meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kính ngữ là gì? Các loại kính ngữ trong các văn hóa khác nhau

Thứ năm, 01/12/2022-16:12
Kính ngữ là một phần tất yếu trong các cuộc hội thoại, giao tiếp hàng này của chúng ta. Nếu biết cách sử dụng các kính ngữ chính xác, phù thuộc vào từng ngữ cảnh, nền văn hóa sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với người khác. Vậy kính ngữ là gì? Kính ngữ trong các nền văn hóa khác nhau sẽ khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kính ngữ là gì?

Kính ngữ hiểu theo nghĩa chung là những từ ngữ hay câu nói, cách xưng hô trong giao tiếp nhằm thể hiện sự kính trọng, tôn kính đối với người khác.

Những nền văn hóa khác nhau sẽ có những định nghĩa về kính ngữ có thể khác nhau một chút. Tuy nhiên có thể coi kính ngữ là phương thức thể hiện sự tôn trọng, tôn kính đối phương trong quá trình giao tiếp.


Sử dụng kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp
Sử dụng kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp

Chúng ta thường sử dụng kính ngữ trong quá trình giao tiếp với người lớn tuổi hơn, cấp trên, đối tác, khách hàng, người lạ,... Trong một số nền văn hóa, kính ngữ còn được sử dụng với bạn bè.

Ngoài vai trò thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện trong giao tiếp, kính ngữ còn được coi là một biểu hiện của người có văn hóa, lịch sự, khiêm tốn, biết trân trọng người khác.

Chúng ta cần phải xác định rõ khái niệm kính ngữ là gì trong từng nền văn hóa cụ thể. Các nền văn hóa khác nhau sẽ phân chia kính ngữ có thể chia thành nhiều loại, nhiều cấu trúc nhỏ hơn để sử dụng trong từng trường hợp giao tiếp cụ thể.


Cần phải hiểu kính ngữ là gì theo từng nền văn hóa cụ thể
Cần phải hiểu kính ngữ là gì theo từng nền văn hóa cụ thể

Kính ngữ trong tiếng Việt

Trong văn hóa giao tiếp của Việt Nam, kính ngữ là một yếu tố quan trọng do chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo. Đặc trưng của Nho giáo là đề cao sự tôn trọng lễ nghĩa, tôn ti trật tự một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên với xã hội Việt Nam ngày càng hiện nay và cởi mở hơn, sự kính trọng và tôn kính trong giao tiếp vẫn được đề cao nhưng không còn nhiều quy định phức tạp và bắt buộc nữa.

Kính ngữ là gì trong văn hóa Việt Nam? Kính ngữ được coi là hình thức của câu trong giao tiếp. Một số nguyên tắc của kính ngữ đơn giản như sau: sử dụng kính ngữ đại từ nhân xưng đối với người lớn tuổi tùy theo giới tính, độ tuổi và địa vị xã hội như cô, chú, bác, bác sĩ. Bắt đầu câu với kính ngữ như thưa, gửi, dạ,.. và nên sử dụng đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ trong câu, trợ từ cuối câu ví dụ như từ ạ. Trong tiếng Việt kính ngữ còn được thể hiện trong cách tự xưng như cháu, em, con… để thể hiện sự khiêm nhường bản thân và tôn kính đối với người đối diện.


Kính ngữ trong tiếng Việt
Kính ngữ trong tiếng Việt

Kính ngữ trong tiếng Hàn

Kính ngữ trong tiếng Hàn được nhiều người biết đến thông qua các chương trình truyền hình hay phim ảnh, âm nhạc của Hàn Quốc. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc kính ngữ là gì trong văn hóa Hàn Quốc hay chưa? Người Hàn rất quan trọng các lễ nghĩa và xem kính ngữ như một chuẩn mực trong giao tiếp. Ở Hàn Quốc, kính ngữ được sử dụng để thể hiện sư tôn trọng với người có địa vị cao hơn, người lớn tuổi hơn hoặc trong các trường hợp trang trọng…

Có thể nói kính ngữ trong tiếng Hàn khá phức tạp. Cụ thể, trong tiếng Hàn kính ngữ không chỉ biến đổi các từ ở cuối câu mà còn thay đổi cả từ loại. Hơn thế, kính ngữ tiếng Hàn còn được thể hiện ở một số tiểu từ trong câu như tiểu từ chủ ngữ hoặc tiểu từ nói chung.

Nếu như trong tiếng Việt kính ngữ được thể hiện qua từ kính ngữ, câu đầy đủ chủ – vị, đại từ nhân xưng thì kính ngữ trong tiếng Hàn lại vô cùng phức tạp. Bên cạnh việc sử dụng đại từ nhân xưng, tiếng Hàn còn yêu cầu người nói phải biết phán đoán ngữ cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp và mục đích giao tiếp để lựa chọn cách giao tiếp phù hợp nhất. Nếu vi phạm nguyên tắc về kính ngữ có thể được coi là đã phạm lỗi khá cơ bản và sẽ bị coi là người thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác.

Kính ngữ trong tiếng Hàn được phân làm 3 loại tùy theo mục đích sử dụng: kính ngữ chủ thể, kính ngữ khách thể và kính ngữ đối phương.


Kính ngữ trong tiếng Hàn
Kính ngữ trong tiếng Hàn

Kính ngữ trong tiếng Trung

Kính ngữ trong tiếng trung được hiểu là một danh hiệu dùng để chỉ ngôn ngữ người nói thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng đối với người nghe trong giao tiếp.

Đôi khi, kính ngữ còn được dùng để ám chỉ đến danh hiệu, danh dự của cá nhân hay tổ chức nào đó. Kính ngữ cũng thường được sử dụng trong việc giao tiếp trong văn hóa Trung Quốc và được biến đổi tùy vào các phép xã giao, mục đích đối thoại khác nhau.

Những từ như ngài, xin, xin mời, xin làm phiền là những từ thể hiện lòng tôn kính thường được sử dụng trong tiếng Trung. Về cơ bản, kính ngữ còn thể hiện sự duyên dáng và thanh lịch trong văn hóa giao tiếng trung. Một số kính ngữ thông dụng bạn có thể tham khảo như: các ngôn ngữ xin nhờ, kính nhờ (làm ơn, nhờ quan tâm,...) hay các ngôn ngữ chia buồn, đồng tình, khen ngợi, quan tâm và chúc phúc.

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi kính ngữ là gì trong tiếng Trung của bạn. Tuy nhiên các từ kính ngữ của tiếng Trung rất đa dạng trong các ngữ cảnh, vì vậy bạn cần nắm vững các kính ngữ cho từng hoàn cảnh cụ thể để áp dụng phù hợp.


Kính ngữ trong tiếng Trung
Kính ngữ trong tiếng Trung

Kính ngữ trong tiếng Nhật

Kính ngữ là gì trong tiếng Nhật

Người Nhật rất chú trọng trong việc sử dụng kính ngữ và thường xuyên sử dụng trong tất cả các cuộc hội thoại bình dị hàng. Có thể nói kính ngữ là một đặc trưng văn hoá của người Nhật để thể hiện sự lễ phép và tôn trọng với người đối diện. Đối với người Nhật, văn hóa truyền thống được thể hiện rõ nét trong tất cả các khía cạnh như kiến trúc, ẩm thực, trang phục… và tất nhiên bao gồm cả văn hoá giao tiếp.

Không chỉ cần phải hiểu được kính ngữ là gì trong tiếng Nhật, bạn cần phải hiểu về những nguyên tắc và lễ nghi của họ. Cụ thể, có những quy tắc, lễ nghi nghiêm ngặt trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật bạn bắt buộc tất cả mọi người phải tuân theo. Tùy theo địa vị và mức độ cụ thể của mối quan hệ xã hội trong giao tiếp có thể sử dụng các kính ngữ phù hợp. Văn hóa cúi chào trong giao tiếp là một trong những quy tắc nghiêm ngặt đó.


Kính ngữ trong tiếng Nhật
Kính ngữ trong tiếng Nhật

Phân loại kính ngữ và các cấp độ sử dụng

Kính ngữ trong tiếng Nhật được chia làm ba loại: khiêm nhường ngữ, tôn kính ngữ và cách nói lịch sự. Tùy vào những tình huống, ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp cụ thể và mục đích giao tiếp, người dùng sử dụng kính ngữ một cách phù hợp.

Mỗi loại kính ngữ trên được chia làm có ba cấp độ sử dụng:

  • Cấp độ 1: những người thân quen, người lớn hơn nói với người nhỏ hơn như các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay giám đốc với nhân viên, thầy cô với học sinh...
  • Cấp độ 2: là mức độ vừa phải cho những người đã quen biết nhưng có quan hệ bình thường, địa vị ngang bằng như nhân viên quán ăn, thu ngân, người giao thư, lái xe...
  • Cấp độ 3: là dạng trang trọng và tôn kính nhất sử dụng cho những người như người tuyển dụng khi bạn xin việc, học sinh dùng với giáo viên, hiệu trưởng, những người ta muốn thể hiện thái độ tôn kính như người già, người lớn tuổi hơn, nhân viên với khách hàng, sếp và các đối tác kinh doanh khác…

Lời kết

Kính ngữ là một trong những đặc trưng văn hóa tiêu biểu của nhiều nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ kính ngữ là gì và kính ngữ ở các quốc gia, văn hóa khác nhau như thế nào.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước