Lấn sang cả lĩnh vực nhà hàng, Grab kỳ vọng sẽ bù đắp cho doanh thu sụt giảm của mảng giao đồ ăn
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2022, Grab Việt Nam lãi hơn 300 tỷ đồngTương tự như Shopee, Grab làm đủ cách để thoát lỗ nhưng vốn hóa vẫn “sa sút”Khoản lỗ của công ty mẹ Gojek tăng vọt kể từ khi lên sàn, nỗ lực tái cơ cấu nhưng còn kém xa GrabTheo Doanh nghiệp & Kinh doanh, thông tin từ Tech in Asia cho thấy siêu ứng dụng Grab có trụ sở tại Singapore đã gây bất ngờ khi liên tục tiếp cận các lĩnh vực vượt ra ngoài mảng kinh doanh gọi xe ban đầu của mình trong hơn 10 năm.
Grab ở thời điểm hiện tại vẫn tiếp tục xu hướng mở rộng sang những mảng kinh doanh khác. Ban đầu là mảng kinh doanh gọi xe công nghệ, sau đó Grab đã mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử, giao hàng và rồi cả dịch vụ tài chính.
Tech in Asia cho biết Grab có thể sẽ mạo hiểm để lấn sân sang lĩnh vực nhà hàng trong lần mở rộng tiếp theo. Hồi tháng trước, công ty có trụ sở tại Singapore đang niêm yết trên sàn Nasdaq ở Mỹ đã đưa ra các tính năng ăn tối mới, tại đây khách hàng có thể mua trước các phiếu ăn uống, tìm hiểu thực đơn hay đọc các bài đánh giá và thậm chí đặt những chuyến đi đến địa điểm ăn uống dự định của khách hàng qua Grab.
Tính năng mới được miêu tả là trải nghiệm từ đầu đến cuối với dịch vụ lĩnh vực nhà hàng. Đây là động thái được đưa ra trong bối cảnh khối lượng giao hàng thực phẩm trên toàn khu vực Đông Nam Á đang chậm lại khi mọi người trở lại ăn uống trực tiếp ở các nhà hàng sau thời đại dịch Covid 19.
Bên cạnh đó, động thái mới của Grab cũng theo sau đà tăng trưởng đáng thất vọng về tổng giá trị giao dịch hàng hóa của mảng giao đồ ăn trong quý gần đây nhất của công ty.
Lợi ích hiện tại dành cho các đối tác nhà hàng của Grab có vẻ như đều tập trung vào việc cung cấp phiếu mua hàng qua ứng dụng. Điều đó có thể xúc tiến doanh số bán hàng trong các khoảng thời gian cụ thể khi mức chiết khấu lên tới 30% chính thức có hiệu lực.
Hiện nay, tính năng này đang được chạy thử ở 3 thị trường tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Singapore và Philippines. Ở thị trường Singapore, công ty đã kết nối với hơn 100 nhà hàng nhằm cung cấp phiếu mua hàng. Theo người phát ngôn của Grab, đa số các cơ sở này đều là đối tác hiện tại của GrabFood, dù công ty đã ra mắt các thương hiệu nhà hàng mà họ chưa từng hợp tác cùng trong quá khứ.
Thế nhưng, con số này chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 2 triệu người bán trên ứng dụng của Grab. Điều đó đặt ra nghi vấn rằng liệu sự sụt giảm liên tục về khối lượng giao đồ ăn trực tuyến của Grab có thể được bù đắp nhờ bước đột phá của họ vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng hay không? Theo dự định, Grab sẽ dấn thân sâu vào lĩnh vực công nghệ nhà hàng ra sao và nên tiến sâu đến mức nào?
Câu trả lời cho những câu hỏi này hiện vẫn chưa quá rõ ràng, và vẫn chưa thể biết được liệu Grab sẽ đổ bao nhiêu tiền vào lĩnh vực này. Dẫu vậy, Grab chắc chắn không phải là nền tảng giao đồ ăn đầu tiên đi vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Foodpanda, công ty con của Delivery Hero có trụ sở tại Berlin trước đó cũng đã mang đến một dịch vụ tương tự ở khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, một số đơn vị giao hàng nổi tiếng khác trên toàn cầu cũng đang đưa ra tính năng kinh doanh nhà hàng trên ứng dụng của họ như, Zomato, Oddle, Swiggy hay Chope.
Thế nhưng, thống kê của Tech in Asia chỉ ra rằng hầu hết nền tảng này đều không đưa ra nhiều dịch vụ giống như Grab. Ví dụ như Oddle không cung cấp dịch vụ thương mại nhanh (Quick commerce) và reviews đồ ăn tại quán (Food reviews), hay Foodpanda không cung cấp dịch vụ TMĐT B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), trong khi đó, Grab lại mang đến đầy đủ những dịch vụ này.
Theo danh sách được liệt kê bởi Tech in Asia, so với Grab thì chỉ có ứng dụng giao đồ ăn nổi tiếng Zomato có trụ sở tại Ấn Độ mới ngang hàng bởi đây là đơn vị kinh doanh cung cấp số lượng dịch vụ liên quan đến tính năng nhà hàng trên nền tảng của họ.
Khó khăn của Grab trong mảng kinh doanh giao hàng
Trong quý I, Grab đã chứng kiến khoản lỗ ròng 250 triệu USD, thu hẹp 43% khi so sánh với khoản lỗ 435 triệu USD ở cùng kỳ năm trước. Tập đoàn có tổng doanh thu đạtg 525 triệu USD trong 3 tháng đầu năm, đã tăng 130% so với cùng kỳ.
Trong đó, mảng hoạt động kinh doanh gọi xe cốt lõi của Grab ghi nhận doanh thu tăng 72% trong quý I so với cùng kì lên mức 194 triệu USD, khi công ty tuyển dụng thêm nhiều tài xế trên toàn khu vực, và hưởng lợi từ sự hồi phục nhu cầu của du khách sau đại dịch Covid 19.
Thế nhưng, công ty vẫn gặp nhiều trở ngại hơn trong mảng kinh doanh giao hàng, đó là phân khúc kinh doanh lớn nhất của đơn vị. Khi nhiều người quyết định ra khỏi nhà để tới ăn uống tại các nhà hàng hơn là gọi đồ về nhà hậu đại dịch, giá trị giao dịch đang dần chậm lại.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ mảng giao hàng của Grab đạt tổng cộng 275 triệu USD, tăng 203% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, phần lớn mức tăng trưởng này là do việc mua chuỗi siêu thị cao cấp Jaya Grocer của Malaysia.
Đối với phân khúc này, GMV trong 3 tháng đầu năm là 2,34 tỷ USD, sụt giảm 9% so với một năm trước, khi mà nhu cầu đặt hàng về nhà tăng cao vì tác động của đại dịch Covid 19. Do quý I trùng vào thời điểm Tết Nguyên Đán tại một số nước Đông Nam Á hay mùa ăn chay Ramadan 2023 cũng đến sớm hơn mọi năm nên Grab cũng ghi nhận những bất lợi lớn.
Theo Peter Oey, Giám đốc tài chính Grab, tập đoàn mong rằng những giao dịch trong lĩnh vực kinh doanh giao hàng sẽ gia tăng từ quý II, khi công ty mở rộng những chức năng dịch vụ của mình.