Làm thế nào để nhận biết gạch xây kém chất lượng???
BÀI LIÊN QUAN
Tất tần tật về các loại gạch xây nhàKinh nghiệm chọn gạch xây nhà mà gia chủ nên biếtKích thước gạch đặc- gạch xây tiêu chuẩn theo công trình xây dựng1. Các loại gạch xây hiện nay
Gạch xây là vật liệu xây dựng được tạo nên từ đất là nguyên liệu chính kết hợp với nhiều nguyên liệu khác đóng hoặc nén thành khuôn và nung trong nhiệt độ cao. Khi đạt độ cứng nhất định, gạch được đưa ra lò và thường có màu đỏ. Dù được sản xuất công nghiệp hay thủ công thì tất cả các loại gạch đều cần trải qua quy trình 6 bước để có thành phẩm: khai thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, hong khô, nung và làm nguội.
Xã hội phát triển, công nghệ cũng tiến bộ hằng ngày, ngày càng có nhiều các mẫu gạch xây ra đời, đa dạng về mẫu mã, chủng loại phong phú và nhiều kích thước phù hợp với nhu cầu của nhiều công trình khác nhau.
1.1. Gạch đất nung
Gạch nung truyền thống (gạch đỏ truyền thống) - loại gạch được sản xuất với quy trình đơn giản: dùng đất sét trộn với nước rồi nhào kỹ. Tiếp theo đến công đoạn tạo hình (có thể nặn hoặc dùng khuôn). Cuối cùng phơi khô và cho vào lò nung. Lò nung thường được đốt cháy bằng các nguyên liệu truyền thống như: than đá, củi hoặc khí thiên nhiên trong nhiều giờ đồng hồ. Sản phẩm thường có màu đỏ nâu.
Trong phân loại gạch xây nung, chúng được phân loại thành 2 gạch cơ bản là gạch lỗ và gạch đặc. Đây cũng là 2 loại gạch được dùng phổ biến trong xây dựng, chiếm tới 80% lượng tiêu thụ gạch.
1.1.1. Gạch đặc
Gạch đặc thuộc loại gạch nung, không có lỗ ở giữa, có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm, kích thước trung bình 220*150*55. Trong gạch đặc được phân loại thành gạch đặc B và A1, A2.
- Ưu điểm: Loại gạch này thường được lựa chọn ưu tiên trong xây dựng phần thô bởi tính chắc chắn, độ bền cao và chống thấm tốt.
- Nhược điểm: Vì kết cấu đặc nên gạch nặng, chi phí cao hơn so với các loại gạch rỗng. Giá của gạch đặc thường cao hơn 2-3 lần giá của các loại gạch xây khác trên thị trường.
- Ứng dụng: Loại gạch này thường được ứng dụng ở các vị trí yêu cầu chịu lực, độ bền cao như móng nhà,đổ cửa, tường, tường bao, bể nước, bể ngầm,...
1.1.2. Gạch lỗ
Cũng giống như gạch đặc, loại gạch này có quy trình sản xuất đơn giản nhưng so với gạch đặc có điểm khác biệt về cấu trúc. Gạch lỗ là loại có lỗ rỗng bên trong khuôn gạch, có thể từ 2,3,4 cho tới 10 lỗ.
- Gạch 2 lỗ
Trong thực tế, chúng ta nhìn thấy nhiều nhất là gạch thông tâm (gạch 2 lỗ), chúng có kích thước 220 * 105*55, có màu sắc tương tự gạch đặc.
- Ưu điểm: Nhẹ, giá thành rẻ
- Nhược điểm: Cấu trúc rỗng bên trong dẫn đến khả năng chịu lực kém hơn gạch đặc, không có khả năng chống thấm.
- Ứng dụng: Đây là loại gạch thường được ứng dụng cho các vị trí: vách ngăn văn phòng, tường bao trang trí. Do không có tính chống thấm và khả năng chịu lực kém, loại gạch này thường sẽ không được sử dụng xây dựng ở các vị trí như phòng bếp, phòng tắm.
- Gạch 3 và 5 lỗ
Đây là một trong những loại gạch được đánh giá là cao cấp trong xây dựng thô.
- Ưu điểm: Với loại gạch 3 lỗ hoặc 5 lỗ vuông có phần lỗ nhỏ thường giúp loại gạch này có được khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Có trọng tải tốt và tính chịu lực cao.
- Nhược điểm: Giá thành đi kèm với chất lượng. Với những ưu điểm của loại gạch này thì mức giá của nó cũng gấp 3 lần giá của các loại gạch xây thông thường khác.
- Ứng dụng: Gạch thường được dùng trực tiếp để xây tường chịu lực hoặc những chỗ trang trí mà không cần trát.
- Gạch Tuynel
Cũng cùng chất liệu từ đất sét như các loại gạch nung khác, gạch Tuynel sau khi tạo hình sẽ được nung trong lò để có thành phẩm. Điểm khác biệt khi sản xuất loại gạch này là lò nung sử dụng điện nên tạo ra thành phẩm có nhiều ưu điểm hơn so với loại gạch nung truyền thống. Màu sắc đỏ hơn, tươi hơn, gạch chín đều cho bề mặt đẹp và mịn hơn. Không chỉ dừng lại tại đó, do áp dụng dây chuyền sản xuất tiến bộ nên năng suất thành phẩm cao, giúp hạ giá thành sản phẩm. Giá gạch tuynel tại công xưởng chỉ giao động từ 1.100 - 1.200 VNĐ /viên. Với nhiều ưu điểm vượt trội, không quá khó hiểu khi loại gạch này thường được các kỹ sư lựa chọn sử dụng trong hầu hết các công trình hiện nay.
- Ngoài ra, gạch lỗ còn có loại gạch 4 lỗ và 6 lỗ, tuy nhiên tính chịu lực thấp và không chống ẩm nên thường ít được sử dụng trong xây dựng.
1.2. Gạch không nung
Nghe tên, bạn cũng có thể hiểu phần nào về loại gạch này. Trái ngược với gạch nung, loại gạch này mà vẫn có thể đạt được các chỉ số chất lượng như uốn, hút nước hay cường độ nén... Đặc biệt do không sử dụng tới đất sét nên loại gạch này có nhiều ưu điểm và lợi ích xã hội hơn so với gạch nung và không làm mất đi diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời không diễn ra quá trình đốt nên giúp tiết kiệm nhiên liệu than củi và cũng giảm thải được phần lớn chất thải gây ra khói bụi, ô nhiễm. Từ những ưu điểm đó, việc ra đời của loại gạch này giúp con người tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ có sẵn ở khắp mọi nơi, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Vì thế, giá của loại gạch không nung này rẻ hơn rất nhiều so với loại gạch nung truyền thống.
Các loại gạch không nung được ưa chuộng hiện nay: gạch xỉ, gạch nhẹ chưng áp, gạch bê tông, gạch bê tông bọt,....
2. Cách lựa chọn gạch xây đạt chất lượng
Các mẹo lưu ý giúp bạn lựa chọn được gạch xây đạt chất lượng:
- Viên gạch cần có các góc cạnh vuông vắn, sắc nét.
- Đập vỡ 1 viên gạch, nếu nó vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ thì đây là loại gạch có chất lượng kém không tốt. Bạn nên tìm chọn loại khi đập vỡ không quá vụn, nát quá nhiều.
- Dùng tay đập mạnh 2 viên gạch với nhau. Nếu là gạch xây chất lượng tốt, âm thanh phát ra dứt khoát, đanh, trong trẻo, rõ ràng .
- Làm rơi viên gạch ở độ cao khoảng 1m, nếu gạch tốt thì chắc chắn nó sẽ chỉ bị mẻ nhỏ chứ không vỡ.
- Ngâm viên gạch trong nước khoảng 24 giờ. Sau đó cân lại trọng lượng của viên gạch trước và sau khi ngâm.
- Nên chọn loại gạch không bị cong vênh, bể hoặc sứt mẻ, khi cầm cảm thấy chắc tay
- Gạch ống xây nên chọn loại đo đủ kích thước chuẩn 8x8x18 cm được gọi là gạch ống đủ và gạch đinh là 4x8x18cm, gạch phải nung đủ lửa, khi xây tô phải tưới cho no nước để tránh gây hiện tượng nứt tường
3. Sử dụng gạch xây kém chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng công trình?
Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không chỉ tồn tại ở các ngành hàng gia dụng, tiêu dùng, may mặc,... mà trong thị trường vật liệu xây dựng cũng không tránh khỏi tình trạng này. Khi sử dụng gạch xây kém chất lượng sẽ gây ra các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như:
- Gây giảm tuổi thọ công trình: Những sản phẩm gạch xây kém chất lưỡng sẽ không đảm bảo được các chỉ số chất lượng tiêu chuẩn về tính chịu lực, độ chống ẩm, chống thấm dẫn đến trong quá trình xây dựng gạch dễ bị vỡ, khiến các sản phẩm xây dựng bị trầy xước, bong tróc, ẩm mốc. Tuổi thọ công trình sản phẩm sẽ không được bền bỉ như sử dụng gạch xây đạt chất lượng.
- Không giữ được tính thẩm mỹ: Khi sử dụng gạch kém chất lượng bề mặt viên sẽ dễ bị bong tróc, không nhẵn mịn, gạch dễ bị vỡ rạn nứt; không đảm bảo chống thấm sẽ khiến gạch và tường xây bị mốc không giữ được tính thẩm mỹ cho công trình, làm mất đi sự hiện đại cũng như sang trọng của không gian.
- Gây thiếu an toàn cho người sử dụng: Dễ gây sụt, lún khi gặp các yếu tố thiên nhiên tác động, gây trơn trượt không đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.
- Gây tốn chi phí cho chủ đầu tư: Từ các yếu tố trên cho thấy khi sử dụng gạch xây kém chất lượng dẫn đến giảm tuổi thọ công trình, mất thẩm mỹ,... sẽ khiến chủ đầu tư cần tốn thêm chi phí để sửa chữa.
4. Cách nhận biết gạch xây kém chất lượng
Để có thể nhận biết gạch xây kém chất lượng, bạn có thể để ý những đặc điểm cảm nhận trực quan như sau:
- Dùng thước đo thử: trong cùng một lô sản xuất, các viên gạch có kích thước không bằng nhau, thậm chí có thể sai lệch hoàn toàn so với kích thước tiêu chuẩn của dòng sản phẩm ấy.
- Bề dày của mỗi viên gạch không đồng đều mà có chỗ mỏng, chỗ dày.
- Góc cạnh viên gạch nhám sạm, sần sùi chứ không được mài nhẵn.
- Màu sắc viên gạch không đều, đậm nhạt khác nhau.
- Không được đề tên nhà sản xuất ở mặt sau của viên gạch, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Đường cắt không đều, không thẳng dù được cắt mài thủ công hay bằng máy.
- Cầm viên gạch trên tay cảm giác nhẹ, không chắc chắn.
- Khi đập viên gạch bị vỡ vụn, âm thanh không trong trẻo.
- Men gạch sần sùi, bị rỗ nhiều.
- Bạn có thể lấy một chút nước rồi đổ lên mặt sau của viên gạch. Trong số những viên gạch đó, viên nào hút nhiều nước là kém chất lượng và ngược lại.
5. Kết luận
Trên đây là những thông tin về các loại gạch xây được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong xây dựng. Nếu bạn đọc đang có dự định xây nhà hoặc xây dựng công trình trong tương lai, chúng tôi hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về vật liệu xây dựng, và quan trọng nhất là nắm được bí quyết nhận biết gạch xây kém chất lượng. Một công trình tốt khi được trang bị những nguyên vật liệu tốt nhất ngay từ ban đầu.