Kinh tế toàn cầu đang chịu sức ép lớn từ nhiều yếu tố
Theo Zingnews, nhiều tổ chức quốc tế đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng thế giới trong năm nay. Đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu đang bị bóp nghẹt bởi hàng loạt những yếu tố từ thách thức do mâu thuẫn giữa Nga và Ucraina, điều kiện tài chính siết chặt, lạm phát leo thang đến suy giảm tăng trưởng tại Trung Quốc.
rong tháng 8, ngân hàng thế giới đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay từ mức 4,1% xuống còn 2,8%. Fitch Ratings cũng đã có động thái tương tự khi hạ dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2022 giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6 xuống còn 2,4%.
Hàng loạt tổ chức cắt giảm dự báo
Hồi tháng 7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra báo cáo cho thấy tăng trưởng toàn cầu năm 2022 sẽ thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng tư và đạt mức 3,2%.
Theo dự báo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế tăng trưởng của thế giới trong năm 2022 đạt 3%, không thay đổi so với dự báo được đưa ra hồi tháng 6. Trong khi đó, ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của các quốc gia phát triển, sẽ giảm mạnh so với dự báo công bố hồi tháng 4.
Thương mại hóa toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong quý 2, tuy nhiên chậm hơn so với quý 1 và có thể tiếp tục suy yếu vào nửa cuối năm nay, theo thước đo thương mại hàng hóa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 8.
WB cho biết do nhu cầu hàng hóa công nghiệp tại một số quốc gia có nền kinh tế lớn đang suy yếu cùng với những gián đoạn vì xung đột tại Ukraine nên tăng trưởng thương mại toàn cầu được cho là sẽ suy yếu vào quý hai.
Trong tháng 6, chỉ số quản lý thu mua toàn cầu về đơn hàng xuất khẩu mới chứng kiến tháng giảm thứ 4 liên tiếp, đạt mức 49,5 điểm.
Thách thức lớn
Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng chỉ là những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế thế giới bao gồm việc ngừng xuất khẩu khí đốt của Nga hoàn toàn tới châu Âu vào năm 2022 sẽ khiến lạm phát trên toàn thế giới leo thang đáng kể.
Tình trạng thiếu hụt năng lượng tại châu Âu sẽ khiến lĩnh vực công nghiệp chính bị ảnh hưởng và và tốc độ tăng trưởng của khu vực này cũng giảm mạnh.
Bên cạnh đó, IMF cho rằng lạm phát duy trì đà tăng trong dài hạn cũng có thể do một số yếu tố như cú sốc nguồn cung đối với năng lượng và lương thực do mâu thuẫn tại Ucraina và rồi dẫn đến việc các ngân hàng Trung ương thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn.
Nhằm kìm hãm lạm phát, ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đã tăng lãi suất, tuy nhiên rất khó để xác định mức độ phát triển chính sách cần thiết chính xác nhằm giảm lạm phát và không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Ngoài ra, tình trạng khó khăn về nợ tại những thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển công nghiệp sẽ xảy ra do điều kiện tài chính siết chặt hơn.
Dự trữ quốc tế sẽ chịu sức ép lớn nếu không có chính sách tiền tệ tương ứng trong nước cùng với việc tăng chi phí đi vay, từ đó gây tổn thất đối với định giá giữa những nền kinh tế có nợ ròng bằng USD.
IMF cũng chỉ ra rằng đà lao dốc của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tác động lớn đến các nền kinh tế khác trên toàn cầu.
Theo nhận định, tăng trưởng GDP của Trung Quốc dự báo đạt 3,3% trong năm nay, mặc dù đã phần nào hồi phục sau các đợt phong toả.