 2019 đến nay lượng trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu vượt lượng phát hành trái phiếu Chính phủ. 

Còn theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2021, thị trường có 964 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị đạt 594.520 tỷ đồng, tăng 35,83% so với cùng kỳ. Tính cả trái phiếu phát hành quốc tế, tổng giá trị trái phiếu DN tăng gần 50% so với năm 2020. Nếu chia theo phương thức phát hành, có 937 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 568,66 nghìn tỷ đồng và tiếp tục là hình thức chủ đạo khi chiếm tới 98,5% tổng lượng phát hành thành công; có 23 đợt phát hành ra công chúng giá trị 26,34 nghìn tỷ đồng…Cần nhấn mạnh, 50% trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2023 – 2024, riêng trái phiếu bất động sản chiếm đến 65%.

Sự bùng nổ trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và lượng tài khoản mở mới, cũng như quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung là tín hiệu, thước đo hội tụ và phản ánh những bước phát triển mới của thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho thấy sự phát triển đồng bộ và cân đối hơn trên thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ và giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Đặc biệt, kể từ năm 2018 đến nay, trái phiếu doanh nghiệp đã được coi là một kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp bất động sản khi nguồn tín dụng cho bất động sản bắt đầu được siết chặt. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán cũng đang nổi lên những quan ngại về các sai phạm và rủi ro tiềm ẩn trong phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp (điển hình là 9 đợt phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh tổng cộng 10.300 tỷ đồng) và sự tập trung nghiêng lệch cơ cấu vốn huy động vào lĩnh vực bất động sản.

Sự tập trung về cơ cấu và mức lãi cam kết cao của các trái phiếu doanh nghiệp vào lĩnh vực bất động sản sẽ gây nguy cơ mất khả năng thanh khoản và trả lãi theo cam kết. Nếu việc đầu tư và trả lãi không đúng theo cam kết sẽ làm giảm niềm tin và hạn chế khả năng huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Hơn nữa, rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn tài chính của các tổ chức tín dụng đã tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp. Bởi vậy, cần triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 7/4/2022 về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất, cũng như tinh thần Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Thực tế cũng cho thấy, để bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn, phát triển bền vững, bảo vệ quyền lợi và củng cố niềm tin các nhà đầu tư, cần tiếp tục siết chặt hơn các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là về phát hành trái phiếu riêng lẻ, cả về thực hiện công bố thông tin và sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả gốc và lãi trái phiếu đúng hạn; đề cao hơn nữa trách nhiệm của tổ chức tư vấn phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan; làm chặt chẽ hơn quy trình và nội dung công bố thông tin phát hành với sự xác nhận của các cơ quan quản lý nhà nước như Uỷ ban chứng khoán nhà nước. 

Những biện pháp để tăng cường sự minh bạch

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành, đầu tư, phân phối… trái phiếu doanh nghiệp; bổ sung các quy định về kiểm soát mức độ tham gia đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không chất lượng..

Đồng thời, cần giám sát sự tuân thủ pháp luật và nâng cao vai trò của các tổ chức cung cấp dịch vụ trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, chính xác cho nhà đầu tư. Việc tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, NHTM) chào mời, phân phối TPDN cho nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc dùng các hình thức lách quy định của pháp luật cũng phải bị xử phạt nghiêm minh. 

Các cơ quan chức năng cũng cần chủ động rà soát khung khổ pháp luật, tăng cường phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra các vụ việc, cảnh báo sớm và có phương án xử lý kịp thời các rủi ro có thể phát sinh, ổn định tâm lý nhà đầu tư và bảo đảm an toàn thị trường. 

Trước mắt, cần thu hẹp quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm hạn chế việc chuyển nhượng vốn lòng vòng, gây thiếu minh bạch và khó khăn cho nhà đầu tư khi đánh giá rủi ro của trái phiếu và doanh nghiệp phát hành; Hướng dẫn cụ thể về điều kiện phát hành và hồ sơ chào bán trong đó có yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính khi phát hành trái phiếu, tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu; Quy định rõ loại trái phiếu nhà đầu tư cá nhân được mua và giao dịch nhằm định hướng nhà đầu tư các nhân mua các trái phiếu doanh nghiệp có tính an toàn và công khai, minh bạch hơn; Bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; Bổ sung quy định về trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ nhằm chấn chỉnh các tổ chức cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.

Ngoài ra, cần sớm phát triển các thể chế xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam để đa dạng hóa căn cứ khách quan và độ tin cậy cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư và giú minh bạch hoá thị trường.

Là thể chế bậc cao và nhạy cảm bậc nhất của kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán đang và sẽ tiếp tục cần được gia cố và bảo vệ tốt, bảo đảm các hoạt động phát hành, đầu tư và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, các hoạt động phát hành, mua-bán, chuyển nhượng các chứng khoán nói chung đúng quy định pháp luật, đúng mục đích, hiệu quả, lành mạnh, minh bạch, ổn định, an toàn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

  TS.Nguyễn Minh Phong
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước