[Bật mí] Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả & khéo léo nhất
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để làm gì?
Kỹ năng giao tiếp là khả năng con người trao đổi thông tin, diễn đạt thông qua lời nói, cử chỉ, hành động,... Bằng nhiều cách thức như giao tiếp trực tiếp, thông qua điện thoại, qua email,... Ví dụ, quá trình bạn nói chuyện với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp thì đó là giao tiếp. Không những thế, nó còn được biểu hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể. Ví như, khi bạn nháy mắt hay thể hiện qua hành động để truyền tải một thông điệp nào đó cho đối phương thì đó cũng là giao tiếp. Con người sẽ không có sẵn kỹ năng giao tiếp mà phải thông qua học hỏi và rèn luyện. Để có thể tự tin giao tiếp tốt, giúp mang lại kết quả mong muốn thì bạn bắt buộc phải trải qua quá trình dài luyện tập.
Không phải ai cũng hiểu rõ việc sở hữu kỹ năng giao tiếp là điều quan trọng trong cuộc sống. Họ thường nghĩ rằng, ai cũng có thể trò chuyện, giao tiếp với nhau. Nhưng ý nghĩa của việc có được một kỹ năng giao tiếp là:
Thông qua quá trình giao tiếp, con người sẽ nắm bắt được nhiều thông tin của nhau và hiểu nhau hơn. Giao tiếp để bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, mong muốn bản thân hoặc những thông tin bạn muốn đối phương biết đến. Tuy nhiên, nếu bạn nói nhưng không thể khiến người khác hiểu thì sẽ ra sao?
Như vậy, kỹ năng giao tiếp sẽ tháo gỡ nút thắt này. Một khi bạn giao tiếp tốt thì công việc được thực hiện trơn tru hơn, thành công sẽ tới sớm hơn, mở ra thêm nhiều cơ hội mới cho trong cuộc sống cũng như công việc. Kỹ năng giao tiếp cũng giúp bạn tránh khỏi những rắc rối, hiểu nhầm hay khúc mắc không đáng có. Một người giao tiếp tốt có thể dễ dàng xử lý sự cố khi bị người khác hiểu sai, hiểu nhầm ý. Giao tiếp tốt cũng giúp bạn nhanh chóng thích nghi, hòa nhập với môi trường mới, cuộc sống mới.
Thực hiện 7 mẹo sau để rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả
1. Học cách lắng nghe
Một số người sẽ không nghĩ rằng “lắng nghe” lại là cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất. Thực tế, việc lắng nghe là điều rất cần thiết trong những cuộc trò chuyện, đối thoại bởi “người nói cần có người nghe”. Trước hết, hãy học cách lắng nghe người khác nói một cách chân thành, văn minh nhất. Điều này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được lời nói, cử chỉ sao cho phù hợp với câu chuyện. Đồng thời, đối phương cũng nhận biết được rằng bạn đang lắng nghe và tôn trọng họ. Khi biết cách lắng nghe cũng giúp cho cuộc trò chuyện tăng tính hiệu quả so với việc tranh nhau nói, nói đè lên nhau hay ngắt lời đối phương.
Trong quá trình giao tiếp, bạn có thể biểu hiện sự tôn trọng dành cho đối phương bằng cách chăm chú nghe họ nói. Khi chú ý như vậy, bản thân bạn sẽ xây dựng được sự đồng cảm với câu chuyện của người đối diện. Đặc biệt, điều này giúp bạn lôi kéo được lòng tin từ họ.
Bởi vậy, lắng nghe không chỉ đơn thuần là việc nghe người khác nói, im lặng và gật đầu. Phải hiểu là, đây là một kỹ năng, hãy học cách tự suy nghĩ rằng, câu chuyện này rất quan trọng, rất thú vị và có ý nghĩa lớn đối với bản thân mình. Nếu bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào cũng sẽ gây ra hậu quả hoặc khiến bạn thấy tiếc nuối. Như vậy, bản thân bạn sẽ chủ động lắng nghe một cách cẩn thận và trân thành nhất.
2. Học cách làm quen
Một trong những vấn đề cần những người giao tiếp thực hiện để giúp cuộc trò chuyện đạt hiệu quả đó là phá bỏ sự ngại ngùng ban đầu. Ví dụ, trong một buổi họp hay buổi thuyết trình thông thường, bạn hãy bắt đầu bằng một câu hỏi nhỏ hoặc một câu đùa vui. Việc này sẽ giúp người đối diện cảm thấy được quan tâm và dần tương tác, kết nối với nhau nhiều hơn.
Trong trường hợp không khí của buổi trò chuyện vẫn đầy sự ngượng ngùng, khó có thể đạt được hiệu quả ngay từ lần đầu tiên thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ đến những kinh nghiệm thực tế mình đã trải qua và xây dựng một giải pháp hiệu quả để xử lý vấn đề của cuộc trò chuyện này. Lặp lại nhiều trường hợp như vậy, bạn sẽ dần dần biết thêm được nhiều cách làm quen hiệu quả hơn. Kỹ năng giao tiếp cũng được rèn luyện đạt đến trình độ tốt hơn.
3. Quan tâm đến cảm xúc đối phương
Một hành động văn minh trong giao tiếp là thông cảm với khó khăn và khen ngợi vấn đề tích cực của đối phương. Tuy nhiên, phải cảm thông đúng lúc và khen đúng chỗ. Để làm được điều này, bạn phải thực sự tinh ý, kiểm soát được nhận thức của mình, hiểu những việc đang xảy ra trong câu chuyện hay cuộc sống của họ. Đừng ngần ngại dành cho đối phương một ánh mắt hay một câu hỏi thăm để bày tỏ sự chia sẻ của mình đến với họ.
Tuy nhiên, bạn cũng phải xem xét kỹ hoàn cảnh giao tiếp trong từng trường hợp, để đưa ra cách ứng xử phù hợp nhất. Hãy nhớ rằng, để hiểu được cảm xúc của người khác thì phải đặt cảm xúc của bản thân đồng điệu với họ.
4. Tích cực động viên, khích lệ đối phương
Trong nhiều các trường hợp, một câu động viên, khích lệ hay một lời khen sẽ rất quan trọng. Bởi vì, bạn sẽ giúp đối phương cảm thấy mình được chào đón, mong chờ và giúp cuộc nói chuyện được đánh giá cao hơn. Khi đó, cả bạn và đối phương đều có thêm động lực để chia sẻ thêm nhiều thông tin và đem đến nhiều kết quả tốt đẹp hơn.
Song song với đó, hãy chú ý đảm bảo cho tất cả mọi người trong quá trình giao tiếp đều có sự tương tác qua lại dù bằng lời nói hay hành động. Hoặc bạn cũng có thể học cách chủ động dẫn dắt cuộc trò chuyện, đưa ra những câu hỏi mở để tạo sự hứng thú và cơ hội cho mọi người tham gia vào cuộc trò chuyện.
5. Học cách giải quyết xung đột
Một trong những kỹ năng giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn đó là biết cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn và có khả năng khắc phục vấn đề. Vì vậy, hãy rèn luyện để trở thành một người thương thuyết và là trung gian hòa giải mỗi khi có xung đột xảy ra trong quá trình giao tiếp.
Tuy nhiên, đừng phản ứng quá nhanh vì dễ gây ra phản ứng ngược. Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn lắng nghe để nắm bắt được vấn đề, nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, nguyện vọng của đối phương trong bất kỳ cuộc tranh luật nào. Sau đó, bạn nên động viên và tạo điều kiện để mọi người đưa ra quan điểm của mình một cách rõ ràng. Như vậy mới có thể tìm ra được phương án giải quyết hiệu quả nhất. Phải chú rằng, đừng nên phán xét hay thiên vị bất kỳ ai, bạn cần tìm cách đơn giản hóa vấn đề và giải quyết mâu thuẫn thật công bằng.
6. Duy trì sự lạc quan và thái độ tích cực
Hãy thể hiện sự lạc quan và thái độ tích cực trong suốt cuộc trò chuyện để giúp bản thân cũng như đối tác cảm thấy thoải mái hơn. Kể cả trong trường hợp, quá trình có diễn biến không đúng như kế hoạch thì bạn vẫn nên vui vẻ và lạc quan vì sẽ tích lũy thêm những kinh nghiệm quý giá cho sau này.
Hãy biết rằng, việc bạn luôn mỉm cười, vui vẻ với cuộc sống thì mọi vấn đề sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Cảm xúc tích cực của bạn cũng sẽ truyền tới những người đối diện và giúp mỗi quá trình giao tiếp được thực hiện thuận lợi và thành công hơn.
7. Đọc thêm nhiều sách
Nói là một chuyện đơn giản, nhưng để nói hay thì cần có bí quyết. Một trong những bí quyết kinh điển nhưng rất đơn giản để rèn luyện kỹ năng giao tiếp chính là đọc sách. Bởi, việc này giúp bạn có thêm nhiều vốn từ để diễn đạt được nhiều sắc thái khác nhau. Những cuốn sách hiệu quả bạn có thể tìm đọc là sách văn học và những sách dạy kỹ năng. Hiện tại, có rất nhiều đầu sách hay và bổ ích, đa dạng nội dung sẽ giúp bạn không bị nhàm chán khi đọc. Việc này không chỉ góp phần làm phong phú vốn từ, học thêm nhiều kiến thức mà còn làm đẹp tâm hồn người đọc sách.
Kỹ năng giao tiếp chính là một nghệ thuật bởi biết cách giao tiếp sẽ giúp bạn truyền đạt được thông tin đến người khác một cách cô đọng, súc tích và người nghe có thể hiểu và nắm bắt nội dung nhanh chóng. Trong cuộc sống, có rất nhiều người tài giỏi, kiến thức chuyên môn rất tốt nhưng lại gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp. Vì vậy, dù là ai thì hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp cơ bản vì chúng thực sự cần thiết cho mọi hoạt động trong đời sống. Bởi lẽ, giao tiếp là hoạt động thường xuyên, hàng ngày của con người và nó sẽ đem lại những mối quan hệ hay sự thành công.
Với những vấn đề được chia sẻ trong bài viết này, bạn hãy nắm rõ và rèn luyện chúng để có thể áp dụng trong thực tế. Nếu nỗ lực học hỏi và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp mỗi ngày thì thành quả sẽ đến với bạn một cách nhanh chóng. Điều dễ thấy nhất chính là sự tác động tích cực lên kết quả học tập hay thành tích trong công việc và bạn sẽ có thêm những trải nghiệm phong phú hơn trong cuộc sống.