meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn (APT): Nợ nần chồng chất, lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ nhưng ban lãnh đạo vẫn tin tưởng vào tương lai

Thứ tư, 03/08/2022-09:08
Liên quan đến khoản nợ “khủng” được vay bằng vàng, APT thông tin rằng, cuối năm vừa qua công ty đã đánh giá lại khoản nợ 5.833 lượng vàng SJC tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (trước đây là Ngân hàng TMCP Phương Nam) dựa theo giá niêm yết của ngân hàng cho vay.

Thực tế, APT là một công ty thuỷ sản có hoàn cảnh khá… đặc biệt. Năm 2007, công ty này tiến hành cổ phần hóa với khoản nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng, gần như lúc nào công ty cũng luôn đối mặt với án phá sản.

Thời điểm hiện tại, công ty có 2 cổ đông chính là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra - đang sở hữu 30%) và CTCP Đầu tư SFC (đang sở hữu 41,1%).

Trả lời về khoản nợ 5.833 lượng vàng SJC 

Mới đây, CTCP Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn (APT) đã công bố thông tin về việc nhận được thông báo thụ lý vụ án số 37/2022/TB-TL VA đã ký ngày 19/5/2022 từ Toà án Nhân dân quận Bình Tân, TP.HCM theo đơn kiện của Sacombank yêu cầu thanh toán nợ.

Liên quan đến khoản nợ khủng này, APT cho biết cuối năm vừa qua, công ty đã đánh giá lại khoản nợ 5.833 lượng vàng SJC tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (trước đây là Ngân hàng TMCP Phương Nam) theo giá niêm yết của ngân hàng cho vay. Bên cạnh đó, Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn cũng đã thực hiện việc trích lập chi phí lãi vay trong năm 2021 đối với toàn bộ khoản vay bằng vàng và tiền tại Ngân hàng, tổng số tiền lên tới 49,673 tỷ đồng. Số lãi này được trích theo lãi suất ký kết trên các hợp đồng vay và chưa tính đến lãi quá hạn.

Không chỉ chịu áp lực từ khoản vay lên tới hàng chục tỷ đồng - tương đương với số lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh, từ năm 2018 APT còn liên tục ghi nhận chi phí lỗ tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ vay bằng vàng phải trả theo tỷ giá vàng hằng năm, chi phí tài chính theo đó mà cũng tăng lên rất nhiều lần.  


Không chỉ chịu áp lực từ khoản vay lên tới hàng chục tỷ đồng, từ năm 2018 APT còn liên tục ghi nhận chi phí lỗ tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ vay bằng vàng phải trả theo tỷ giá vàng hằng năm
Không chỉ chịu áp lực từ khoản vay lên tới hàng chục tỷ đồng, từ năm 2018 APT còn liên tục ghi nhận chi phí lỗ tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ vay bằng vàng phải trả theo tỷ giá vàng hằng năm

Cụ thể, khoản lỗ chênh lệch liên quan đến nợ vay bằng vàng của APT năm 2018 là 37 tỷ đồng. Đến năm 2020, khoản lỗ chênh lệch đã tăng lên 75 tỷ đồng. Đến cuối năm 2021, sau khi đánh giá lại số chi phí lỗ tỷ giá tiếp tục tăng lên con số 81 tỷ đồng. 

2 năm gần đây, trên thị trường liên tục xuất hiện những bất ổn về kinh tế xã hội, giá vàng theo đó cũng liên tục tăng mạnh và đạt đỉnh nhiều lần. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây khó khăn cho những doanh nghiệp có nợ vay bằng vàng như Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn. 

Phía APT cho biết, doanh nghiệp vẫn lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục là do Ban Tổng giám đốc vẫn tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ của chủ sở hữu, sự chấp thuận của ngân hàng trong việc tái cơ cấu vay cũng như kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu của Công ty trong thời gian tới sẽ giúp cải thiện tình hình tài chính. 

Theo báo cáo tài chính của APT, tính đến cuối năm 2021, số dư nợ gốc của khoản vay vàng của công ty là 361,6 tỷ đồng; trong khi đó lãi vay phải trả là 473,7 tỷ đồng. Thời điểm Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn thực hiện khoản vay, giá vàng SJC chỉ ở mức khoảng 17,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, đến thời điểm ngày 31/12/2021, giá vàng SJC đã đạt mốc 62 triệu đồng/lượng. Thời điểm hiện tại, giá vàng SJC đang ở mức khoảng 68 triệu đồng/lượng.

Bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục vì lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ 

Báo cáo tài chính năm 2021 của APT cho thấy, kiểm toán cũng tiếp tục có ý kiến ngoại trừ liên quan đến các vấn đề về hoạt động liên tục. Những năm trước đó, kiểm toán đã liên tục ngoại trừ vấn đề này. 

Tại thời điểm 31/12/2021, Công ty APT đang lỗ luỹ kế 1.077 tỷ đồng, làm âm nguồn vốn chủ sở hữu gần 988 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số lỗ luỹ kế lớn gấp 12,25 lần vốn điều lệ Công ty (vốn điều lệ là 88 tỷ đồng). Ngoài ra, các khoản nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn là 1.059 tỷ đồng; tổng số nợ phải trả là 1.150,5 tỷ đồng, con số này lớn gấp 13 lần vốn điều lệ...


Kiểm toán cũng nhấn mạnh về việc APT đã tiến hành đánh giá lại khoản nợ vay bằng vàng tại Ngân hàng Sacombank và thực hiện trích lập chi phí lãi vay trong năm 2021 cho toàn bộ khoản vay
Kiểm toán cũng nhấn mạnh về việc APT đã tiến hành đánh giá lại khoản nợ vay bằng vàng tại Ngân hàng Sacombank và thực hiện trích lập chi phí lãi vay trong năm 2021 cho toàn bộ khoản vay

Từ những luận điểm trên, kiểm toán nhấn mạnh rằng đây là sự tồn tại của những yếu tố không chắc chắn trọng yếu, dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn.  

Bên cạnh đó, kiểm toán cũng nhấn mạnh về việc APT đã tiến hành đánh giá lại khoản nợ vay bằng vàng tại Ngân hàng Sacombank và thực hiện trích lập chi phí lãi vay trong năm 2021 cho toàn bộ khoản vay này theo lãi suất ký kết trên các hợp đồng vay và chưa tính đến lãi quá hạn.

Những nỗ lực của ban lãnh đạo

Bên cạnh việc lập báo cáo tài chính một cách thường xuyên, ban lãnh đạo APT trong hơn 10 năm qua đang nỗ lực từng bước để có thể vực dậy công ty. Điều đáng nói, công ty chưa thể vay nợ mới vì chưa thể trả hết nợ cũ. Vì thế, APT không còn cách nào khác là “tự thân vận động” để có thể khôi phục lại thị trường. 

Trong chia sẻ mới nhất với báo giới, ban lãnh đạo APT cho biết, Công ty vẫn đang xuất khẩu gần 20 mã hàng làm từ tôm, cá nước ngọt như cá trê, cá lóc (cả khô và đông lạnh), cá diêu hồng, chả cá thác lác, khổ qua dồn chả cá, bánh bột lọc…

Trong lần trò chuyện năm qua, ông Trương Tiến Dũng, Tổng Giám đốc APT lạc quan chia sẻ rằng: “Hiện giờ, công ty còn 30% vốn Nhà nước, một cổ đông lớn bên ngoài sở hữu 40% vốn. Chúng tôi rất mừng vì đã đưa được công ty từ bờ vực phá sản lên sàn UPCOM, có nhà đầu tư mua. Vậy nghĩa là công ty đã sống được”.

Đồng thời, ông Dũng cũng nhấn mạnh rằng, APT đã nghiên cứu phát triển sản phẩm từ nguyên liệu nuôi trồng nước ngọt trong vòng 6-7 năm nay, mục đích là bù đắp cho nguồn nguyên liệu hải sản đánh bắt ngày càng khan hiếm, giá cũng ngày một tăng. 


Kết thúc năm vừa qua, Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn tiếp tục lỗ 139 tỷ đồng, con số này tương ứng mức lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng
Kết thúc năm vừa qua, Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn tiếp tục lỗ 139 tỷ đồng, con số này tương ứng mức lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng

Chưa kể, trong 2 năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, ban lãnh đạo của APT cũng đã ngồi lại, tính toán về việc tái cấu trúc cũng như sắp xếp lại bộ máy, hệ thống vận hành cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Đáng chú ý, một trong những điểm khác biệt của Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn là đã xây dựng được thương hiệu, đồng thời xuất khẩu được một số mặt hàng mang thương hiệu riêng. Điển hình như thương hiệu nước mắm truyền thống mang thương hiệu APT đã có mặt trên thị trường 40 năm nay. Đồng thời, sản phẩm này cũng đã xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều năm, được cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc vô cùng ưa chuộng. 

Tuy nhiên, so với những khó khăn của APT thì loạt nỗ lực trên vẫn là chưa đủ. Dù doanh thu của công ty đã được cải thiện qua từng năm nhưng lợi nhuận vẫn ở mức âm do áp lực chi phí đè nặng. Chưa kể, công ty thua lỗ liên tục do chi phí nợ vay ngày càng tăng. 

Kết thúc năm vừa qua, Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn tiếp tục lỗ 139 tỷ đồng, con số này tương ứng mức lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng – gấp hơn 12 lần vốn chủ hiện tại.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

19 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

19 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

19 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

19 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước