meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Có được xây gạch kính phần giáp ranh hay không?

Thứ ba, 07/06/2022-17:06
Gạch kính trang trí hay gạch kính lấy sáng được sử dụng rất phổ biến trong các công trình dân dụng, với nhiều tính năng vềmặt thẩm mỹ cũng như lấy ánh sáng cho không gian nội thất. Tuy nhiên, có được xây gạch kính phần giáp ranh hay không lại là một vấn đề hoàn toàn mới lạ với nhiều chủ đầu đầu tư. Hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin dưới đây để có thông tin cần giải đáp nhé!

Gạch kính là gì?

Gạch kính (thủy tinh) hay còn được biết đến với cái tên khác là gạch thủy tinh, là một thành phần kiến trúc được làm từ chất liệu thủy tinh. Sự xuất hiện của các khối này có thể khác nhau về mặt màu sắc, kích thước cũng như hình thức.

Gạch kính giúp che khuất đi thị giác trong quá trình tiếp nhận ánh sáng. Những khối thủy tinh hiện đại được phát triển từ các nguyên tắc chiếu sáng lăng kính có sẵn vào đầu những năm 1990, để cung cấp ánh sáng tự nhiên trong các nhà máy sản xuất.

Ngày nay các khối kính ấy được sử dụng phổ biến hơn trong các bức tường, giếng trời hay đèn chiếu sáng trên vỉa hè. Riêng về hình thức thì loại vật liệu này lại khá đa dạng, đồng thời còn mang đến sự thông thoáng cho không gian sống của gia chủ. 

Kết cấu và màu sắc của các khối thủy tinh có thể khác nhau, để tạo nên một loạt những cấp độ trong suốt khác nhau. Các hoa văn cũng có thể được ép vào khoảng trống phía bên trong, hoặc bề mặt bên ngoài của kính. Điều này giúp cho loại gạch này tạo ra được các hiệu ứng khác nhau.

Vậy câu hỏi được đặt ra là liệu chủ đầu tư có được xây gạch kính phần giáp ranh hay không? Để biết được câu trả lời chính xác, hãy tiếp tục theo dõi những thông tin được đề cập bên dưới đây nhé!


Gạch kính giúp che khuất đi thị giác trong quá trình tiếp nhận ánh sáng
Gạch kính giúp che khuất đi thị giác trong quá trình tiếp nhận ánh sáng

Ưu, nhược điểm của gạch kính lấy sáng

Gạch kính được xem là giải pháp lấy sáng cực kỳ hiệu quả cho không gian sống của gia chủ, mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như độ an toàn nhất định. Vậy loại gạch này có những ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm

Dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường nhưng gạch kính lại dần được các kiến trúc sư và nhiều chủ nhà cực kỳ yêu thích. Lý do tại sao lại như vậy?

Khả năng lấy ánh sáng tự nhiên

Do gạch kính có khả năng khúc xạ và phản chiếu ánh sáng rất tốt, nên dù sử dụng loại vật liệu này ở bất cứ đâu cũng là một phương pháp cải thiện ánh sáng hiệu quả. Mang đến vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho không gian.

Loại gạch này không hề có tình trạng hạn chế tầm nhìn xung quanh như những vật liệu xây dựng khác. Đồng thời, đây còn được xem là lựa chọn vô cùng lý tưởng cho những không gian cần dẫn sáng, mà vẫn đòi hỏi sự riêng tư.


Loại gạch này không hề có tình trạng hạn chế tầm nhìn xung quanh
Loại gạch này không hề có tình trạng hạn chế tầm nhìn xung quanh

Độ bền cao

Trước khi tìm hiểu và đặt câu hỏi có được xây gạch kính phần giáp ranh hay không, thì lại có khá nhiều gia chủ quan tâm đến độ bền bỉ của sản phẩm với thời gian hơn.

Được chế tạo từ thủy tinh thuần khiết nên gạch kính có độ bền gần như là tuyệt đối, chịu được áp lực cao từ bên ngoài. Các kết quả đo đạc và nghiên cứu cho thấy, cường độ nén của gạch kính lấy sáng lên đến 7Mpa, cao gấp 2,5 lần so với gạch Terracotta. 

Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn có thể chịu được những tác động của thiên nhiên như gió, bão hay động đất. Là một trong những lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua.

Tính thẩm mỹ cao

Hiện nay, trên thị trường, gạch kính được xem là sản phẩm khá đa dạng về mặt kích cỡ, mẫu mã cũng như màu sắc, cho phép bạn có thể biến tấu theo nhiều phong cách thiết kế khác nhau.

Tuy nhiên, tùy vào không gian sử dụng mà bạn sẽ tạo ra những mảng tường cong, thẳng, gợn sóng,... nhằm tạo ấn tượng cho công trình. Không gian màu sắc đẹp mặt cũng được tạo nên bằng lựa chọn gạch kính màu.


Gạch kính được xem là sản phẩm khá đa dạng về mặt kích cỡ, mẫu mã 
Gạch kính được xem là sản phẩm khá đa dạng về mặt kích cỡ, mẫu mã 

An toàn cho người sử dụng

Gạch kính có đặc tính cách nhiệt tương đối cao, đạt 65% và hoàn toàn không hấp thụ nhiệt, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nên những bức tường xây bằng gạch kính chắc chắn sẽ an toàn hơn những bức tường thông thường.

Ngoài ra, như chúng ta đã đề cập ở trên, gạch kính có khả năng chống lại sức gió hay những tác động lớn, giúp bảo vệ ngôi nhà trước sự đột nhập từ bên ngoài.

Nhược điểm

Trước khi hiểu rõ có được xây gạch kính phần giáp ranh hay không, chúng ta cũng nhìn nhận một số nhược điểm của loại gạch này để có sự ứng dụng sao cho phù hợp nhé!

Dễ bị vỡ góc hay nứt cạnh

Bề mặt của gạch kính lấy sáng rất dễ bị trầy xước, vỡ góc nên nếu lắp đặt ở vị trí thường xuyên va chạm có thể làm giảm tính thẩm mỹ ban đầu của gạch.

Về mẫu mã và màu sắc

Gạch kính có màu sắc cực kỳ đa dạng, tuy nhiên cùng một màu mã nhưng giữa các lô gạch lại có sự khác nhau khoảng 10-20%. 

Do vậy, khi lựa chọn gạch kích cho công trình của mình, bạn cần có phương án dự phòng, để hạn chế được trường hợp thiếu hay hư hỏng mà không tìm được loại gạch có màu sắc giống lô gạch trước đó.


Bề mặt của gạch kính lấy sáng rất dễ bị trầy xước, vỡ góc 
Bề mặt của gạch kính lấy sáng rất dễ bị trầy xước, vỡ góc 

Hướng dẫn thi công gạch kính chính xác nhất

Gạch kính có hai chức năng chính là lấy ánh sáng tự nhiên và trang trí. Thường được sử dụng để làm bức tường hoặc cửa sổ, cho phép lấy ánh sáng từ một phòng khác hoặc từ bên ngoài thiên nhiên.

Vậy có được xây gạch kính phần giáp ranh hay không? Để có thể trả lời chi tiết cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng về phương pháp thi công gạch kính sao cho chuẩn xác nhất đã nhé!

Bước 1: Chọn loại gạch thích hợp cho công trình của bạn 

Khối có diện tích rộng sẽ đón lượng ánh sáng được nhiều hơn, riêng gạch kính khối mỏng sẽ đặc biệt phù hợp với khu vực cửa sổ. Bạn hoàn toàn có thể tùy ý sử dụng các kích thước màu sắc và kết cấu khác nhau, để tạo ra những gì mà bản thân mong muốn.


Nên lựa chọn loại gạch thích hợp với công trình 
Nên lựa chọn loại gạch thích hợp với công trình 

Bước 2: Vẽ sơ đồ cho quá trình lắp đặt kính

Việc lập kế hoạch công trình của bạn sẽ sử dụng cho toàn bộ khối. Vì mỗi viên gạch kính mà bạn không có thì sẽ được cắt giảm.

Bạn hãy để khoảng cách giữa các viên gạch, các bức tường, khung hoặc cửa sổ từ 0.6 đến 1cm. Nếu gạch kính không thể lấp đầy không gian bạn hoàn toàn có thể cho thêm gỗ hoặc một số vật liệu khác sao cho phù hợp.

Bước 3: Trộn vữa và lắp đặt 

Bạn phải tuân thủ cách trộn vữa theo hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất, trộn theo lô đủ để sử dụng trong khoảng thời gian 1 giờ đồng hồ là tốt nhất. Tránh tình trạng trộn quá nhiều và để vữa đóng thành cục gây lãng phí.

Tỷ lệ giữa các vật liệu như sau: 10kg bê tông, 10kg cát, 0.3kg keo ướt và 3kg nước. Tiến hành trộn tất cả lại với nhau theo đúng tỷ lệ.

Đặt khối đầu tiên, sau đó bay đủ vữa lên một mặt của khối tiếp theo, để khi bạn đặt nó bên cạnh khối đầu tiên, thì vữa được lấp đầy không gian giữa các khối với nhau. 

Không gian giữa các khối cuối và tường, khung hay cửa sổ sẽ được lấp đầy với một giải mở rộng, đề phù hợp cho sự thay đổi của nhiệt độ


Gạch kính có đặc tính cách nhiệt tương đối cao, đạt 65% 
Gạch kính có đặc tính cách nhiệt tương đối cao, đạt 65% 

Bước 4: Đặt miếng đệm thích hợp giữa các khối với nhau

Miếng đệm sẽ đảm bảo cho không gian giữa các khối được đồng nhất với nhau và vữa ở các hàng trên không bị ép ra khỏi những hàng thấp hơn.

Sử dụng đinh chữ T hoặc L để thực hiện được khoảng cách đều giữa các khối trên cùng một hàng hoặc giữa các hàng với nhau.

Bước 5: Gia cố để cung cấp sức chịu lực cho tường 

Cứ khoảng 30cm, bạn nên có thêm thanh gia cố chịu lực để tăng khả năng chịu lực cũng như ổn định các khối thủy tinh.

Bước 6: Làm sạch 

Hãy thực hiện làm sạch bề mặt dính bụi, hồ vữa bằng một miếng vải mềm ẩm nhé!

Bước 7: Niêm phong khu vực mới xây dựng

Sử dụng thường xuyên keo silicon giữa các khối và tường hoặc khung để đảm bảo độ chắc chắn sau khi thi công


Gạch kính có hai chức năng chính là lấy ánh sáng tự nhiên và trang trí.
Gạch kính có hai chức năng chính là lấy ánh sáng tự nhiên và trang trí.

Có được xây gạch kính phần giáp ranh không?

Để trả lời cho câu hỏi có được xây gạch kính phần giáp ranh không, chúng ta cần hiểu rõ một số điều luật của Bộ luật Dân sự như sau:

Khoản 1 Điều 271 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: “Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.”

Như vậy, hiện nay pháp luật về xây dựng không quy định cấm để cửa sổ hay lỗ thông hơi nhà vệ sinh hoặc lối đi hành lang của nhà này hướng về nhà kia. Kể cả nhìn sang khu đất nhà bên cạnh, nhưng phải tuân thủ một số quy định của nhà nước.


Gạch kính có khả năng chống lại sức gió hay những tác động lớn từ môi trường
Gạch kính có khả năng chống lại sức gió hay những tác động lớn từ môi trường

Luật xây dựng nhà giáp ranh

Theo quy định tại Điều 271. Hạn chế quyền trổ cửa – Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng”.

Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ 04/2008 QĐ-BXD chỉ thay thế phần II của quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 nên về việc trổ cửa sổ theo nguyên tắc vẫn phải áp dụng Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 của Bộ Xây Dựng.

Lời kết

Hy vọng sau bài viết trên đây bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích về gạch kính cũng như giải đáp được câu hỏi có được xây gạch kính phần giáp ranh hay không rồi nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

3 giờ trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

3 giờ trước

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

1 ngày trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

1 ngày trước