Kỹ năng nói trước đám đông - Chìa khóa biến bạn trở thành diễn giả lôi cuốn
BÀI LIÊN QUAN
Những kỹ năng giao tiếp sẽ đem đến thành công cho môi giới bất động sản Những kỹ năng mềm cơ bản nhất mà sinh viên buộc phải có Top 10 cuốn sách về kỹ năng mềm hay nhất mà bạn nên đọcHiểu thế nào là kỹ năng nói trước đám đông?
Kỹ năng nói trước đám đông (public speaking) là một kỹ năng mềm đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, sự nhiệt tình cũng như khả năng lắng nghe, kỹ năng tương tác. Đối với những diễn giả thì kỹ năng nói trước đám đông sẽ là một kỹ năng mềm tất yếu mà họ buộc phải có để có thể đứng lên và diễn thuyết trước rất nhiều người. Đó có thể là những bài phát biểu trước một nhóm người, hay là các bài diễn thuyết dài tại những sự kiện hay hội nghị. Ai cũng cần phải có kỹ năng nói chuyện tự tin, thoải mái trước đám đông bất kể quy mô như thế nào, thế nên hãy học cách trau dồi nó mỗi ngày.
Kỹ năng nói trước đám đông buộc bạn phải chú ý đến 7 yếu tố sau nếu như muốn có một cuộc nói chuyện thành công:
- Người nói.
- Thông điệp gửi gắm.
- Phương thức truyền đạt.
- Người nghe.
- Phản hồi.
- Ý nghĩa.
- Tình huống.
Vai trò của kỹ năng nói trước đám đông trong giao tiếp
Không phải kỹ năng nói trước đám đông hay kỹ năng giao tiếp chỉ yêu cầu phải có đối với những nhà lãnh đạo hay những người có tính chất công việc phải giao tiếp nhiều. Mà ý nghĩa của kỹ năng này đối với cơ hội cho sự thăng tiến trong sự nghiệp là rất lớn. Bởi lẽ kỹ năng nói trước đám đông chính là một kỹ năng mềm trong giao tiếp và cần thiết đối với mọi mặt cuộc sống hiện nay. Kỹ năng nói trước đám đông được thể hiện tại nhiều hoàn cảnh như lễ tiệc, điếu văn,...chứ không đơn thuần chỉ là ở những buổi hội nghị lớn, quan trọng hay là các buổi diễn thuyết như ta thường nghĩ.
Kỹ năng mềm trong giao tiếp này có vai trò nâng cao sự tự tin cho chính mỗi người và mở rộng danh tiếng. Song, nếu như kỹ năng nói trước đám đông của bạn không tốt sẽ đồng nghĩa với việc bạn tự đánh mất đi nhiều cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp cũng như phát triển bản thân, và khó nâng cao được giá trị của mình trong cuộc sống.
Cách rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông
Kỹ năng nói trước đám đông là một dạng năng lực mà bất cứ ai cũng có thể học và trau dồi thêm được. Sau đây là những chiến lược bạn có thể áp dụng để rèn luyện và nâng cao khả năng diễn thuyết - trình bày.
- Lên kế hoạch cụ thể
Bạn phải chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị mọi thứ một cách chu đáo và cẩn thận trước khi nói. Những công cụ có thể được đưa vào như tam giác hùng biện, trình tự có động lực của monroe và 7c trong giao tiếp sẽ giúp bạn tự tin cho việc diễn thuyết.
Như việc đọc đoạn mở đầu của một cuốn sách, bạn sẽ ngưng đọc ngay lập tức nếu như cảm thấy nó không có sức hút thì việc nói của bạn cũng phải có điểm nhấn để tạo sự thu hút cho khán giả của mình.
Ví dụ cụ thể là việc bạn mở đầu bài nói bằng một số liệu thống kê, dòng tiêu đề hoặc là thông tin thú vị liên quan đến nội dung đang nói mà người nghe đang quan tâm. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp kể chuyện (storytelling) cũng được xem như là một công cụ để hỗ trợ.
Việc lập kế hoạch giúp cho bạn phát triển năng lực ứng biến nhanh chóng. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với phần giải đáp thắc mắc (FAQ) - vốn khó đoán được kết quả - hoặc những cuộc giao tiếp vào phút cuối cùng.
- Thực hành
Bạn sẽ không trở thành một diễn giả lôi cuốn và đầy tự tin được nếu như không thực hành. Thế nên hãy tự kiếm tìm cho mình một cơ hội được nói chuyện trước người khác. Ngoài ra bạn cũng có thể tự đưa mình vào những tình huống buộc phải nói trước đám đông, chẳng hạn như bằng cách đào tạo chéo cho nhóm nhân viên từ một bộ phận khác hay là tình nguyện viên phát biểu tại những cuộc họp nhóm.
Bạn hãy chuẩn bị càng sớm càng tốt, càng chủ động trong mọi trường hợp là điều không bao giờ là thừa. Đó cũng được xem là cách để bạn có thêm nhiều thời gian cho việc tập luyện.
Hãy dành thời gian thực hành nhiều lần một mình, sử dụng những công cụ hỗ trợ mà bạn sẽ sử dụng tại buổi diễn ra. Trong quá trình thực hành, hãy chỉnh sửa câu từ cho đến khi hoàn toàn trôi chảy và dễ nghe.
Sau đó nếu như có điều kiện thì bạn hãy để hình nộm trước mặt để có thể mô phỏng và xem đó như là khán giả đang lắng nghe mình. Đây là cách giúp cho bạn xoa dịu cảm giác lo lắng và thấy thoải mái hơn nhiều.
- Tương tác với khán giả
Bạn có khoảng 60 giây để thu hút được sự chú ý của khán giả, thế nên hãy làm điều đó ngay khi còn có thể, trước khi họ bắt đầu mất tập trung. 60 giây là khoảng thời gian để đặt câu hỏi kích thích sự tư duy, kể một câu chuyện hấp dẫn, hoặc là chia sẻ số liệu thống kê gây sốc hoặc bất cứ thứ gì để thu hút sự chú ý của họ.
Quá trình buổi nói chuyện diễn ra, hãy cố gắng tạo ra sự tương tác với khán giả. Đây sẽ là điều làm cho bạn cảm thấy ít bị cô lập hơn với tư cách là người nói, cùng với đó sẽ giúp kết nối người nghe với thông điệp mà bạn đưa ra. Nếu có thể, hãy đặt những câu hỏi rõ ràng cho riêng một cá nhân hay một nhóm nào đó cụ thể, và khuyến khích khán giả tham gia việc đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, hãy đừng quên chú ý đến cách nói của mình. Lúc cảm giác lo lắng hiện hữu, bạn sẽ có xu hướng nói nhanh hơn. Hệ quả là khiến cho bạn dễ bị vấp, hoặc "buột miệng" lỡ nói ra điều gì đó mà bạn không định nói ra. Hãy kiểm soát bản thân, nói chậm lại bằng cách hít thở thật sâu. Đừng ngại dừng lại việc suy nghĩ trước khi nói, khoảng thời gian tạm dừng sẽ là phần quan trọng trong buổi thuyết trình, giúp cho những gì bạn nghe được tự nhiên, chân thực và tự tin hơn.
Sau cùng, hãy tránh đọc từng chữ ở trong giấy ghi chú. Mà thay vào đó, hãy lập danh sách những nội dung quan trọng, hoặc khi kỹ năng nói đã thuần thục rồi thì hãy cố gắng ghi nhớ những gì mà bạn sẽ nói. Tất nhiên, bạn vẫn có thể "nghía" qua bản ghi chú khi cần thiết.
- Kiểm soát giọng nói
m lượng của lời nói thể hiện sự hàm dưỡng của bạn và giọng nói chính là công cụ quan trọng để bạn thể hiện tính chất nghệ thuật của mình tại buổi diễn thuyết trước mọi người. Cách cải thiện giọng nói đơn giản đó là học cách thở sâu từ cơ hoành.
Thở bằng cơ hoành hay còn gọi là thở bằng bụng là kỹ thuật cần thiết để bạn hình thành nên một giọng nói mạnh mẽ. Phương pháp này thường được các ca sĩ chuyên nghiệp sử dụng nhằm cải thiện chất lượng giọng hát của mình. Bên cạnh đó, kỹ thuật này giúp cho bạn giữ hơi lâu hơn.
Thực hành việc thở bằng cơ hoành cũng góp phần giảm cảm giác khó thở khi nói do lo lắng nhiều. Đây là kiểu thở giúp cho bạn kiểm soát tốt hơn các khía cạnh: giai điệu (chất lượng), Pitch (cao hoặc thấp), âm lượng.
Trước khi nói, hãy đặt một tay lên bụng và cảm nhận bụng đang tạo ra từng nhịp thở. Đếm đến 10 khi bạn hít vào và lấp đầy bụng, sau đó đếm lại cho đến 10 khi bạn thở ra. Đừng quên việc thở bằng bụng trong suốt quá trình diễn ra phát biểu trước đám đông.
- Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể
Hiểu một cách đơn giản thì ngôn ngữ cơ thể sẽ là công cụ giúp bạn truyền đạt những gì bạn đang muốn bộc lộ ra từ tâm trí. Nếu như không khéo léo thì bạn sẽ bộc lộ phần trạng thái nội tâm đang diễn ra bên trong cho khán giả thấy. Nếu như bạn lo lắng hoặc không tin vào những gì mình đang trình bày thì khán giả sẽ nhận ra điều đó rất dễ dàng.
Thế nên, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể bằng cách: đứng thẳng lưng, hít thở sâu, nhìn thẳng vào mắt mọi người (giữ giao tiếp bằng mắt) và mỉm cười. Đừng chỉ đứng dựa vào một chân hoặc thực hiện những cử chỉ thiếu sự tự nhiên.
- Suy nghĩ tích cực
Đây sẽ là cơ sở giúp cuộc giao tiếp của bạn tăng khả năng thành công, giúp bạn tự tin và tràn trề nhiệt huyết. Sự sợ hãi làm bạn dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, suy nghĩ bi quan, đặc biệt là khi đứng trước buổi thuyết trình, phải đối diện với nhiều người và hàng tá câu hỏi xuất hiện như "Tôi sẽ không bao giờ làm được điều này", hoặc "Tôi sẽ thất bại mà thôi". Đây chính là điều hạ thấp sự tin tin của bạn, ngăn cho bạn đạt được những gì mình có khả năng thực sự.
Việc sử dụng những lời nói khẳng định và khả năng hình dung sẽ góp phần nâng cao sự tự tin đáng kể. Đây là điều đặc biệt quan trọng ngay cả thời điểm trước khi bạn thuyết trình hay phát biểu. Bạn hãy tưởng tượng ra cảnh diễn thuyết thành công, cảm giác khi bài diễn thuyết đã kết thúc, mọi người ở dưới vỗ tay tán dương bạn, khích lệ và biểu thị sự hài lòng dành cho bạn. Hãy lặp lại những câu khẳng định tích cực như "Tôi sẽ làm tốt thôi", "Tôi biết ơn với cơ hội được đứng trước khán giả này của mình".
- Đối phó với nỗi lo lắng
Một nghiên cứu đã chỉ ra căng thẳng sẽ là nguyên nhân khiến cho sự phát triển của kỹ năng thuyết trình bị ảnh hưởng. Bạn hãy thay đổi tư duy để biến cảm giác lo lắng thành điều có lợi cho bản thân.
Để nói trước đám đông không bị run đó chính là cố gắng ngừng nghĩ ngợi về bản thân, sự lo lắng hay nỗi sợ hãi. Thay vào đó thì hãy tập trung vào khán giả của bạn: mục đích của cuộc nói chuyện này là hướng về "họ". Bạn hãy nhớ rằng mình đang cố gắng giúp đỡ hay mở mang cho họ theo một cách nào đó, và thông điệp mà bạn truyền tải quan trọng hơn nỗi sợ hãi đang hiện hữu ngay đó. Hãy tập trung vào mong muốn và nhu cầu của khán giả, thay vì chỉ nghĩ về bản thân minh.
Nếu có điều kiện về thời gian, hãy thực hành những bài tập thở sâu để làm chậm lại nhịp tim và cung cấp cho cơ thể một lượng oxy cần thiết. Đây sẽ là điều đặc biệt quan trọng ngay trước thời điểm bắt đầu nói. Hít sâu từ bụng, giữ hơi thở trong vài giây và thở ra từ từ.
- Xem lại bản ghi hình bài thuyết trình của mình
Bất cứ lúc nào có thể, hãy ghi lại những bài thuyết trình/phát biểu của mình. Kỹ năng nói trước đám đông của bạn sẽ có thể cải thiện đáng kể nhờ việc xem lại những bản ghi này và cố gắng cải thiện những điểm chưa làm tốt.
Khi xem lại, hãy chú ý đến những biểu hiện nhỏ nhất của bạn trong cách sử dụng ngôn từ, quan sát ngôn ngữ cơ thể của mình,...mọi thứ diễn ra có ổn hay không. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến những cử chỉ của bạn, đây là những cử chỉ được thể hiện gượng ép hay tự nhiên? Hãy đảm bảo rằng mọi người ai cũng có thể nhìn thấy rõ, đặc biệt là khi bạn đang đứng sau bục.
Cuối cùng là hãy xem lại cái cách mà bạn xử lý những khoảng thời gian bị gián đoạn trong buổi diễn thuyết. Biểu cảm gương mặt của bạn như thế nào, có do dự hay ngạc nhiên chút nào không? Nếu có hãy biết cách kiểm soát những điểm gián đoạn để lần sau có buổi thuyết trình tốt hơn.
Sẽ không dưới một lần tình huống công việc hoặc cuộc sống sẽ đẩy bạn vào tình thế bắt buộc phải nói trước đám đông. Nghe qua thì có vẻ đáng sợ đối với những người hướng nội, khép kín và thiếu tự tin, nhưng với những lợi ích của việc nói tốt trước đám đông như đã đề cập ở trên, mong rằng bạn sẽ cân nhắc và đánh bay nỗi lo khi sử dụng kỹ năng mềm này để cùng trau dồi, hỗ trợ sự thăng tiến trong sự nghiệp và hứa hẹn mang đến những giá trị cuộc sống đẹp.