Kỹ năng nói là gì? Kỹ thuật điều khiển giọng nói trong khi giao tiếp
BÀI LIÊN QUAN
Kỹ năng nói là gì để thuyết phục người khácKỹ năng nói trước đám đông - Chìa khóa biến bạn trở thành diễn giả lôi cuốn[Bật mí] Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả & khéo léo nhấtTìm hiểu về kỹ năng nói
Nói là một hành động phát ra âm thanh, cũng có thể hiểu, nói là việc trò chuyện, truyền đạt thông tin hoặc biểu hiện cảm xúc, suy nghĩ, câu chuyện của một người thông qua ngôn ngữ nói.
Kỹ năng nói là một dạng kỹ năng mềm giúp mọi người giao tiếp một cách hiệu quả. Những kỹ năng này sẽ giúp người nói truyền tải thông tin một cách thuận lợi, thuyết phục. Hơn nữa, việc nói là công cụ giúp người nói không bị hiểu lầm bởi những người nghe. Tổng quan lại, nói là kỹ năng sản xuất ở chế độ nói. Sức mạnh của lời nói không chỉ dừng lại ở những cuộc nói chuyện với người thân hay bạn bè mà còn là cách ứng xử trong công việc để đem tới hiệu ứng cao nhất.
Các bước để sở hữu kỹ năng nói tốt nhất
Trước tiên, trước khi nói thì ai cũng phải suy nghĩ. Những người có khả năng nói tốt đều có kỹ năng phân tích và tiếp thu một cách nhanh chóng những thông tin mà họ nhận được. Sau đó, họ đánh giá, đưa ra quyết định rồi mới truyền đạt lại thông tin cho người khác. Vì vậy, cần nhớ rằng:
Hãy lắng nghe một cách tích cực
Yếu tố quan trọng để bạn có thể suy nghĩ tại chỗ và đưa ra những câu trả lời thông minh là trở thành một người lắng nghe tích cực. Có nghĩa là, bạn hãy lắng nghe người khác một cách tích cực, tập trung hoàn toàn vào câu chuyện, giọng điệu, cảm xúc, logic của đối phương.
Tổ chức nhanh chóng thông tin
Mỗi người đều có khả năng suy nghĩ nhanh nếu bạn biết khám phá nó. Bí quyết ở đây là áp dụng một số khuôn khổ hoặc mô hình để cấu trúc thông tin mới một cách mạch lạc, dễ hiểu. Bạn có thể sử dụng cách chia nhỏ các vấn đề hoặc ý tưởng thành các giai đoạn quá khứ, hiện tại, tương lai.
Tự xây dựng bài phát biểu trong tâm trí bạn
Đây là cách thức hữu hiệu để sắp xếp lại các ý tưởng và suy nghĩ của mình một cách nhanh nhất. Suy nghĩ trước khi nói là việc rất quan trọng và cần được nhấn mạnh. Bởi việc này giúp tăng thêm giá trị của lời nói, ý tưởng và cảm xúc của bạn.
Chuẩn bị và thực hành
Bạn càng nắm rõ nội dung bạn muốn nói thì khi truyền đạt bằng lời sẽ trơn tru hơn. Trước hết, hãy suy nghĩ về chủ đề bài phát biểu và nghiên cứu nó, nếu cần thiết hãy viết ra giấy tất cả những gì bạn muốn thực hiện, sắp xếp chúng một cách logic. Sau đó hãy tập dượt trước thành tiếng ít nhất là 3 - 5 lần.
Nắm được đối tượng giao tiếp
Biết được đối tượng giao tiếp, người nghe của mình là ai thì bạn càng dễ kết nối với họ trong khi nói. Nếu thể hiện được sự liên kết này thì đối tượng chắc chắn sẽ bị thu hút bởi câu chuyện của bạn.
Kỹ năng nói không những cần thiết với các công việc liên quan tới ngoại giao hay hướng ngoại, mà nó còn quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào bởi nó sẽ thể hiện được sự kết nối giữa người nói và người nghe.
Kỹ thuật điều khiển giọng nói trong khi giao tiếp
Giọng nói chính là công cụ để tăng thêm sức mạnh trong việc giao tiếp và thuyết trình. Chẳng hạn, với một câu nói nhưng sẽ biểu hiện được 5 ý nghĩa khác nhau chỉ bằng cách thay đổi giọng điệu.
Thông thường các chuyên gia giao tiếp hay những nhà diễn giả đều sử dụng các cách phát âm đa dạng và thường thay đổi nhịp điệu trong câu nói của họ. Một số cách thức được áp dụng để rèn luyện kỹ thuật điều khiển giọng nói như sau:
Phát âm rõ ràng, mạch lạc
Để có thể pháp âm một cách rõ ràng cũng cần sự rèn luyện mỗi ngày, đọc hàng chục trang sách, đọc kỹ từng chữ tới khi nhập tâm vào mỗi câu từ. Như vậy tới những lúc nói chuyện bình thường, bạn cũng có thể phát âm kỹ lưỡng từng từ một. Ngược lại, nếu phát âm một cách vội vã, méo chữ thì bạn phải tăng cường rèn luyện hơn nữa.
Hãy phân biệt và nói rõ các từ dễ gây nhầm lẫn như L-N, S-X, TR-CH… Với đặc trưng từng vùng miền, nhiều người vẫn thường mắc những lỗi cơ bản này khi giao tiếp. Bạn cần nhanh chóng sửa đổi, dễ nhất là sửa từ những cuộc nói chuyện với gia đình, bạn bè. Bởi, đây là lỗi cơ bản nhưng lại là lỗi sai nghiêm trọng nếu bạn giao tiếp tại những nơi cần sự trang trọng hay đơn giản là nói chuyện với người lạ.
Nhấn nhá giọng điệu
Với cùng câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau thì lại tạo ra những sắc thái và ý nghĩa câu nói khác nhau. Đối phương có thể không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong cuộc nói chuyện hay bài thuyết trình của bạn không có sự nhấn giá trong giọng điệu.
Theo một nghiên cứu, những từ ngữ được nhấn mạnh sẽ gây chú ý và được đối phương nhớ rõ hơn so với những từ ngữ bình thường.
Tạo ngữ điệu êm ái
Ngữ điệu tạo ra sự trầm bổng của tiếng nói phối hợp với nhau, phù hợp với tình cảm, ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu ở đây sẽ không đòi hỏi phải lả lướt như khi bạn hát, nhưng cũng cần có sự êm ái.
Một cách đơn giản để tạo ra sự êm ái trong ngữ điệu là hãy ghi âm lại lời nói của bạn rồi nghe lại để tìm ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra, thỉnh thoảng hãy thử hát một vài bài yêu thích, điều này cũng rất tốt khi bạn luyện ngữ điệu.
Loại bỏ từ đệm
Thêm từ đệm “à”, “ờ”, “ừm” trong câu dường như là lỗi phổ biến và khó sửa nhất của mọi người. Để khắc phục, hãy học theo cách của một số diễn giả như lặp lại hai hoặc ba từ đầu tiên của câu để giúp trí não bắt kịp và hoàn chỉnh ý tưởng sắp trình bày.
Âm vực và âm lượng
Âm vực thể hiện độ cao, thấp của giọng nói. Để giao tiếp một cách hiệu quả, hãy sử dụng âm vực thấp, tức là nói ở tông giọng trầm. Giọng trầm sẽ biểu thị cho sức mạnh, đồng thời biểu hiện sự chân thành và đáng tin cậy của người nói.
Rất nhiều diễn giả phải mất hàng năm trời khổ luyện để có được tông giọng trầm, thậm chí có người thường xuyên uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo được chất giọng vang, trầm ấm.
Nếu đối phương không nghe được bạn nói gì thì bạn cũng chẳng thể thuyết phục được ai. Có 2 yếu tố gây tác động tới âm lượng, giọng nói của bạn.
Thứ nhất là các thiết bị khuếch đại âm thanh trong khi bạn thuyết trình, hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và truyền được tới mọi vị trí trong phòng.
Thứ hai là kỹ thuật lấy hơi của bản thân, để có được hơi dài và âm lượng cao thì bạn cần rèn luyện cách hít thở sâu bằng bụng. Phương pháp này thường được các diễn giả và ca sĩ luyện tập hàng ngày.
Ngắt giọng
Đây là một trong những thủ thuật thường được sử dụng để thu hút sự chú ý của khán giả. Khoảng thời gian vài giây ngắt giọng sẽ tạo điều kiện để khán giả chuẩn bị và sẵn sàng cho những gì bạn sắp nói. Còn bạn cũng có khoảng thời gian để lấy lại phong thái, tự tin hơn để nói những lời tiếp theo.
Thủ thuật này phát huy hiệu quả tối đa khi bạn tạo ra được cao trào trong bài thuyết trình. Ngược lại, không được ngắt giọng khi không khí có sự trầm lắng, bởi khi đó, ngắt giọng có thể bị hiểu là kết thúc bài thuyết trình.
Tóm lại, những người sở hữu tông giọng hay sẽ tạo ra sức hấp dẫn riêng cho bản thân mình, thu hút người nghe và khiến đối phương có ấn tượng về họ. Trong giao tiếp hàng ngày hay trong công việc thì việc nói hay, nói tốt sẽ mang đến nhiều cơ hội và thành công. Việc rèn luyện giọng nói và kỹ năng nói mỗi ngày sẽ là cơ sở để bạn đạt được những kết quả mới.